Học viên Việt Nam luyện học thuộc “Chuyển Pháp Luân” bằng tiếng Trung
[ChanhKien.org]
Con xin chào Sư phụ từ bi vĩ đại!
Xin chào các đồng tu,
Tôi là học viên Việt Nam, đắc Pháp đã được gần 10 năm rồi.
1. Đột phá trạng thái tu luyện nhờ học thuộc Pháp
Lúc tôi học “Pháp Luân Đại Pháp Nghĩa giải”,
Sư phụ có giảng:
“trong quá khứ rất nhiều kinh sách trong đó bàn luận rất không minh xác, đều nói một cách rất lờ mờ, [thế mà] người ta còn học thuộc lòng.”
“Những người độ tuổi sung sức và có năng lực chúng ta, trừ những người cao tuổi và trí nhớ không còn tốt, thì đều cần phải thử học thuộc cuốn sách này, có lẽ điều tôi đề ra là rất cao, yêu cầu quá cao.”
Tôi liền nghĩ: nếu tôi có thể học thuộc Pháp thì vô cùng tốt, nhưng tôi không tự tin, đến việc học thuộc Pháp tiếng Việt tôi cũng không tự tin, mặc dù còn trẻ nhưng tôi không phải như Sư phụ giảng “độ tuổi sung sức và có năng lực”, có thể thông đọc cũng đã tốt rồi.
Sau đó, tôi thấy một vị đồng tu Việt Nam cũng học trường tôi, đắc Pháp trễ hơn tôi một năm, nhưng anh ấy đã bắt đầu học thuộc Pháp trước tôi, học “Luận ngữ” trước. Tôi cảm thấy rất kinh ngạc. Lúc đó, tôi mới ý thức được việc học thuộc học Pháp không phải là quá khó. Sau này, tôi bắt đầu học thuộc “Luận ngữ” tiếng Việt, sau đó dừng lại, bởi vì tôi cảm thấy học “Luận ngữ” đã không dễ, học thuộc cả cuốn sách thì thực sự làm không nổi.
Sau đó, tôi xem trên trang web Minh Huệ có đồng tu chia sẻ, nếu không thể học thuộc từng đoạn, vậy thì học thuộc từng câu, mỗi một câu đều học thuộc rồi, lần sau có thể học tiếp từng đoạn, bởi vì câu mà học thuộc được rồi đó, thì đã ghi nhớ trong não rồi, chỉ là không thể lập tức nhớ ra thôi, nhưng lần thứ hai học thuộc từng đoạn một thì có thể nhớ lại câu đó. Tuy nhận thức được việc này, nhưng tôi cứ trì trệ mãi chưa bắt đầu học thuộc Pháp. Tôi lại chia sẻ kinh nghiệm học thuộc Pháp này với một đồng tu khác, cô ấy lập tức tiến hành học thuộc, cứ như vậy, không lâu sau cô ấy đã học thuộc một lượt “Chuyển Pháp Luân”.
Sau đó tôi gặp một quan, cứ mãi không vượt được, tôi có giao lưu với cô ấy. Cô ấy nói rằng: “bạn chia sẻ với mình kinh nghiệm hay như thế nhưng bạn lại không chịu làm nó, mau học thuộc Pháp nhé, mình cảm thấy rất tốt”. Về sau tôi còn nghe cô ấy nói đã học thuộc bốn lượt “Chuyển Pháp Luân” rồi, đến bây giờ thì cô ấy học được bao nhiêu lượt tôi cũng không rõ nữa.
Được cô ấy động viên, sau đó tôi bắt đầu học thuộc Pháp, đi đường cũng có thể học thuộc Pháp, đi tàu điện ngầm cũng có thể học thuộc Pháp, rất thuận tiện, bởi vì học thuộc từng câu từng câu, nên tương đối dễ. Cứ như thế, tôi cảm thấy rất tốt, lý giải đối với Pháp cũng có tiến bộ, minh bạch hơn những Pháp lý mà trước đây đọc quá nhanh mà đã không hiểu Pháp lý. Tôi tranh thủ thời gian để học thuộc Pháp. Không lâu sau, tôi đã học thuộc được Bài giảng thứ tư. Trong quá trình này, tôi đã tìm được rất nhiều lỗi sai của mình, quan mãi chưa qua đó cũng có thể vượt qua được.
