Giải thích thành ngữ “Cưu chiếm thước sào”



Tác giả: Huệ Hân chỉnh lý

[ChanhKien.org]

Giải thích thành ngữ:

Câu thành ngữ này chỉ việc chiếm đoạt nhà của người khác hoặc tranh vị trí của người khác. Thành ngữ “Cưu chiếm thước sào” (Chim cắt chiếm tổ chim khách) chỉ một hiện tượng chim cắt chân đỏ thường chiếm tổ của con chim khách. Trong “Kinh thi” cổ đại Trung Quốc có câu thơ “Duy thước hữu sào, duy cưu cư chi” (tổ của con chim cắt lại do con chim khách ở). “Cưu” trong thành ngữ “Thước sào cưu chiếm” chính là chỉ con chim cắt chân đỏ. Chim cắt chân đỏ có lúc cũng tự mình xây tổ, nó thường làm tổ trên những ngọn cây to và cao trong rừng thưa.

Xuất xứ thành ngữ:

Câu thành ngữ này có nguồn gốc từ câu  “Duy thước hữu sào, duy cưu cư chi” trong “Kinh thi – Chiêu Nam – Thước sào”

Áp dụng trong thực tế:

Sau khi Trung Quốc đại lục cải cách mở cửa, một sự thay đổi khá quan trọng đó là quy định chế độ pháp nhân trong doanh nghiệp. Chế độ pháp nhân này đã quy chính lại một loạt tình trạng hỗn loạn thiếu minh bạch trong việc phân định quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp trong chi tiêu. Pháp nhân có thể là cá nhân cũng có thể là tổ chức. Thí dụ: Trong mô hình quản lý theo hội đồng quản trị, hội đồng quản trị là người sở hữu doanh nghiệp, có thể cử hoặc bổ nhiệm tổng giám đốc phụ trách hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu tổng giám đốc kinh doanh tốt thì có thể được giữ chức, nếu kinh doanh không tốt thì phải bị truy cứu trách nhiệm, thậm chí còn bị hội đồng quản trị sa thải. Vì thế trong nhiệm kỳ của mình, tổng giám đốc có trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng. Từ đó bộ phận quản lý doanh nghiệp của Trung Quốc đã tách biệt được quyền quản lý kinh doanh và quyền sở hữu. Quản lý kinh doanh là như thế, còn quản lý nhà nước lại không giống như vậy. Mỗi người dân đều là thành viên của đất nước, là chủ nhân của nhà nước, giống như ban giám đốc của doanh nghiệp, chính phủ của quốc gia cũng giống như tổng tổng giám đốc của doanh nghiệp.

Ở phương Tây, chính phủ thường được lập nên bởi các tổ chức đảng phái khác nhau; chính phủ phục vụ đất nước, phục vụ người dân; đảng phái quản lý tốt có thể được tất cả người dân trong nước tái đắc cử nhiệm kỳ tiếp theo, nếu điều hành không tốt thì chính phủ đó phải rời khỏi vũ đài. Người dân là chủ nhân, chính đảng là quản gia, đây là sự phân công rõ ràng, là cách thức điều hành hợp lý. Tuy nhiên đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bẩm sinh với cái gien độc tài đã “Cưu chiếm thước sào”, chiếm đoạt dân tộc Trung Hoa với lịch sử văn minh nghìn năm. Thông qua việc chuyển đổi sang chế độ công hữu, nó quốc hữu hóa toàn bộ tài nguyên của cải vật chất của nhân dân, nô dịch hóa ý chí và tinh thần tự do vốn có, thậm chí cả thể xác họ, biến đất nước thành nô lệ. Còn bản thân nó thì lắc mình biến thành chủ nhân của đất nước, nắm trong tay mạch máu kinh tế của quốc gia, chiếm đoạt nguồn tài nguyên của đất nước cùng với quyền sở hữu và quyền khai thác, độc quyền phân phối của cải vật chất quốc gia. Thậm chí người dân bị nô dịch hóa vẫn cho rằng tiền lương của mình là do đảng cung cấp nên vì đảng mà phục tùng mọi việc, họ không hề biết rằng đã nhận giặc làm cha. Triết học đấu tranh mà đảng cộng sản nói hoàn toàn không ăn nhập với truyền thống văn hóa “dĩ hòa vi quý” của Trung Hoa, cũng không có chút liên hệ gì với dân tộc Trung Hoa và vùng đất Thần Châu. Nó chính là kẻ hủy diệt nhân dân, là kẻ xâm lược của quốc gia. Người dân Trung Quốc mới là chủ nhân thực sự của Trung Quốc chứ không phải là nô lệ của ĐCSTQ. Chỉ có nhận rõ bản chất tà ác của ĐCSTQ, thoát khỏi chế độ nô lệ và sự kiểm soát của ĐCSTQ, người dân Trung Quốc và mới có quyền tự do thật sự về tinh thần, ý chí và tài năng, mới có được ngôi nhà đích thực của mình.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/243947



Ngày đăng: 25-09-2018

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.