Giang Trạch Dân đàn áp Pháp Luân Công khiến ĐCSTQ giải thể (3): Vàng đen



Tác giả: The Epoch Times

[Chanhkien.org] Trước khi chiến tranh thế giới lần thứ hai bắt đầu, mạch máu kinh tế Đức bị Hitler thao túng; nền kinh tế Đức Quốc Xã thể hiện sự phát triển bùng nổ và được người thời bấy giờ gọi là “phép màu thế kỷ 20”. Cuối cùng, gót giày phát-xít đã giẫm đạp lên hơn nửa Châu Âu và tàn sát ít nhất 6 triệu người Do Thái.

Sự tương đồng lịch sử thật khiến người ta cảm thấy kinh ngạc. Cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, Trung Quốc bắt đầu được người ta gọi là “phép màu thế kỷ 21”, “nền kinh tế phồn vinh”. Tuy nhiên, đằng sau cái vỏ ngoài “phồn vinh” ấy, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đứng đầu là Giang Trạch Dân đã tiến hành “chủ nghĩa khủng bố quốc gia” mang tính “diệt chủng” đối với Pháp Luân Công. Từ năm 1999 đến năm 2004, mỗi năm ĐCSTQ đều dùng 1/4 tổng sản phẩm quốc dân toàn Trung Quốc để tiến hành bức hại Pháp Luân Công.

Năm 1789, Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson trong bức thư gửi các thương nhân Italia đã viết: “Xí nghiệp, thương nghiệp, an toàn quốc gia nhất định phải tồn tại vì sự truy cầu hạnh phúc và phồn vinh của nhân loại”. ĐCSTQ, đứng đầu bởi Giang Trạch Dân, đã huy động toàn lực chính trị, kinh tế, nhân lực và tài nguyên của một quốc gia để bức hại một quần thể tu luyện “Chân-Thiện-Nhẫn” không liên quan gì tới chính trị. Đồng thời, ĐCSTQ còn mở rộng bức hại ra hải ngoại; nền kinh tế “tồn tại vì sự truy cầu hạnh phúc và phồn vinh của nhân loại” đã trở thành công cụ hệ thống hóa của “chủ nghĩa khủng bố quốc gia”; hậu quả của nó đã sớm vượt qua phạm trù kinh tế hay biên giới Trung Quốc.

“Khoản chi trực tiếp” bức hại Pháp Luân Công

Từ năm 1999 đến năm 2004, sau khi Giang Trạch Dân bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công, mỗi năm ĐCSTQ đều sử dụng 1/4 tổng sản phẩm quốc dân toàn Trung Quốc để tiến hành bức hại Pháp Luân Công, trực tiếp hoặc gián tiếp.

Chính sách của Giang Trạch Dân là không ngừng cấp tiền cho hệ thống chính trị-luật pháp vốn trực tiếp chấp hành mệnh lệnh bức hại, trong đó một lượng lớn kinh phí này được dùng để trực tiếp bức hại Pháp Luân Công. Chính sách của Giang là “lấy xây dựng cơ bản công an-kiểm sát-tư pháp làm trọng điểm đầu tư trái phiếu chính phủ”. Theo tin từ phía nhà nước đăng ngày 17 tháng 3 năm 2004, 110 tỷ vốn trái phiếu chính phủ đã được phát hành để “xây dựng hạ tầng công an-kiểm sát-tư pháp”; mà năm 2004 tổng số trái phiếu chính phủ Trung Quốc phát hành là 700 tỷ nhân dân tệ, tức công an-kiểm sát-tư pháp chiếm 1/7. Theo điều tra của Tổ chức Quốc tế Điều tra Cuộc Đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG), những kinh phí này trực tiếp được dùng để duy trì hoạt động của “Phòng 610” các cấp trên toàn quốc, mở rộng và xây mới các đồn công an, trại lao động, nhà tù, thậm chí dùng để khen thưởng những người bức hại tàn khốc Pháp Luân Công và những người báo tin về Pháp Luân Công.