Sau đó, tôi cũng quên mất nguyên nhân vì sao, hình như tôi cảm thấy học thuộc Pháp tiếng Việt chưa đủ tốt, học thuộc Pháp tiếng Trung thì tôi lại không đủ tự tin, thêm rất nhiều can nhiễu khiến tôi không thể kiên trì học thuộc Pháp. Cho đến năm 2014, tôi cảm thấy quan sắc dục rất khó mà vượt qua được, bất kể là tôi nỗ lực bài trừ như thế nào đi nữa, những niệm đầu đó cứ xuất hiện, tôi cũng đã tham khảo những chia sẻ của các đồng tu trên Chánh Kiến.
Đọc Kinh sách “Pháp Luân Đại Pháp nghĩa giải” trong đó viết:”Do đó niệm đọc sách của tôi là có thể tiêu bỏ chúng, khi đọc niệm sách của tôi thì những gì xuất ra đều là công, xuất ra đều là Pháp, nên có thể khởi tác dụng tiêu nghiệp” (Kiến nghị tại Hội nghị Phụ đạo viên Pháp Luân Đại Pháp Bắc Kinh [1994]). Trong tâm tôi sáng tỏ thông suốt, bỗng nhiên ngộ được cách tống khứ tâm sắc dục và vật chất xấu của tất cả các tâm chấp trước, đó là niệm Pháp. Niệm Pháp! Khi học tập giảng Pháp của Sư tôn, lại có tâm sắc dục phản ánh ra, tôi bèn học thuộc đoạn giảng Pháp trong Bài giảng thứ sáu – “Chuyển Pháp Luân”:
‘Dục’ và ‘sắc’ những thứ ấy đều thuộc về tâm chấp trước của con người; những thứ ấy đều nên tống khứ.”
Liên tục niệm 81 lần, nếu tư tưởng còn có tạp niệm chấp trước sắc dục, lại niệm 81 lần nữa, mãi cho đến khi tâm tĩnh như nước.
Tôi cảm thấy được đây là hi vọng, liền học thuộc và nhẩm 81 lần, không ngờ hiệu quả lại rất tốt, cứ như thế câu này tôi đã hoàn toàn học thuộc. Sau đó tôi lại nghĩ, có thể học thêm câu nữa, vậy học tiếp câu khác thôi, như vậy tôi lại học thuộc được hai câu rồi. Thế lại tiếp tục học câu nữa, ba câu tôi đã học thuộc, dần dần một đoạn Pháp tiếng Trung tôi cũng đã học thuộc. Từ một đoạn Pháp, tôi cũng dùng cách đó, lại học thêm một đoạn nữa, dần dần, cứ thêm từng đoạn từng đoạn, thế là tôi đã học thuộc phần Pháp “Luyện công chiêu ma” trong Bài giảng thứ sáu – “Chuyển Pháp Luân”.
Điều này đối với tôi là một bước ngoặt quan trọng, một cột mốc quan trọng trên con đường tu luyện. Tôi không chỉ đã đột phá được quan sắc dục mà còn chứng minh được rằng học Pháp tiếng Trung không phải là việc không thể làm được. Sau khi học thuộc được một số đoạn Pháp, tôi cảm thấy được rằng đi đâu cũng có Pháp bên mình, cảm thấy rất tự tin. Bởi vì chúng ta có đọc qua Kinh văn đều biết rằng mỗi một chữ trong “Chuyển Pháp Luân” đều là vô số Phật, Đạo, Thần, cao nhất chính là Pháp Thân của Sư phụ, cho nên uy lực vô biên, không gì là không thể. Đã học thuộc không ít trang sách, thuộc khá nhiều chữ như vậy, cảm nhận được năng lượng từ Pháp triển hiện rất lớn, nếu như dùng tâm mà học thuộc, thì bất cứ lúc nào mình có tư tưởng sai trái thì Phật Đạo Thần trong Pháp có thể giúp mình điều chỉnh tư tưởng xấu đó.
Tôi cảm thấy sinh mệnh của mình đã hòa tan trong Đại Pháp, cảm thấy năng lượng tự thân gia tăng rất nhiều, tự tin hơn nhiều.
