Âm nhạc cuối cùng cũng đợi đến ngày hôm nay
Tác giả: Thần Quang
[Chanhkien.org] Trong số các quốc gia cổ đại của văn minh nhân loại lần này, chỉ Trung Quốc là có văn minh truyền thừa đến nay, đó là bởi an bài xa xưa trong lịch sử. Trời có ngũ âm, Hoàng Đế dùng “xế” (ký hiệu ghi âm nhạc cổ Trung Quốc) để định ra 12 luật, truyền cho con người theo đó mà diễn tấu âm nhạc. Âm nhạc sớm nhất là thuần phác cao thượng, có thể dẫn tâm con người hướng lên thiên thượng, nhờ đó giáo hóa lòng dân. Hoàng Đế sau đó hóa tiên, trở về thiên thượng. Tiếp đó, các triều đại Hán, Đường, Nguyên của Trung Quốc không chỉ giàu mạnh, mà còn đem văn hóa Thần truyền của Trung Nguyên truyền bá khắp thế giới. Bởi thế, rất nhiều văn hóa thế giới đều bắt nguồn từ văn hóa Thần truyền Trung Hoa; cha đẻ của âm nhạc Tây phương là Bach đã sáng tạo 12 luật bình quân, nếu truy tìm nguồn gốc, thì có lẽ cũng không phải ngoại lệ.
Người hiểu rõ lịch sử âm nhạc Đông và Tây phương đều biết rằng âm nhạc Trung Quốc không có nhạc giao hưởng, giống như một điều đáng tiếc vậy. Thời đại khác nhau, việc mà Thần để con người làm cũng khác nhau.
Chuyện Khổng Tử học đàn, có thể rất nhiều người đã nghe qua. Khổng Tử thông qua sở học nhạc khúc mà có thể hiểu bài nhạc khúc ấy ca tụng Chu Văn Vương. Do đó, âm nhạc có thể giáo hóa nhân tâm là chỉ có người đức cao mới có thể diễn tấu. Âm nhạc Thần truyền không phải là thứ âm nhạc giải trí, mà để dạy con người không quên trở về nhà trên thiên thượng. Bach nói rằng âm nhạc là chiếc thang mây giúp ông trò chuyện với Thần. Thông qua âm nhạc, ông có thể cảm thụ sự tồn tại và lòng từ bi của Thần; vì thế, cả đời ông chỉ sáng tác các nhạc khúc ca tụng Thần.
Nhạc giao hưởng (Symphony) phát huy công năng và lực biểu hiện của các loại nhạc cụ để tạo ra nhạc khúc âm nhạc. Lực biểu hiện của nhạc giao hưởng là rất phong phú và hùng vĩ. Thực ra, bản ý của “Symphony” là “cộng hưởng”. Thuận theo biến đổi của thời đại và thành thục của âm nhạc, ngày càng nhiều người hơn cùng diễn tấu âm nhạc chính thống, không chỉ khiến người diễn tấu cảm động, mà càng nhiều thính giả được thụ ích.
Âm nhạc cuối cùng đã chờ đến ngày hôm nay, ngày 28 tháng 10 năm 2012. Đoàn nhạc giao hưởng Thần Vận kết hợp hoàn mỹ nhạc khí Đông và Tây đã lên đại vũ đài âm nhạc thế giới. Đoàn nhạc giao hưởng Thần Vận lấy nhạc khí Tây phương làm thể, hợp tấu khéo léo với nhạc khí Đông phương, làm nổi bật nét chính, thể hiện tinh túy của văn hóa Thần truyền 5.000 năm Trung Hoa, triển hiện sự hùng vĩ, huy hoàng và tráng lệ khiến người nghe cảm động không thôi.
Âm nhạc mà đoàn nhạc giao hưởng Thần Vận diễn tấu có nội hàm thâm sâu vô cùng; nó huy hoàng, tráng lệ, hồng đại, thuần thiện thuần mỹ, đầy ắp từ bi. Nó cũng như chiếc thang mây thông thẳng lên thiên đường, vẫy gọi chúng sinh mau trở về nhà.
Ngày 28 tháng 10 năm 2012 là ngày huy hoàng nhất trong lịch sử âm nhạc thế giới, là sự khai sáng chưa từng có của Thần Vận đối với thế giới âm nhạc.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/node/113982
Ngày đăng: 10-11-2012
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.