Theo báo cáo hình hình thực hiện và dự toán tài chính giai đoạn 1999-2003 của thành phố Bắc Kinh, kể từ khi đàn áp Pháp Luân Công, sự tăng lên của các khoản chi hạng mục xây dựng cơ bản thành phố Bắc Kinh tập trung nhất vào hệ thống chính trị-luật pháp.

Theo tiết lộ về “Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách năm 2001 và dự toán năm 2002 của tỉnh Cát Lâm”, chỉ riêng năm 2001, Sở Tài chính tỉnh Cát Lâm đã “xoay sở số tiền 174,89 triệu nhân dân tệ” dùng để bức hại Pháp Luân Công.

Năm 2003, chi tiêu cho hệ thống hành chính và công an-kiểm sát-tư pháp thành phố Tế Nam tăng trưởng 21,66%; còn trong năm 2004, số tiền dùng để “cải tạo cơ sở hạ tầng ngành công an-kiểm sát-tư pháp và chính trị-luật pháp” đạt 115,4 triệu nhân dân tệ. Trong buổi tổng kết tình hình chung ngành hành chính-tư pháp năm 2002 của chính quyền thành phố Tế Nam, đàn áp Pháp Luân Công được liệt vào “công tác tối quan trọng của chính quyền”.

Vào tháng 10 năm 2000, khi Giang Trạch Dân còn nắm quyền, trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia phát sinh sự kiện cai ngục lột hết quần áo 18 nữ học viên Pháp Luân Công và đẩy họ vào xà-lim nam, khiến ít nhất 5 người tử vong, 7 người tinh thần bất bình thường, nhiều người tàn phế. Tuy nhiên, trưởng trại là Tô Cảnh vì tích cực tham gia bức hại Pháp Luân Công nên đã được Bộ Tư pháp trọng thưởng 5 vạn nhân dân tệ; phó trại Thiệu Lệ được thưởng 3 vạn nhân dân tệ; các đại đội trưởng cũng đều được chia tiền thưởng. Bộ Tư pháp thậm chí còn chi thêm 100 vạn nhân dân tệ để trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia “nâng cấp” điều kiện.

Một lượng lớn vốn đầu tư được dùng để bức hại

Ngoại trừ các khoản chi trực tiếp, còn có một lượng lớn vốn đầu tư được các đơn vị và tổ chức của ĐCSTQ sử dụng để bức hại Pháp Luân Công.

Nghe nói Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Bắc Kinh là Ngô Tú Bình từng tiết lộ, ĐCSTQ dùng trung bình 5-6 ngàn nhân dân tệ để chuyển hóa 1 học viên Pháp Luân Công, đồng thời yêu cầu mỗi đơn vị sở tại chi 4-5 ngàn nhân tệ để quản lý mỗi học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ.

Ngày 27 tháng 10 năm 2001, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin rằng trong vòng chưa đầy 10 tháng kể từ ngày 27/10/2011, khu Triều Dương của Bắc Kinh đã tổ chức trên dưới 259 lớp tẩy não nhằm “chuyển hóa” những người theo tập Pháp Luân Công, trong đó có gần 1 nghìn đảng viên tham gia. Theo tính toán, chỉ vẻn vẹn một địa khu tại Bắc Kinh, trong một thời gian ngắn như vậy, mà chính phủ đã phải đầu tư 400-500 vạn nhân dân tệ, trong đó không bao gồm tiền lương cho gần 1 nghìn đảng viên tham gia; đủ loại chi phí và danh mục bổ sung khác cũng không hề nhỏ.