Lúc trước tôi rất muốn học thuộc Pháp tiếng Trung, nhưng tôi không tự tin, bởi vì tôi chỉ học một chút tiếng Trung ở trường Đại học, một khóa học chỉ là nhập môn tiếng Trung, không thể tính là giỏi tiếng Trung được. Rất nhiều người nói rằng tôi có thể đọc được “Chuyển Pháp Luân” tiếng Trung điều ấy đã rất giỏi rồi, học thuộc Pháp là điều không thể. Nhưng có sự đột phá lần này, tôi phát hiện ra không phải như vậy, hơn nữa sau khi học thuộc Pháp, tiếng Trung của tôi tiến bộ rất nhiều. Đối với ngữ pháp, từ vựng và khẩu ngữ tiếng Trung cũng tiến bộ rất nhiều, bởi vì ngoài việc học thuộc Pháp, từ vựng, ngữ pháp theo đó cũng quán vào đầu não của tôi, đồng thời Pháp cũng gia trì cho tôi, khai mở trí huệ cho tôi, học được nhanh hơn. Cứ như thế, tiếng Trung của tôi đã ổn hơn trước, khẩu ngữ cũng tự nhiên hơn. Vào năm 2014, có một lần khi tôi đi taxi, tài xế hỏi tôi có phải là người HongKong hay không. Năm nay có một người lại hỏi tôi “cậu đến từ Đại Lục phải không”, cho nên không phải là học giỏi tiếng Trung mới có thể học thuộc Pháp, chỉ cần có một nền tảng nhất định là được rồi, sau quá trình học thuộc Pháp, trình độ tiếng Trung nhất định sẽ đề cao rất nhiều.
Sau đó, tôi một mình học thuộc Pháp tiếng Trung và học được rất chậm, học thuộc xong Bài giảng thứ hai cảm thấy rất khó kiên trì, vô tình đã mang tâm hữu cầu khi học thuộc Pháp, và cũng gặp rất nhiều phiền phức sau đó, và sau đó tôi trở lại đọc thông Pháp như trước, tiếp đó chỉ là học thuộc từng đoạn từng đoạn, dần dần thì không duy trì thường hằng việc học thuộc Pháp được nữa.
Có lần tôi lên hệ thống RTC tìm vài nhóm học Pháp chung, nhìn thấy nhóm học thuộc Pháp, còn có một đồng tu Việt Nam trong nhóm đó, tôi cảm thấy rất kì lạ. Tôi cứ nghĩ rằng, những nhóm học thuộc Pháp đều đã học thuộc hết “Chuyển Pháp Luân” rồi, học Pháp đều không cần dùng sách nữa, vị đồng tu Việt Nam này không lẽ lợi hại đến thế. Tôi liền vào nhóm học Pháp xem xem học thuộc Pháp thế nào, tôi phát hiện hóa ra không phải thế, các đồng tu cũng là học thuộc từng đoạn, thế là tôi cũng tham gia nhóm học thuộc Pháp của họ, cảm thấy hiệu quả hơn nhiều so với việc học thuộc Pháp một mình, có tác dụng xúc tiến thúc đẩy lẫn nhau, tôi kiên trì thường hằng tham gia, đến bây giờ tôi đã học thuộc đến Bài giảng thứ chín rồi.
Sau nửa năm kiên trì học thuộc Pháp cùng các đồng tu, tôi có được một đột phá. Ở thành phố, tôi cũng thuê nhà để đi làm, bạn cùng phòng cũng là đồng tu, nhưng chúng tôi phần ai nấy tu, không cùng luyện công, bởi vì tôi không thể dậy sớm luyện công, mỗi tối đều có cài đặt chuông để có thể thức dậy sớm, nhưng dậy sớm lại không được tỉnh táo, nghiệp tư tưởng can nhiễu và phản ánh lên tư tưởng của tôi rằng, học Pháp mới quan trọng, luyện ít một chút không vấn đề gì, ngủ thêm một chút rồi dậy luyện, cứ thế ngủ đến 7h sáng, thậm chí còn trễ hơn. Sau khi học thuộc Pháp một thời gian, nghe tiếng chuông báo thức buổi sáng sớm, tôi không còn muốn ngủ lại nữa, có thể thức dậy luyện công, nhưng mà tôi vẫn là cứ luyện công một mình, tôi luyện ở trong phòng, các đồng tu luyện ở phòng khách.
