Khải thị Thần Vận (7): Ý nghĩa tiết mục vũ kịch “Kim Hầu trừ cóc tinh”
[ChanhKien.org] Trong các chương trình biểu diễn của đoàn nghệ thuật Thần Vận, có khá nhiều tiết mục vũ kịch lấy đề tài từ câu chuyện “Tây Du Ký”. Chúng ta biết rằng “Tây Du Ký” là một trong tứ đại danh tác của Trung Quốc, người ta coi đó là một bộ tiểu thuyết thần thoại, cho rằng các tình tiết trong truyện đều là hư cấu. Cá nhân tôi lại thấy không hề hư cấu, chỉ vì con người chưa nhìn thấy Thần Phật, yêu ma quỷ quái nên đều cho đó là hư cấu. Còn người tu luyện thì thấy “Tây Du Ký” là một bộ sách nói về tu luyện, bốn thầy trò Đường Tăng lần lượt đại biểu cho các chủng tâm trong tu luyện, và có chín lần chín là 81 kiếp nạn trong tu luyện v.v., điều này cũng rất hợp lý. Ở đây tôi chỉ bàn luận một chút từ góc độ Chính Pháp về những cảm nhận và suy ngẫm của mình khi xem truyện “Tây Du Ký” qua diễn xuất của Thần Vận.
Để hiểu rõ hơn, trước tiên xin liệt kê các vở diễn “Tây Du Ký” đã được biểu diễn hàng năm, năm 2009: “Kim hầu trừ yêu quái”, năm 2011: “Kim hầu thu phục Trư Bát Giới”, năm 2012: “Kim Hầu xuất thế”, năm 2013: “Thu phục Sa hòa thượng”, năm 2014: “Kim hầu trừ cóc tinh”, năm 2015: “Ba lần đánh Bạch cốt tinh”, và “Tôn Ngộ Không trừ cóc tinh”.
Từ Pháp mà Sư phụ giảng, chúng ta biết rằng lịch sử nhân loại đã đặt định ra văn hóa để Sư phụ truyền chính Pháp hôm nay, vậy nên Tây Du Ký không thể không có quan hệ gì với việc truyền Chính Pháp của Sư phụ hôm nay! Nội dung của các tiết mục trên chẳng phải đều là những sự việc đã hoặc sắp xảy ra trong Chính Pháp hay sao? Chẳng qua là xảy ra trong không gian khác, mọi người không nhìn thấy nên coi đó là thần thoại, hoặc phản ánh tại không gian này thì những nhân vật lại không phải là Tôn Ngộ Không, Đường Tăng, Trư Bát Giới, Sa Tăng v.v. Theo thể ngộ của tôi, quá trình Chính Pháp phần lớn có thể nói là quá trình trừ yêu diệt quái, ví như Tôn Ngộ Không được Đức Phật thu phục để hộ Pháp, Trư Bát Giới và Sa Tăng có thể nói là những vị Thần bại hoại đã được Chính Pháp quy chính thành chính Thần, Bạch Cốt Tinh chính là tà ác ở không gian khác bị thanh trừ trong Chính Pháp, còn cóc tinh Giang Trạch Dân là tên đầu sỏ của tà ác ở thế gian, hắn và lũ tay sai bức hại đệ tử Đại Pháp chẳng phải là bọn yêu ma quỷ quái sao?
Chúng ta biết Chính Pháp có biểu hiện tại không gian khác và tại thế gian con người, tại không gian khác thì con người dùng mắt thịt không thể nhìn thấy, bộ truyện Tây Du Ký mô tả lại quá trình Chính Pháp diễn ra, lưu lại trong tâm trí con người những tín tức và nhận thức về quá trình Chính Pháp. Thần Vận lại đưa câu chuyện đó lên sân khấu khiến cho người xem từ trước đây chỉ tưởng tượng khi xem tiểu thuyết nay được xem những hình tượng sống động, trực quan, bao gồm cả những hình ảnh trong không gian khác. Ví dụ: cóc tinh Giang Trạch Dân, mọi người xem xong tiết mục này đều biết Giang Trạch Dân nguyên là con cóc thành tinh, nó đã làm những gì ở không gian khác, nó lại làm gì sau khi chuyển thế đến nhân gian, kết cục cuối cùng của nó ra sao, từ đó giúp con người thấy được thiên lý thiện ác hữu báo là điều không ai có thể làm trái được, người xem đều hiểu ra ngay kết cục của Giang Trạch Dân – kẻ bức hại Pháp Luân Công, thiện ác hữu báo là thiên lý. Những người tin vào thuyết vô thần của đảng cộng sản Trung Quốc không thể không cảm thấy sốc khi đối mặt với thực tế là những kẻ bức hại Pháp Luân Công đang bị thanh trừ. Tiết mục vũ kịch “Kim hầu trừ cóc tinh” chỉ ra kết cục của những kẻ ác như Giang Trạch Dân, ngày đại thẩm phán trong những lời tiên tri đã đến. Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, Lý Đông Sinh, Từ Tài Hậu, Tô Vinh v.v. những thủ phạm đã hoặc sắp bị đưa ra xét xử, một màn kịch lịch sử lớn – Giang Trạch Dân bị khởi tố và đưa ra xét xử sắp diễn ra, màn kịch cuối cùng của Chính Pháp sắp đến, sự thật sẽ hiển lộ rõ ràng cho những ai không tin vào chân tướng, những ai hiểu rõ chân tướng của Đại Pháp và thoái xuất khỏi ĐCSTQ sẽ được lưu lại, ngược lại sẽ bị đào thải, những sinh mệnh được Pháp Luân Đại Pháp cứu độ sẽ đón một ngày mai tươi sáng.
Trên đây là thể ngộ của cá nhân, mong chỉ ra những điều chưa phù hợp.
Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/145312
Ngày đăng: 03-12-2018
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.