Bộ máy tuyên truyền quốc gia mở hết công suất để tẩy não

Theo thống kê, từ ngày 20 tháng 7 năm 1999, sau khi tập đoàn Giang Trạch Dân bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công, trong tháng đầu tiên tờ «Nhân Dân Nhật báo» phía nhà nước đã tung ra 347 bài viết phỉ báng Pháp Luân Công. CCTV cũng tích cực phối hợp trấn áp bằng cách sản xuất rất nhiều tiết mục để vu khống và phỉ báng Pháp Luân Công. Từ ngày 25 tháng 4 năm 2002 đến cuối năm 2003, chỉ trong chưa đầy 2 năm, CCTV đã sản xuất 332 tiết mục vu khống và phỉ báng Pháp Luân Công, nào là “Phỏng vấn tiêu điểm”, “Chương trình thời sự”, “Kênh khoa học kỹ thuật”, “Ý kiến hàng tuần”, “Diễn đàn ngoại giao Trung Quốc”, “Phê bình truyền hình”, “Diễn đàn truyền thông mạng Trung Quốc”, “Kênh đời sống”, v.v.; ngoài ra những tiết mục này đều được truyền hình địa phương phổ biến rộng rãi.

Sau khi bức hại phát sinh, trong 5 năm cầm quyền của Giang Trạch Dân, ĐCSTQ đã đầu tư một lượng lớn tiền cho ngành truyền hình, bao gồm điện ảnh, kịch nhiều tập, hí khúc, kịch nói, v.v. để phỉ báng Pháp Luân Công và truyền bá trong phạm vi Trung Quốc. “Hiệp hội chống tà giáo” của nhà nước cũng tổ chức biên tập ít nhất 37 bộ phim nói xấu Pháp Luân Công, bao gồm phim «Vực thẳm—bản chất của tà giáo» được chính phủ đầu tư 260 vạn nhân dân tệ và kịch truyền hình 24 tập «Mạng sống vô tội» tiêu tốn 480-720 vạn nhân dân tệ.

Ngoài truyền hình phỉ báng Pháp Luân Công, một lượng lớn diễn xuất văn nghệ, tuồng, kịch nói, kinh kịch, v.v. cũng “như hoa nở rộ”. Chỉ riêng năm 2001, Ủy ban Chính trị Luật pháp và Ban Tuyên truyền thành phố Đại Liên đã “tổ chức diễn xuất 179 vở tuồng, kịch nói” nói xấu Pháp Luân Công.

Trong đầu năm 2001, các nhà xuất bản của ĐCSTQ cũng xuất bản hơn 60 cuốn sách bôi nhọ Pháp Luân Công; các nhà xuất bản bao gồm NXB Bộ Tư pháp, NXB Bộ Tuyên truyền, NXB Nhân Dân Nhật báo, NXB Khoa học Phổ cập, NXB Quần chúng, NXB Bắc Kinh, NXB Pháp Luật, v.v. Ngoài Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc, Tổng Công ty Truyền hình Quốc tế Trung Quốc cũng phát hành một lượng lớn đĩa VCD công kích Pháp Luân Công (tập “Phỏng vấn tiêu điểm” của CCTV).

Theo tư liệu, chỉ trong ngày 6 tháng 2 năm 2001, dưới sự hướng dẫn của Phòng 610, 8 triệu thanh thiếu niên của gần 1.000 xã khu thuộc 100 thành phố lớn và vừa trên toàn Trung Quốc đã dán hơn 50 vạn bức họa tuyên truyền, phát hơn 10 triệu tư liệu tuyên truyền và tổ chức hơn 200 buổi mít-tinh phê phán Pháp Luân Công.

Khắp nơi trên toàn quốc đã tổ chức triển lãm ảnh cỡ lớn “Phản đối tà giáo, tôn trọng văn minh”, triển lãm tranh châm biếm, v.v. để công kích Pháp Luân Công; Giang Trạch Dân cũng tự mình tham gia.

Hệ thống giám sát toàn diện phục vụ bức hại

“Công trình lá chắn vàng” (Golden Shield) tiêu tốn 6 tỷ nhân dân tệ đã được ĐCSTQ sử dụng để phong tỏa chân tướng về Pháp Luân Công; tác dụng của nó là chặn và lọc các tin tức sự thật liên quan đến Pháp Luân Công. Trong thời kỳ đầu, ĐCSTQ đã rót một lượng tiền lớn để thiết lập và duy trì hệ thống giám sát toàn diện này.

