Lý giải về chữ “Hiếu”



Tác giả: Lai Nghĩa

 [ChanhKien.org] Văn hóa truyền thống Trung Hoa là văn hóa Thần truyền, chữ “Hiếu” cũng là do Thần truyền lại để quy phạm các hành vi của con người. Tại sao lại có những quy phạm này? Có câu nói rằng: “Con cái là cái nợ”, đã là nợ thì nhất định phải có người thiếu nợ và người đòi nợ, theo quy luật luân hồi thì khi con người sống ở thế gian sẽ tạo rất nhiều nghiệp (còn người làm việc thiện cũng sẽ tích được rất nhiều đức), giữa con người với nhau sẽ vì thế mà nảy sinh ân oán. Khi tiếp tục chuyển sinh làm người thì những ân oán này đều phải được giải kết, cho nên nhiều khi họ sẽ được sắp xếp thành người thân trong một nhà.

Thần đã an bài như vậy, đồng thời Thần cũng định ra cho con người rất nhiều quy phạm luân thường đạo lý, chữ “Hiếu” là một trong nhưng đạo lý như vậy. Nếu con người có thể nghe lời Thần thì có thể thiện giải được rất nhiều ân oán, gia đình hòa thuận, con người sẽ sống hạnh phúc, lạc quan, người già có nơi nương tựa cuối đời, xã hội cũng sẽ ổn định. Chữ “Hiếu” kỳ thực là sợi dây ràng buộc con người, ví như quá trình cha mẹ nuôi dưỡng con cái rất vất vả chính là để trả nghiệp, cha mẹ vì con cái mà hao tâm tổn trí cả cuộc đời, con cái sau khi trưởng thành theo lẽ tự nhiên lại báo đáp ơn phụ dưỡng của cha mẹ, vậy là vô hình chung ân oán trước đây đã được trả xong, đây quả là sự an bài kỳ diệu.

Có thể thấy rằng Thần đã vận dụng trí huệ và dụng tâm vất vả để an bài cuộc đời cho con người trả nghiệp, cũng như đặt ra những quy phạm đạo đức ước thúc con người, mục đích sâu xa là để bảo hộ con người. Người xưa đều biết điều này cho nên họ vô cùng kính trọng và tín ngưỡng vào Thần. Toàn bộ nền văn hóa truyền thống Trung Hoa đều dựa trên nền tảng kính ngưỡng Thần Phật, sự bác đại tinh thâm trong nền văn hóa nửa Thần của Trung Hoa cũng chính là lấy nhân, nghĩa, lễ, trí, tín làm quy phạm đạo đức con người. Theo lý giải của tôi, “Hiếu” là một quy phạm đạo đức thâm sâu hơn, nói cách khác, “Hiếu” chịu sự ước thúc bởi luân lý cao hơn. Thời xưa có rất nhiều câu chuyện “đại nghĩa diệt thân” (vì đại nghĩa không quản người thân), những câu chuyện này khuyên bảo con người rằng hiểu rõ thị phi, không chấp vào tình riêng mới là nghĩa cử phù hợp với đạo lý, cũng chính là nói người nếu có thể nhảy ra khỏi cái tôi nhỏ bé để tuân thủ quy phạm đạo đức của Thần mới đúng là người đại nghĩa, ngược lại nếu vì tình thân mà đẩy cha mẹ hoặc con cái vào đường bất nghĩa thì sẽ gây tội với trời.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/26856



Ngày đăng: 13-08-2017

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.