Buông bỏ tự ngã, chân chính trợ Sư Chính Pháp



Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp

[Chanhkien.org] Đã nhiều lần Sư phụ giúp tôi buông bỏ những nhân tâm cố hữu qua các cơ hội khác nhau. Kỳ thực, những cơ hội như thế thật đáng trân quý với tất cả sự biết ơn!

1. Sau khi buông bỏ tự ngã, tâm tôi trở nên thuần chân và tĩnh lặng

Trước đây, tôi đã chứng kiến những mâu thuẫn gay gắt đột ngột xảy ra giữa các điều phối viên. Một lần tôi còn nghe thấy một học viên hét to: “Từ nay về sau, không ai được phép tự tiện làm việc mà không thông qua tôi!” Sau đó, rất nhiều vấn đề phát sinh như núi lửa phun trào. Tuy nhiên, một điều phối viên sau đó nói với tôi: Họ (các điều phối viên) đã ngồi lại với nhau một vài ngày sau đó. Lúc đó, người thì thực tâm xin lỗi, người thì hướng nội, và họ cũng đã trò chuyện, vui cười cùng nhau trong bữa tối. Điều này như mặt trời ló dạng sau một trận bão lớn. Nhưng ký ức về việc các học viên bài xích lẫn nhau cũng để lại trong tâm tôi một vết hằn. Khi mâu thuẫn giữa các học viên nảy sinh, vì quá để tâm đến vấn đề tu khẩu mà tôi không chia sẻ cùng các học viên, việc này khiến tôi cảm thấy rất ân hận trong tâm.

Một lần, khi tôi đang trong thời gian chịu đựng khổ nạn, Sư phụ từ bi đã chỉ ra những chấp trước của tôi. Một ngày nọ, khi tôi mở sách Chuyển Pháp Luân, một hàng chữ đập vào mắt tôi: “Khai quang xong [người ta] đưa mình bao nhiêu tiền nhỉ.’ Hoặc là vừa niệm kinh vừa nghĩ: ‘Người kia xử tệ với mình quá’. Họ ở đó cũng có lục đục tranh chấp, hiện nay vào thời kỳ mạt Pháp, không thể không thừa nhận những hiện tượng ấy; tại đây chúng tôi không [định] phê bình Phật giáo; vào thời kỳ mạt Pháp có những ngôi chùa chẳng hề thanh tịnh. Khi trong đầu họ nghĩ những thứ ấy, phát sinh những niệm đầu không tốt như thế, hỏi các Giác Giả có thể đến không?”. Cụm từ “chẳng hề thanh tịnh” đặc biệt khiến tôi giật mình và “hỏi các Giác Giả có thể đến không?” như một gậy bổng hát cảnh tỉnh tôi! Toàn thân tôi rung lên. Ngay lập tức, toàn bộ các tế bào trong cơ thể của tôi như sống dậy và tôi như cảm nhận được tiếng gọi từ bi của Sư phụ từ bên trong. Ngay lúc đó tôi chợt ngộ ra: Tôi thấy rõ ràng rằng cựu thế lực đã gắn lên tôi một cặp mắt với cái nhìn rất xa cách và hướng ngoại, chỉ tập trung vào những biểu hiện tiêu cực của từng đệ tử Đại Pháp khác. Cựu thế lực căn bản là không tin cũng như không có thiện cảm với đệ tử Đại Pháp, và vì chấp trước căn bản của tôi vào tự ngã và việc chú trọng đến tâm ích kỷ và tâm tự ngã của người khác, tôi đã bị đóng khung và bị làm cho lúng túng bởi chính những quan niệm hậu thiên sai trái, vì thế tôi không thể phủ nhận bất cứ điều gì của cựu thế lực. Đó là những chấp trước dơ bẩn dày đặc khiến tôi “chẳng hề thanh tịnh” và nó còn làm hao mòn ý chí của tôi để trở thành một người tu luyện tinh tấn.

Tôi liền phát chính niệm và những vật chất cứng đầu của tự ngã liền tan biến lập tức. Tâm tôi trở nên trống rỗng chỉ còn lại sự từ bi của Sư phụ. Sau đó tôi cảm nhận rằng tâm tôi kết nối với tâm của các đồng tu khác, lúc này tôi như thể nghe thấy tiếng nói cười vui vẻ hoà nhã và âm thanh của thiên nhiên vang lên trong không gian vũ trụ của tôi, khiến tôi cảm thấy yên bình và ấm áp.