Theo lời Lý Nhuận Sâm, chủ nhiệm dự án “Công trình lá chắn vàng” kiêm trợ lý Bộ trưởng Công an, thì “Trong cuộc đấu tranh chống ‘Pháp Luân Công’ và các phần tử đối nghịch, ‘Công trình lá chắn vàng’ đã phát huy tác dụng trọng yếu”. “Công trình lá chắn vàng” thực ra là một hệ thống giám sát Internet bao phủ toàn Trung Quốc, được sử dụng rộng rãi để quản chế và bức hại các học viên Pháp Luân Công, trong đó bao gồm việc thiết lập một hệ thống “cảnh sát mạng” hùng hậu. Hiện nay, lực lượng cảnh sát mạng giám sát Internet của ĐCSTQ đã lên tới mấy chục vạn người.

Xuất cảng và thâm nhập hải ngoại

Tại hải ngoại, vào quãng năm 2000, một lượng lớn vật phẩm tuyên truyền phỉ báng và kích động thù hận Pháp Luân Công đã được ĐCSTQ xuất bản và chế tạo, chẳng hạn sách, sách nhỏ, đĩa VCD. Những vật phẩm này được phân phát đến các cộng đồng Hoa kiều, thư viện, trường học và cửa hàng đĩa bên ngoài Trung Quốc.

Một lượng lớn tranh ảnh bôi nhọ Pháp Luân Công đã được ĐCSTQ gửi tới các đại sứ quán, lãnh sự quán Trung Quốc trên khắp thế giới để tổ chức triển lãm ảnh, bao gồm Canada, Hoa Kỳ, Italia, Thụy Sĩ, Áo, Hà Lan, Nga, Bỉ, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Indonesia, Nhật Bản, Australia, New Zealand, v.v.

Trong giai đoạn Giang Trạch Dân nắm quyền, các “công hàm ngoại giao” đính kèm sách nhỏ phỉ báng Pháp Luân Công được ĐCSTQ phân phát tới các cấp chính phủ các nước, các quan chức chính phủ, kênh truyền thông và các tổ chức phi chính phủ. Từ năm 1999 sau khi đàn áp Pháp Luân Công trở đi, khi Liên Hợp Quốc tổ chức hội nghị nhân quyền hàng năm, ĐCSTQ lại phái đoàn đại biểu hơn 500 người tới Geneva để phản đối đề án ngăn chặn vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ, đặc biệt là đề án lên án cuộc bức hại Pháp Luân Công. Chỉ trong vòng 5 năm, số tiền tiêu tốn ước chừng 37,5 triệu đô-la Mỹ.

Để phong bế không gian hải ngoại của Pháp Luân Công, sau năm 1999, hàng loạt an ninh nội địa, công an, cảnh sát mạng, đặc vụ đã được ĐCSTQ phái ra hải ngoại. Quãng năm 2000, có tin nói chỉ tính riêng tại Nam California của Mỹ, số nhân viên đặc vụ của ĐCSTQ lên tới hơn 1 nghìn người. Năm 2007, theo ông Trần Dụng Lâm, nguyên phó lãnh sự Trung Quốc tại Australia, ước tính số gián điệp ĐCSTQ tại Canada lên tới hơn 1 nghìn người.

Mậu dịch và kinh tế được tập đoàn Giang Trạch Dân coi là con bài trọng yếu nhất trong việc mở rộng cuộc bức hại Pháp Luân Công ra hải ngoại. Một số thị trưởng và nghị viên thành phố trên thế giới đã làm chứng, vạch trần việc quan chức ĐCSTQ lợi dụng con bài kinh tế để ép buộc họ ngừng ủng hộ Pháp Luân Công. Thị trưởng Randy Voepel tại California, Mỹ trong băng ghi hình làm chứng gửi Ủy ban Nhân quyền Quốc hội Hoa Kỳ nói: “Ngày 27 tháng 12 năm 2000, tôi đã thu được một phần ngôn từ cứng rắn của Tổng lãnh sự ĐCSTQ tại Los Angeles với bức thư dọa dẫm, trong thư ẩn tàng sự uy hiếp. Bức thư nói: ‘Chúng tôi hy vọng ngài thị trưởng xuất phát từ quan hệ hữu nghị Trung-Mỹ và lợi ích công dân của quý ngài để nghiêm túc cân nhắc yêu cầu của phía Trung Quốc, đừng cấp cho Pháp Luân Công bất cứ hình thức khen thưởng hay giúp đỡ nào, v.v.’ Ngài Voepel nói, điều này khiến tôi cảm thấy vô cùng bất an. Nó khiến tôi cực kỳ sợ hãi.”

