Kim vô xích kim, nhân vô thập toàn



Thanh Phong

[ChanhKien.org]

“Kim vô xích kim, nhân vô thập toàn” là câu thành ngữ trong tiếng Trung, xuất phát từ bài thơ “Kỳ hứng” của Đới Phục Hy đời nhà Tống, ý nghĩa chính là trên thế giới này không có người thập toàn thập mỹ, vàng cũng không có vàng ròng, con người có ưu điểm cũng có khuyết điểm.

Sư phụ giảng: “Khái niệm của mỗi từ, nội hàm của nó, đều là kinh qua lịch sử hằng nghìn vạn năm thực tế diễn hoá cho đến nay, trong quá trình lịch sử đã dung dưỡng nội hàm trong ngôn ngữ.” (Giảng Pháp tại các nơi VII – Giảng Pháp tại Pháp hội Quốc tế miền Tây Mỹ Quốc).

Hôm nay, tôi bỗng nhiên nghĩ tới câu thành ngữ này, đột nhiên ngộ ra rằng trong lịch sử dài đằng đẵng, chúng ta đã dùng vô số cách thức biểu đạt nhiều không tính đếm hết để từ các góc độ và tầng thứ khác nhau mà “diễn xuất” ra khái niệm và nội hàm của từ này, nhưng nó không chỉ dùng “vàng ròng” để ẩn dụ rằng không có người thập toàn thập mỹ một cách đơn giản như vậy, kỳ thực nó nói đến trạng thái chân thực của sinh mệnh trong vũ trụ cũ.

Chúng ta từ cảnh giới thuần khiết không gì sánh được tầng tầng rơi rớt xuống, khi hạ xuống đến tầng con người này, sinh mệnh của chúng ta sớm đã bất thuần rồi. Không chỉ có con người, bất kể vật chất nào ở tầng này cũng đều như vậy, so với trạng thái của con người là đối ứng và đồng bộ, ví như nói về vàng, bất kể tinh luyện như thế nào, đều không thể đạt được thuần khiết 100%, thật ra không chỉ có vàng, những nguyên tố hóa học khác cũng đều như vậy. Một người thường bất kể tốt như thế nào, thân thể cũng không thể thuần tịnh. Từ góc độ của người thường mà nhìn là như thế, mà từ góc độ tu luyện mà nhìn cũng như vậy, tu luyện là quá trình không ngừng tống khứ tâm chấp trước của con người, lý giải cá nhân của tôi chính là quá trình không ngừng làm thân thể xác thịt và thân thể ở tất cả các không gian khác trở nên thuần tịnh. Nhưng bởi vì vũ trụ đã lệch rời khỏi Pháp, cho nên những người tu luyện trong quá khứ cho dù tu thành cũng không thể đạt được trạng thái hoàn toàn thuần tịnh, bởi vì bản thân thế giới nguyên lai của họ cũng bất thuần rồi, quá trình và kết quả cuối cùng của họ mà dùng “kim vô túc kim, nhân vô thập toàn” để biểu đạt là thích hợp nhất.

Ví như ném tấm vải trắng vào thùng thuốc nhuộm, tấm vải được ngâm hoàn toàn trong đó, không đổi màu là điều không thể, con người cũng như vậy. Chúng ta cũng bị ngâm trong thùng thuốc nhuộm lớn xã hội người thường, thùng thuốc nhuộm này không chỉ là một ví dụ, nhìn từ không gian khác chính là cảnh tượng chân thực. Chúng ta trong quá trình tu luyện thường cảm thấy bất kể bản thân tinh tấn thế nào, dường như có rất nhiều tâm chấp trước chưa được tống khứ, dễ dàng nảy sinh tâm nóng nảy, thậm chí là những hành vi cực đoan, kỳ thực rất không đáng, bởi vì con người đang tu, nên sẽ có các chủng chấp trước của tự thân và nghiệp lực to nhỏ khác nhau, chỉ cần chưa tu thành sẽ có những thứ không tốt phản ánh vào tư tưởng và hành vi của chúng ta, đây là điều bình thường và tất nhiên, dụng tâm tu luyện chính là như vậy. “Kim vô xích kim, nhân vô thật toàn”, thật may mắn rằng điều chúng ta tu luyện là Đại Pháp của vũ trụ, Sư phụ có thể kịp thời cách khai những bộ phận chúng ta đã tu tốt, tránh lại bị ô nhiễm lần nữa.

Đương nhiên, chúng ta cần không ngừng tinh tấn, sinh mệnh cũng sẽ không ngừng trở nên thuần tịnh, nhưng chỉ dựa vào lực lượng của bản thân sẽ không đạt được hoàn toàn thuần tịnh, kỳ thực từ lúc bắt đầu cho đến cuối cùng, Sư phụ vẫn luôn gia trì cho chúng ta, để chúng ta cuối cùng trở thành “vàng ròng”, trở nên “thập toàn”, bởi vì điều chúng ta tu là Đại Pháp căn bản của vũ trụ, tu luyện của chúng ta là chính Pháp không giống bất kỳ hình thức và pháp môn tu luyện nào trong quá khứ.

Dịch theo:

http://www.zhengjian.org/node/262932



Ngày đăng: 09-11-2020

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.