2. Buông bỏ tự ngã và thực hành “bổ sung và hoàn thiện âm thầm”

Một điều phối viên—người phụ trách của một hạng mục cứu độ chúng sinh luôn nóng lòng cứu người. Một lần sau khi học Pháp theo nhóm lớn, tôi chuẩn bị rời đi sau hoàn tất một số việc thì tôi nghe một học viên nói: “Hãy gạt bỏ mọi thứ khi phát chính niệm—chỉ cần phát chính niệm cho hạng mục này là đủ vì nó chứa đựng tất cả. Hạng mục này ý nghĩa hơn cả tam thoái!” Tôi dừng lại trong sự ngạc nhiên. Học viên này đã nói gì đó không đúng, và tôi nên làm gì đây?

Tôi không thể nghĩ được gì ngoài nhớ đến một đoạn giảng Pháp của Sư phụ: “Khi một vị Thần [khác] đề xuất một cách làm nào đó, họ đều không vội vã phủ định, cũng không vội vã biểu đạt bản thân, cho rằng cách làm bản thân mình mới tốt; họ xem xem phương pháp của vị Thần kia đề xuất có kết quả cuối cùng ra sao.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Philadelphia ở Mỹ quốc 2002). Sư phụ cũng nói trong bài giảng: “Do đó họ xem xem kết quả của [vị] khác, kết quả của vị kia [nếu] cũng đạt được, thật sự có thể đạt được điều cần đạt, thì mọi người đều đồng ý; Thần đều suy nghĩ như thế cả; ngoài ra, nếu chỗ nào chưa hoàn thiện, thì còn im lặng bổ sung giúp vị kia một cách vô điều kiện, giúp vị ấy viên mãn hơn nữa. Họ đều xử lý vấn đề như thế.”

Trong tâm tôi cảm thấy yên tâm và chắc chắn, nhưng tôi không thể cướp lời học viên kia, dẫu sao thì anh ấy cũng là điều phối viên. Nếu hai luồng ý kiến đồng thời phát sinh, mục đích cứu độ chúng sinh và việc phối hợp chỉnh thể có thể bị can nhiễu. Chẳng phải Sư phụ đã đặt yêu cầu cho đệ tử cần phải “im lặng bổ sung giúp vị kia một cách vô điều kiện” sao?

Sau khi kết thúc việc học Pháp, tôi nhẹ nhàng hỏi: “Chúng ta nên phát chính niệm như thế nào?” Các học viên khác đều lặng đi, sau đó họ lập tức lên tiếng: “Đúng rồi! Chúng ta sẽ quên nếu như anh không hỏi—chính niệm của chúng ta không thể thay đổi. Thêm vào hạng mục này nữa chẳng phải cũng tốt sao?” Tôi nói: “Càng làm, chúng ta càng thành thục”. Mọi người vui vẻ trở về nhà. Đêm hôm sau, tôi thẳng thắn nói với người điều phối viên rằng việc phát chính niệm không thể bị can nhiễu nên chúng ta cần đi cho thật ngay chính và tránh để lạc hướng.. Vị điều phối viên ấy không tán thành. Cuối cùng, chúng tôi không đạt được sự nhất trí, tuy vậy chúng tôi vẫn cảm thấy vui vẻ. Tuy nhiên vài ngày sau, vị điều phối viên này nói trong nhóm học Pháp rằng anh đã sai. Đó chẳng phải anh đã quy chính bản thân và trở lại con đường mà anh nên đi sao?

Cũng như vấn đề cần làm với việc giải cứu đồng tu, quảng bá Thần Vận, phân phát tài liệu, và phối hợp cùng nhau ở các hạng mục, v.v. Nếu tôi luôn nghĩ về chỉnh thể và trách nhiệm cũng như năng lực bản thân, tôi có thể làm được nhiều hơn việc phối hợp, hoàn thành và hoàn thiện những việc cần hoàn thành. Một lần, điều phối viên này nói: “Tại sao anh luôn làm theo các học viên khác mà không làm theo cách riêng của anh?” Tôi nói: “Nếu tôi có thể giúp đỡ bằng cách phối hợp, hoàn thành và hoàn thiện những gì các học viên khác đang làm và miễn là những việc ấy nhằm mục đích chứng thực Pháp, đó là con đường tôi sẽ đi.”