Ngày 21 tháng 2 năm 2002, Tạp chí phố Wall bình luận về sự việc này như sau: “Loại thủ đoạn này là lấy dọa dẫm và lừa gạt trộn lẫn lại làm một, ngoài ra còn lấy áp lực kinh tế và ngoại giao để uy hiếp”. Lâm Hòa Lập, nhà phân tích thâm niên về Trung Quốc của CNN nói: “Bắc Kinh vung vẩy cả tiền bạc lẫn ngoại giao”.

Dung túng hủ bại, hủy diệt ĐCSTQ

Theo báo cáo của WOIPFG, “Các cấp chính quyền ra sức đàn áp Pháp Luân Công đã trở thành những người được hưởng lợi, một bộ phận lớn họ được thăng chức và trở nên tham ô hủ bại. Thế nhưng dưới cái ô bảo hộ của Giang Trạch Dân, họ đã tránh khỏi bị trừng phạt”.

Con trai cả Giang Trạch Dân là Giang Miên Hằng, từ một nhân viên công tác phổ thông tại Sở Nghiên cứu Luyện kim Thượng Hải đã được đề bạt làm Phó Viện trưởng Viện Khoa học Trung Quốc. Giang Miên Hằng đã dùng quốc khố Trung Quốc để làm ăn, kiếm tiền bằng cách đầu tư cả trong và ngoài Trung Quốc, rồi sau đó lợi dụng mạng lưới quan hệ rộng rãi của mình với những người đương quyền ĐCSTQ để tiến hành giao dịch.

Ngày 7 tháng 5 năm 2001, Lâm Hòa Lập đăng bài viết “Giang Miên Hằng núp bóng cha để nổi dậy”. Bài báo nói: “Giang Miên Hằng là quản lý đại nội của Giang Trạch Dân, chịu trách nhiệm toàn bộ đầu tư về ngoại thương”. Sau năm 2000, Giang Miên Hằng bắt đầu dính líu vào “Công trình lá chắn vàng”. Theo Tạp chí Thế giới tháng 6 năm 2002, Giang Miên Hằng tuyên bố: “Trung Quốc nhất định phải thiết lập một mạng quốc gia độc lập với mạng Internet bên ngoài”.

Vào năm 2010, Tăng Khánh Hồng, một người tích cực theo Giang Trạch Dân bức hại Pháp Luân Công đã bị phơi bày rằng trong năm 2009, con trai ông ta đã rút ruột 32,4 triệu đô-la Úc để mua sắm một biệt thự sang trọng tại Sydney.

Ngày 14 tháng 6 năm 2011, Ngân hàng Trung ương ĐCSTQ tuyên bố trước năm 2008, quan tham ĐCSTQ đã mang theo 800 tỷ nhân dân tệ tài sản để đào thoát ra nước ngoài, thế nhưng bài đăng tải đã biến mất trên mạng Internet chỉ 3 ngày sau.

Tại Trung Quốc ngày nay, cực hình và phá hoại của ĐCSTQ đối với học viên Pháp Luân Công theo “Chân-Thiện-Nhẫn” đã khiến đạo đức xã hội trượt dốc nhanh chóng. Sự dung túng tham nhũng và hủ bại của ĐCSTQ trong thời kỳ Giang Trạch Dân nắm quyền đã khiến phân hóa giàu nghèo lên tới mức cực kỳ nghiêm trọng, khiến ĐCSTQ nay như đang ngồi trên miệng núi lửa của quần chúng nổi dậy.

Dịch từ:

http://news.zhengjian.org/node/8244



Ngày đăng: 20-07-2011

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.