Có lúc tôi thấy, cùng học một bộ Công Pháp nhưng họ dùng nhạc của họ, tôi dùng nhạc của tôi, có lúc tôi cảm thấy như thế có phải thật buồn cười hay sao? Đến một ngày vào tháng 7, tôi kiến nghị rằng, chúng ta cùng dậy sớm luyện công buổi sáng ở dưới lầu nhé, cho dù ba đồng tu thôi nhưng chúng ta vẫn cứ luyện. Cứ như thế chúng tôi đã duy trì được mấy tháng rồi, hầu như mỗi ngày đều dậy sớm luyện công. Sau đó còn có các đồng tu khác trong khu vực cùng tham gia luyện công, cứ thế chúng tôi đã hình thành được một điểm luyện công.
Ngoài việc cùng các đồng tu trên RTC học thuộc Pháp, tôi cũng tham gia học thuộc Pháp tại khu vực tôi ở, cảm thấy gặp mặt học Pháp thật quá tốt, tôi cảm thấy tốt hơn nhiều so với việc học ở trên hệ thống qua mạng. Lúc bắt đầu, chúng tôi học thuộc “Hồng Ngâm IV”, sau này người phụ trách đề xuất chuyển qua học thuộc “Chuyển Pháp Luân”. Tôi cảm thấy môi trường học thuộc Pháp ở đây vô cùng tốt, rất thuần tịnh, sau khi học thuộc Pháp xong thì giống như được tẩy tịnh, cảm thấy tư tưởng vô cùng thuần chính, tinh thần rất tốt, những đồng tu cùng tham gia đều cảm thấy hiệu quả thu được vô cùng tốt.
2. Tu bỏ tâm tự tư
Trong đời sống người thường, tôi cũng là người có chí phấn đấu, tự cho rằng mình là người có ý chí mạnh mẽ, và rất kiên quyết. Sau khi học Pháp và học thuộc Pháp, tôi phát hiện ra những điều này đều là tâm tự tư.
Ví dụ nói muốn đạt được điều gì trong cuộc sống, theo người thường mà nghĩ thì đó là chuyện bình thường, tôi càng nỗ lực để có được, thì càng nhận được những lời khen là người có quyết tâm, có thể vượt qua được những trở ngại. Nhưng sau khi học thuộc Pháp, có một ngày tôi học đến đoạn Pháp của Sư phụ :
“Họ càng [sống] tốt, thì càng tự tư, càng muốn chiếm hữu nhiều, họ càng rời xa đặc tính vũ trụ, họ tiến đến diệt vong”.(Chuyển Pháp Luân, Bài giảng thứ ba)
“những người tu luyện chúng ta giảng ‘tuỳ kỳ tự nhiên’; cái gì của chư vị thì sẽ không mất, cái gì không của chư vị thì chư vị [dù có] tranh [giành] cũng không được. Tất nhiên cũng không tuyệt đối. Nếu tuyệt đối đến vậy, thì không tồn tại vấn đề con người làm điều xấu, vậy nghĩa là nó cũng còn tồn tại một số nhân tố bất ổn định. Tuy nhiên chúng ta là người luyện công, thì về lý là do Pháp thân của Sư phụ quản; người khác có muốn lấy thứ gì của chư vị thì cũng không lấy được.” (Chuyển Pháp Luân, Bài giảng thứ bảy)
Tôi nhớ rằng có rất nhiều đoạn Pháp nói về vấn đề này, tôi lý giải rằng: trong cuộc sống nhân sinh, những gì có thể có được, đều đã an bài sẵn rồi, mặc dù tu luyện có thể cải biến đường đời, vận mệnh, nhưng mà khi bắt đầu tu luyện đã cơ bản định rồi, những gì chúng ta nỗ lực chỉ là bề mặt, vì để phù hợp với cái lý của không gian này “làm nhiều được nhiều, làm ít được ít”, cần phó xuất mới có được. Trong sinh mệnh của chúng ta có nó thì là có, không có thì là không có, cho dù là “sinh mệnh này” là đã an bài từ lúc sinh ra hay là sau khi tu luyện mới an bài lại, đều đã định trước đó rồi, nếu như nỗ lực quá đáng, vô ý đắc được những thứ vốn thuộc về người khác thì còn là tạo nghiệp, còn là nợ người khác.
