Tâm đắc thể hội về hướng nội tu bản thân



Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp ở Bắc Mỹ

[ChanhKien.org] Tôi muốn chia sẻ hai trải nghiệm khi hướng nội. Nếu có chỗ nào chưa phù hợp xin các đồng tu từ bi chỉ rõ.

Tu bỏ tâm oán hận với mẹ

Một ngày năm 2008, cháu họ của tôi trở về nhà sau khi tốt nghiệp đại học. Khi nhìn vào tủ đựng đồ trong phòng của mình, cậu lập tức nổi giận với mẹ, cũng chính là chị dâu tôi. Tủ của cậu bày xếp rất nhiều mô hình xe hơi, nhưng chị dâu tôi đã làm lộn xộn chúng khi làm vệ sinh. Lúc đó, tôi cố gắng khuyên cháu trai rằng đây không phải việc gì lớn và chúng chỉ là những mô hình xe hơi. Cháu trai tôi trả lời: “Cháu rất cẩn trọng khi sắp xếp vị trí các mô hình xe hơi. Bây giờ thì mẹ cháu lại xếp chúng một cách bừa bãi khiến mọi người sẽ nghĩ rằng cháu thật không có trình độ. Cháu đã nói với mẹ cháu nhiều lần rằng đừng động vào các mô hình xe hơi của cháu, nhưng mẹ không bao giờ nghe…”

Sư phụ giảng trong Giảng Pháp tại Pháp hội miền Đông Mỹ Quốc 1999:

Nhưng chư vị cần phải nhớ lời này của tôi: Giữa hai cá nhân phát sinh mâu thuẫn, người thứ ba nhìn thấy, thì người thứ ba cũng cần phải nghĩ xem ở bản thân mình có chỗ nào không đúng, vì sao lại để mình nhìn thấy?

Sau khi chứng kiến sự tình này tôi nên hướng nội tìm điều gì?

Khi tôi đưa con gái đi Côn Minh du lịch vào ngày 20 tháng 07 năm 1999, mẹ tôi đã đem ảnh Sư phụ, áp phích đồ hình Pháp Luân, Luận Ngữ và các băng audio luyện công khỏi nhà tôi. Sau khi chúng tôi về nhà, mẹ tôi nhiều lần từ chối trả lại. Sau đó tôi nói với bà: “Nếu mẹ cứ khăng khăng không trả lại những thứ của con, vậy thì mẹ phải giữ gìn và bảo quản chúng”. Khi đó bà nói với tôi rằng bà đã hủy chúng rồi. Tôi tức giận với mẹ và đã có vài cuộc tranh cãi với bà. Sau lần đó, kể từ thời điểm ấy trở đi bất cứ khi nào có mâu thuẫn giữa chúng tôi, tôi luôn luôn xin lỗi. Một năm sau, mẹ tôi đã bị tắc nghẽn mạch máu não, tôi nghĩ trong tâm rằng đó là quả báo vì bà đã phá hủy ảnh Sư phụ.

Sau khi chứng kiến những gì xảy ra với cháu trai, tôi giờ đã hiểu. Là người tu luyện, chúng ta biết rằng mình không thể phá hủy ảnh chân dung của Sư phụ, nhưng người thường thì không biết. Nhưng tại sao mẹ của tôi lại phá hủy bức ảnh? Chẳng phải là bà sợ rằng tôi sẽ phải chịu sự bức hại sao? Bà chẳng phải bị ĐCSTQ lừa dối sao? Vậy mà tôi vẫn luôn bực bội với bà. Sau khi tôi hiểu được điều này, gốc rễ sâu xa tâm oán hận mà tôi ôm giữ đối với mẹ tôi đã biến mất. Lần này thăm bà tôi đã không nói xin lỗi với mẹ nhưng bà hiểu tôi và nói: “Con đang rất bận rộn, cha con và mẹ đều ổn, vì vậy con không cần phải đến thăm chúng ta”. Trước đây, tôi có đến thăm bà cũng không ổn mà không đến thăm bà cũng không ổn, bà luôn buồn bã dù tôi có đến thăm bà hay không. Bà luôn phàn nàn rằng tôi dành hết tất cả thời gian của tôi cho những việc chứng thực Pháp và không để tâm vào việc kiếm tiền. Khi tôi thay đổi, mọi thứ xung quanh tôi cũng được thay đổi.

Tu bản thân

Một vài ngày trước, khi tôi đang lái xe về nhà từ Viện bảo tàng Hàng Không, một đồng tu khác ở trong xe nói với tôi rằng ở quê chị có một học viên có thể đả toạ trong nhiều giờ liền nhưng vẫn thường mắng chửi những người thường. Tôi đã muốn nói: “Làm sao mà bà ấy có thể là một học viên? Bà ấy không đạt được yêu cầu trong Chuyển Pháp Luân rằng:

đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu

Thay vì nói như vậy, tôi quyết định hướng nội. Tôi không thể cứ luôn tu người khác mà không tự tu bản thân mình. Tôi không bao giờ sỉ nhục người khác và chưa bao giờ làm như vậy ngay cả khi tôi còn là một người thường, vậy thì tôi nên hướng nội vì điều gì đây? Vào lúc đó, Pháp của Sư phụ trong Tinh tấn yếu chỉ xuất hiện trong tâm trí tôi:

Vấn đề này đã nghiêm trọng phi thường, họ làm thế nào đưa những gì mà họ thấy ở đối phương, xoay trở lại nhìn bản thân họ vậy là tốt rồi.

Sau khi hướng nội, tôi đã tìm ra. Mặc dù tôi không lăng mạ người khác ra miệng, nhưng tôi có thể làm điều đó trong tư tưởng của mình. Tôi thường rất bình tĩnh nhưng trạng thái tư tưởng của tôi trở nên không ổn định khi tôi gặp phải khổ nạn. Đôi khi tôi có thể phàn nàn rằng chiếc ô tô phía trước lái quá chậm và liền nhục mạ người lái xe: Tại sao chiếc xe đẹp như thế mà hắn lại chạy đần như vậy? Nếu hắn nhấn ga thêm chút nữa có phải sẽ liền đi qua sao?

Từ sự việc này, tôi tìm thấy chấp trước giữ thể diện, tật đố và không nghiêm khắc với bản thân. Tôi đã không coi những việc này là quan trọng.

Sư phụ đã giảng trong Chuyển Pháp Luân:

Bình thường chúng ta [luôn] phải bảo trì tâm từ bi, tâm thái hoà ái. Khi đột nhiên gặp một vấn đề nào đấy, thì chư vị sẽ có thể xử lý nó được tốt.

Bởi vì tôi đã không tu luyện bản thân chiểu theo Pháp của Sư phụ, nên cứ khi nào tôi đụng phải vấn đề, các tâm chấp trước của tôi lại nổi lên. Tôi hy vọng rằng tôi có thể nghiêm khắc làm theo yêu cầu của Sư phụ trên phần còn lại con đường tu luyện của mình.

Dịch từ: http://www.pureinsight.org/node/7133



Ngày đăng: 03-10-2016

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.