Wikileaks: Ngày thứ ba đàn áp Pháp Luân Công (Video)



[Chanhkien.org] Wikileaks vừa công bố một bức điện báo với nội dung chủ yếu là miêu tả tình cảnh ngày thứ ba Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công. Bức điện báo do Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh phát về Washington D.C ngày 22 tháng 7 năm 1999. Tiêu đề bức điện báo là “Ngày thứ ba đàn áp Pháp Luân Công”, được Kanzhongguo (Khán Trung Quốc), một hãng thông tấn tiếng Trung ở hải ngoại biên dịch.

Bức điện báo nói ngày 19 tháng 7 năm 1999, Thường ủy Bộ Chính trị Trung ương Trung Quốc đã triệu tập một hội nghị phê chuẩn đàn áp Pháp Luân Công, đến ngày thứ hai cảnh sát đã bắt giữ hàng chục phụ đạo viên Pháp Luân Công trên toàn quốc. Ngày 21 tháng 7, các quan chức đảng và chính phủ bắt đầu tham gia hội nghị mang tính cưỡng ép, đồng thời bị yêu cầu ngừng tu luyện Pháp Luân Công. Theo tin nguyên gốc, Tổng Bí thư ĐCSTQ lúc bấy giờ là Giang Trạch Dân tuyên bố mình đang “chuyên tâm xử lý” vấn đề Pháp Luân Công.

3 giờ chiều ngày thứ ba, ĐCSTQ tuyên bố chính thức cấm Pháp Luân Công trên toàn quốc thông qua Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV). Tiếp đó, hàng nghìn vạn học viên Pháp Luân Công tiến về đường phố Bắc Kinh để kháng nghị nhà cầm quyền bắt người. Theo truyền thông đưa tin, chỉ trong hai ngày 21 và 22, các nơi trên toàn Trung Quốc đã tạm giữ hàng nghìn người tu luyện Pháp Luân Công.

Ông Chu Kha Minh, người đầu tiên đứng ra kiện Giang Trạch Dân nói: “Khi ấy chúng tôi đang ở Bắc Kinh, nhận được tin tức này chúng tôi đều rơi nước mắt và khóc ngay tại chỗ. Vì sao lại xuất hiện sự việc này? Một lượng lớn người luyện công, rất nhiều người trở thành người tốt, tại sao chính phủ lại trấn áp? Lúc ấy địa phương chấp hành chính sách của Trung ương, chúng tôi nghe nói Trung ương hạ xuống mệnh lệnh: Không được viết tay, không được in thành chữ, chỉ có thể truyền tai câu nói của Giang Trạch Dân: ‘Đánh chết không tính có tội, tính là tự sát’, chính là cưỡng chế trấn áp rồi”.

Ông Chu Kha Minh tiếp tục nói: “Bấy giờ những người đứng ra nói rõ tình huống, bất kể già hay trẻ, đều bị tập trung tại sân vận động Phong Đài ở Bắc Kinh”.

“Trong sân vận động đó không có lều lán gì, đều là phơi dưới ánh nắng mặt trời, người người chen chúc phơi nắng mấy tiếng đồng hồ, già trẻ đều trông thật thảm thương. Chính phủ bỏ mặc ở đó, một giọt nước cũng không có, cứ phơi nắng ở đó. Có những người bị giao cho đồn công an và cục công an ở Bắc Kinh, khi ấy mọi người rất căm phẫn, vì chính phủ này xấu quá. Họ dẫm cả lên người, và có người nữ trong chúng tôi bị lột quần áo, giống như kiểu làm nhục của đám lưu manh vậy. Họ đều vô cùng phẫn nộ”.

Bức điện báo cho biết bất chấp cuộc đàn áp đã bắt đầu, sớm ngày 22 vẫn có vài trăm học viên Pháp Luân Công luyện công tại một số công viên chính ở Bắc Kinh. Nhân viên sứ quán Mỹ đã nhìn thấy công an mặc thường phục đang quay phim chụp ảnh trong công viên Địa Đàn ở Bắc Kinh, nhưng các học viên Pháp Luân Công vẫn không hề chú ý.

Tuy nhiên, nhà cầm quyền đã sớm có cách chuẩn bị đối phó với những đợt kháng nghị kéo dài. Khoảng 8 giờ sáng cùng ngày, nhân viên sứ quán Mỹ quan sát thấy khoảng 500 học viên Pháp Luân Công “vai kề vai”, tụ tập tại phố Tây An Môn ở gần phía Tây Bắc Trung Nam Hải. Khoảng 200 cảnh sát mặc sắc phục từ ba mặt bao vây họ. Sau đó, một vài xe buýt cỡ lớn tới đỗ ở hiện trường, cảnh sát lập tức bắt đám nhân quần và cưỡng chế lôi lên xe đưa đi.

Bức điện báo cũng nói trong ngày 22 tháng 7 ấy, những người tu luyện Pháp Luân Công kháng nghị khắp Bắc Kinh. Một chủ biên tạp chí tin tức phương Tây cho hay ông đã thấy cảnh sát bắt giữ và đưa các học viên Pháp Luân Công lên xe buýt, ban đầu số người ước khoảng 2.000 người.

Bà Từ, một học viên Pháp Luân Công đến từ tỉnh Liêu Ninh ở Đông Bắc cho biết Giang Trạch Dân đàn áp Pháp Luân Công là hoàn toàn đi ngược lại Hiến pháp và pháp luật Trung Quốc. Để thực hiện quyền bảo vệ tín ngưỡng của mình, khi ấy bà cũng đi Bắc Kinh thỉnh nguyện, đồng thời nói rõ tình huống chân thực cho chính phủ.

Bà Từ nói: “Ngày 19 tháng 7 năm 1999, thành phố của tôi có mấy phụ đạo viên chủ yếu bị bắt giữ. Nhưng vì lệnh bắt người là đến từ Bắc Kinh, cơ cấu quyền lực cao nhất của Trung ương, nên ngày hôm sau mọi người đều đi Bắc Kinh thỉnh nguyện. Sau đó người nọ tiếp người kia hình thành một dòng người liên tục đi Bắc Kinh thỉnh nguyện”.

Ông Chu Kha Minh, một chủ nhà máy kiêm nghệ thuật gia đặc biệt nhấn mạnh rằng bấy giờ nhân dân và các học viên Pháp Luân Công vẫn còn có kỳ vọng nhất định vào chính phủ. Bởi vì trải qua sự kiện “25 tháng 4” [thỉnh nguyện ôn hòa tại Trung Nam Hải], ĐCSTQ đã hiểu rõ về Pháp Luân Công rồi, hơn nữa Thủ tướng Chu Dung Cơ khi ấy còn ra một thông báo rằng luyện công, rèn luyện thể dục bình thường là toàn hoàn tự do, chính phủ sẽ không can thiệp. Do đó các học viên đã đi nói rõ sự thật với chính phủ.

Tuy nhiên, ông Chu Kha Minh nói hiện nay mọi người đã không còn ôm giữ hy vọng gì vào ĐCSTQ nữa. Nhưng đây là từng bước từng bước mới nhận thức được.

Dịch từ:

http://news.zhengjian.org/node/16179



Ngày đăng: 09-03-2013

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.