Sư phụ giảng:
“Tu luyện tôn giáo trong quá khứ, Phật gia giảng ‘không’, cái gì cũng không mong nghĩ5, nhập ‘không môn’; Đạo gia giảng ‘vô’, cái gì cũng không có, cũng chẳng muốn, cũng chẳng truy cầu. Người luyện công giảng: ‘hữu tâm luyện công, vô tâm đắc công’. Ôm giữ một chủng tu luyện trạng thái ‘vô vi’, chỉ quan tâm tu luyện tâm tính chư vị, thì tầng của chư vị sẽ đột phá, chư vị đáng được gì thì đương nhiên sẽ có. Chư vị vứt bỏ không được, [thì] chẳng đúng là tâm chấp trước là gì?” (Chuyển Pháp Luân, Bài giảng thứ hai)
Cho nên, tôi nhận thức được rằng, làm những việc nên làm và cần đặt tâm làm cho tốt, kết quả như thế nào đều là tùy kì tự nhiên.
Sư phụ giảng:
“Nhưng sản sinh ra nhiều thể sinh mệnh rồi; thì cũng phát sinh quan hệ xã hội [trong] quần thể. Trong đó có một số người có thể tăng thêm tư tâm; tầng của họ dần dần rất chậm hạ thấp xuống; [khi] không thể ở tại tầng ấy nữa, thì họ phải rớt xuống dưới.” (Chuyển Pháp Luân, Bài giảng thứ nhất)
Tôi ngộ rằng, sinh mệnh chúng ta cũng chính vì tư tâm này mà rơi rớt đến tầng người thường, từ việc đọc Kinh văn, tôi cũng lý giải được rằng vũ trụ cũ không thể vĩnh viễn bất diệt, nó cũng cần kinh qua Thành Trụ Hoại Diệt, cũng chính vì cái “tư” này, cho nên tu luyện chúng ta cần tu bỏ tư tâm này, theo thể ngộ tại tầng thứ của tôi, cái tâm “muốn đắc được điều gì đó”, bất kể là đạt được về lợi ích, danh vọng hay là tình cảm, hoặc là ý kiến bản thân được thừa nhận, được chọn lựa… dù sao muốn đắc được gì đó đều là tâm tự tư.
“nhưng đề cao chân chính ấy là ‘xả bỏ’, chứ không phải là ‘đắc được’ (Giảng Pháp tại các nơi II, Giảng Pháp tại Pháp hội Philadelphia ở Mỹ quốc năm 2002)
Tôi lý giải rằng, không chỉ là không nên vọng tưởng đạt được điều gì, mà còn cần tu bỏ tâm chấp trước đó, nếu chúng ta bỏ được tâm chấp trước đó, cho dù là chúng ta không đạt được nó đi chăng nữa, chẳng phải chúng ta cũng đạt được sự giải thoát, buông bỏ hay sao? Mục đích của tu luyện chẳng phải là giải thoát hay sao? Tất cả chúng ta đều cảm thấy nhẹ nhõm khi buông bỏ được chấp trước, đối với tôi mà nói, cảm giác thăng hoa đó rất mỹ diệu, nhẹ nhàng, nó vượt xa cảm giác vui vẻ cao hứng khi chúng ta nhận được điều gì trong cuộc sống người thường.
Trên đây là vài chia sẻ của tôi, hồi tưởng lại quá trình học thuộc Pháp của bản thân, tôi thấy rằng để đột phá trong tu luyện, học thuộc Pháp là cách hữu hiệu nhất. Tôi hy vọng các đồng tu cũng có thể học thuộc Pháp, trong đầu thực sự mang chứa Pháp, lý trí, lý tính mà nhận thức Pháp, đề cao trên Pháp, hoàn thành sứ mệnh, hoàn thành thệ nguyện, giống như Pháp mà Sư phụ giảng trong “Hồng Ngâm 4”:
“Cảm khái”:
“Nhất lộ chính niệm Thần tại thế, Mãn tải nhi quy chúng Thần nghênh”.
Một chút thể ngộ còn nông cạn, chia sẻ nếu có gì chưa phù hợp với Pháp, mong các đồng tu từ bi chỉ rõ.
Tạ ơn Sư phụ!
Cảm ơn đồng tu!
Dịch từ: http://www.minghui.org/mh/articles/2019/12/31/越南学员背诵中文《转法轮》的修炼历程-397590.html
Ngày đăng: 05-01-2020
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.