3. Tu luyện bản thân thật tốt, chứng thực Pháp mà không chấp trước và truy cầu

Chúng tôi cần phải điều chỉnh nội dung của những tài liệu giảng chân tướng, đồng thời thêm vào và tổ chức những hình ảnh liên quan. Vì vậy, khi một điều phối viên giao hạng mục cho tôi, tôi cảm nhận được sự khích lệ của Sư phụ và sự tin tưởng của các đồng tu, và tôi nhận ra rằng tôi phải làm tốt. Tôi lên kế hoạch vẽ hình ảnh minh họa để làm phong phú thêm toàn bộ nội dung; đôi khi tôi không ăn vì quá bận rộn với công việc. Tuy nhiên, khi bắt đầu hạng mục, tôi không thể truyền đạt nội dung mà tôi nghĩ là tốt bởi lẽ tôi đã ngừng vẽ được vài năm. Tôi cần một thời gian để luyện tập. Lúc đó tôi cảm thấy Sư phụ sắp xếp một học viên làm công việc vẽ chuyên nghiệp giúp tôi. Anh nói: “Bạn chỉ cần vẽ như tôi hướng dẫn, và như thế là ổn.” Anh đứng bên cạnh tôi và đưa cho tôi một gợi ý. Các hình ảnh đã được hoàn thành đúng hạn. Vẽ xong, tôi cho các học viên khác xem và họ nhận xét: “Giống hệt như ảnh chụp!” Tôi đã tự tin lên rất nhiều. Sau đó tôi phấn khích hỏi người học viên đã giúp đỡ tôi: “Chúng ta có phối hợp cùng nhau để vẽ những bức ảnh tiếp theo, và sau đó vẽ trang bìa?” Anh từ chối và nói: “Tài nguyên của Đại Pháp cần phải được chia sẻ và chúng ta còn nhiều tấm ảnh đẹp mắt khác để sử dụng. Như thế không phải nhanh hơn và hiệu quả hơn khi chúng ta sử dụng những hình ảnh có sẵn thay vì tốn quá nhiều thời giờ vào việc vẽ một cái mới sao?” Tôi lặng đi một lúc và trong tâm cảm thấy nặng nề sau khi nghe anh nói thế.

Ngày hôm sau, trong khi tôi đang ở nhà của học viên này, anh tử tế nói với tôi: “Tôi biết anh đang tập trung làm tốt việc chứng thực Pháp.” Anh kiên nhẫn và cởi mở nói với tôi một vài điều về hoàn cảnh của ạnh, bao gồm cả việc mà anh dành cả ngày để làm, cũng như những cộng việc tại sở làm và tại nhà cần phải hoàn thành. Chỉ khi đó tôi mới hiểu ra rằng học viên này đã cố gắng hết sức để làm tốt ba việc ngoài những bổn phận và trách nhiệm đời thường. Mãi cho đến lúc đó tôi mới nhận ra rằng tôi đã luôn ôm giữ một ý kiến sử dụng năng lực chuyên môn của bản thân vào việc chứng thực Pháp, nhưng tôi không thể làm và giờ đây trong tâm tôi muốn bù đắp những ân hận. Lý do mà tôi yêu cầu anh ấy phối hợp là dựa trên việc thoả mãn nguyện vọng của bản thân. Đồng thời, tôi đã ngộ ra thêm một tầng nghĩa của việc hướng nội mà tìm: Là đệ tử Đại Pháp, chúng ta nên hướng nội và tìm bên trong một trăm phần trăm. Bất kể là việc đó có thể tốt với tôi ra sao, thậm chí rất có lợi cho việc chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh, tôi cũng không thể yêu cầu người khác thực hiện, nếu không nó trở thành một lý do để tôi quên đi việc tu luyện bản thân. Tôi hiểu rằng Sư phụ muốn mỗi đệ tử Đại Pháp trở thành một bậc Giác Giả với uy đức và chính ngộ bằng cách hướng nội mà tìm chứ không hướng ngoại mà cầu như quan niệm của người thường, thậm chí trong trường hợp là để chứng thực Pháp đi nữa.

Tâm tôi đã trở nên sáng tỏ hơn từ kinh nghiệm này. Tôi phải trân quý giai đoạn cuối của thời Chính Pháp và chân chính trợ Sư Chính Pháp.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/114512
http://pureinsight.org/node/6424



Ngày đăng: 09-08-2013

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.