Mục đích phía sau việc Trịnh Hoà thám hiểm Tây Dương



Tác giả : Thanh Phong

Trịnh Hoà thám hiểm Tây Dương là một loạt những chuyến đi xa trên biển vào thời Vĩnh Lạc, Tuyên Đức nhà Minh, lần đi đầu tiên là vào năm Vĩnh Lạc thứ 3 (năm 1405), lần đi cuối cùng là vào năm Tuyên Đức thứ 8 (năm 1433), tổng cộng bảy lần.

Trong bảy chuyến đi, Tam Bảo Thái giám Trịnh Hoà dẫn đầu đội tàu xuất phát từ Nam Kinh; tập kết ở cảng Lưu Gia, Thái Thương, Giang Tô; lưu trú tại cảng Thái Bình, Trường Lạc, Phúc Châu, Phúc Kiến để đợi đón gió ra khơi; sau đó đi xa tới tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, ghé thăm hơn 30 quốc gia và địa khu. Trịnh Hoà thám hiểm Tây Dương là chuyến hàng hải có quy mô lớn nhất, đội tàu và thuỷ thủ nhiều nhất, thời gian trên biển lâu nhất vào thời Trung Quốc cổ đại.

Chúng ta biết rằng lịch sử chính là một vở kịch lớn, 5000 năm văn minh chính là an bài vì Chính Pháp tối hậu, Trịnh Hoà thám hiểm Tây Dương là một sự kiện trọng đại trong lịch sử Trung Quốc, ở phía sau có nhân tố của Thần, không phải là hoàng đế thời đó tâm huyết dâng trào, phái Trịnh Hoà mang đội tàu rời bến đi trao đổi thương mại và thể hiện uy phong đất nước một cách giản đơn như vậy. Mục đích chân chính là khiến cho dân chúng tại các địa khu và quốc gia này kết duyên với văn hoá Thần truyền chính thống của Trung Hoa, khiến duyên phận này như hạt giống gieo xuống và truyền từ đời này qua đời khác, đến lúc Đại Pháp hồng truyền thực sự thì có thể khơi dậy chính niệm của dân chúng các địa phương đó với Đại Pháp.

Không khí tu luyện trong xã hội triều Minh rất mạnh mẽ, văn hoá Thần truyền trải qua thời gian dài phát triển và dung hợp cũng đã rất thành thục và tạo thành hệ thống, mức độ phồn vinh, sự tham dự của các thành viên xã hội trên diện rộng, mức độ tiếp thụ của tinh thần con người đối với nó (văn hóa Thần truyền) đều đã đạt đến đỉnh cao, đồng thời lúc đó nghề đóng tàu khá phát triển, từ phía chính quyền lẫn dân chúng đều có mong muốn mạnh mẽ về việc giao lưu với bên ngoài – hoàn cảnh đó có thể nói là đầy đủ thiên thời, địa lợi, nhân hoà, thời cơ chín muồi cho việc đem văn hoá Thần truyền chính thống của Trung Hoa đi giao lưu và truyền bá tới các quốc gia và địa khu khác. Thương mại chỉ là một loại phương cách để hiện thực hoá việc đó, các loại hàng hoá thương phẩm của thời Minh hết sức phong phú, đằng sau chúng đều có chứa tín tức của văn hoá Thần truyền, đặc biệt là sự truyền bá tư tưởng Nho gia và lễ nghi Trung Hoa, lịch pháp và hệ thống đo lường, kỹ thuật nông nghiệp, kỹ thuật chế tạo, kỹ thuật điêu khắc kiến trúc, y thuật, kỹ thuật đóng tàu đi biển v.v… Chúng cũng chính là biểu hiện và vật truyền tải của văn hoá Thần truyền.

Đương thời, đội tàu của Trịnh Hoà đã đến Java, Sumatra, Sulawesi (Indonesia), Pahang (Malaysia), Chân Lạp (Campuchia), Kozhikode (Ấn Độ), Xiêm La (Thái Lan), Bengal, Aden (Yemen), Ả Rập, Dhofar (Oman), Hormuz, Mogadishu (Somalia). Xa nhất đã đến là Đông Phi, Biển Đỏ. Những nơi đó tương đối lạc hậu, và nhất là không có chính tín đối với Thần chính thống, các vị Thần mà họ tôn thờ đều có tầng thứ rất thấp, thậm chí có cả những thứ tà đạo, văn hóa Thần truyền chính thống của Trung Hoa đã quy chính những thứ này, nó đã chuẩn bị tốt để cho hôm nay Đại Pháp truyền bá ở những nơi này.

Dịch theo: http://zhengjian.org/node/260931



Ngày đăng: 26-10-2020

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.