Tu xuất chân ngã tiên thiên



Tác giả: Đệ tử Đại Pháp ở Đại Khánh, Trung Quốc

[Chanhkien.org] Hôm nay, một đồng tu nói với tôi rằng ở trong vùng của anh, một số học viên rất bối rối và không biết phải tu luyện thế nào. Một số học viên đã tu luyện hơn 10 năm nhưng một số chấp trước và quan niệm con người vẫn tồn tại. Khi môi trường bên ngoài căng thẳng, một số học viên trở nên sợ và trốn trong nhà. Một số học viên bị can nhiễu bởi nghiệp bệnh; triệu chứng của họ vẫn tồn tại ngay cả sau khi phát chính niệm. Cuối cùng, họ qua đời.

Tại sao điều này có thể xảy ra? Tại sao một số học viên ngày càng không thấy tương lai, mặc dù họ đã tu luyện rất lâu? Tại sao trạng thái “Thần” của các học viên khác không thể giúp họ?

Nhiều học viên đã trải qua khổ nạn kể từ ngày 20/7/1999. Chúng ta đã tu luyện như thế nào trong thời gian này? Điều này thì chính bản thân người đó mới biết. Chúng ta đều biết rằng trong mâu thuẫn, chúng ta cần nhìn vào trong và hoàn toàn phủ nhận an bài của cựu thế lực. Nhưng khi xung đột thực sự xảy ra, xuất phát điểm của một số học viên là bảo vệ chính họ. Ngay từ đầu, họ đã bảo vệ lợi ích cá nhân của bản thân; và sau đó, họ bảo vệ quan niệm và ý kiến của riêng họ. Họ không cho phép các học viên khác phê bình họ. Cũng như Sư phụ giảng trong “Giảng Pháp tại Manhattan [2006]”: “Rất nhiều chư Thần nói bên tai tôi rằng: ‘Rất nhiều đệ tử của Ngài là không thể nói [bảo] được, hễ nói [bảo] là ‘nổ tung’ lên, nói cũng không thể nói thì sao mà được, không thể để người khác nói thì tu thế nào; đó gọi là người tu luyện nào vậy, v.v. v.v.’” Khi đối mặt với một số tình huống phức tạp, một số học viên thích dùng lý giải của bản thân để tạo gián cách, chẳng hạn như “anh ấy đúng”, “anh ấy sai”, v.v. Họ không hề tu khẩu. Ở bề mặt, họ cũng làm ba việc và đôi khi kết quả là tốt, nhưng họ không thật sự dụng tâm làm. Họ không chứng thực Pháp bằng bản tính thực sự của họ. Họ chưa hề tu xuất lai “chân ngã tiên thiên”.

Tu xuất chân ngã tiên thiên là một biểu hiện của sự trưởng thành trong Pháp. Đây là biểu hiện của sự thuần tịnh; từ hành vi, lời nói, cho đến ý niệm của người tu luyện. Cả website Minh Huệ và Chánh Kiến đều đã thu thập các bài viết với chủ đề “Thần tại nhân gian”. Đây là trạng thái hiện thời của tiến trình Chính Pháp. Khi đệ tử Đại Pháp tu xuất ra chân ngã, trong thế giới con người này, họ không truy cầu danh lợi và không bị ảnh hưởng bởi cái “tình”. Họ nghiêm khắc với bản thân bằng cách chiểu theo yêu cầu của Đại Pháp. Mặc dù một số người không thể nhìn thấy không gian khác, nhưng trong bất cứ hiện trạng xã hội hay thiên tai nhân họa nào, họ vẫn có thể tìm câu trả lời ở trong Pháp.

Trong bài giảng thứ nhất «Chuyển Pháp Luân», Sư phụ giảng: “Người ngồi chỗ kia, không động tay không động chân, mà có thể làm những điều mà mọi người dùng hết cả tay lẫn chân cũng không làm được; có thể thấy được Lý chân chính của các không gian vũ trụ; thấy chân tướng của vũ trụ; thấy những điều người thường không thấy. Chẳng phải đó đã là người tu luyện đắc Đạo? Chẳng phải đó đã là Đại Giác Giả? Liệu có thể nói người ấy cũng như người thường? Chẳng phải là người tu luyện đã giác ngộ rồi? Gọi là ‘Giác Giả’ chẳng đúng sao?”. Nhiều học viên Đại Pháp có thể tiêu diệt rất nhiều nhân tố tà ác khi chính niệm của họ mạnh, điều mà người thường không thể làm được cho dù có động cả tay lẫn chân. Trong quá trình tu luyện hết sức thực tại, liên tục hướng nội đã trở thành cơ chế tu luyện của họ. Mặc dù họ không thể thấy các nguyên lý ở không gian khác, sự thuần Chân, thuần Thiện của họ đối với Sư phụ và Đại Pháp đã khiến rất nhiều đồng tu cảm động. Chẳng phải đây là biểu hiện của ‘Thần tại nhân gian’ hay sao?

Vài ngày trước, tôi đã tham dự một buổi chia sẻ kinh nghiệm nhỏ. Các đồng tu đã nói chuyện một cách hết sức cởi mở. Tất cả họ đều nhìn vào trong. Tôi rất vui khi chứng kiến sự thuần phác trong nội tâm họ. Ngoài việc phù hợp với người thường một cách tối đa, họ tu luyện trong khi làm ba việc, và phát huy năng lực tối đại của đệ tử Đại Pháp. Lấy ví dụ, trong vòng 12 năm qua kể từ năm 1999, tôi đã phải đối mặt với việc bị tà ác bắt giữ phi pháp cũng như ma nạn trong gia đình. Khi đối mặt với các chấp trước, tôi đã hối tiếc, chỉ trích bản thân, khóc lóc và tự tát vào mặt mình. Năm hay sáu năm trước, tôi đã tìm thấy các chấp trước lớn nhất của tôi, đó là sắc dục và tật đố. Đặc biệt, chấp trước ganh tỵ tật đố đã khảo nghiệm tôi hàng ngày. Tôi hoặc là giận dữ với cách làm việc của cha tôi, hoặc là căm phẫn bất bình về những khổ nạn mà vợ tôi đã gây ra cho tôi, hoặc là thống hận những người cảnh sát đã đánh đệ tử Đại Pháp tới chết. Nhưng chỉ một hay hai giây sau, tôi lập tức nhận ra rằng tâm thái của tôi đã sai. Đệ tử Đại Pháp không nên ôm giữ những ý nghĩ này. Tôi đọc nhẩm “Pháp chính càn khôn, tà ác toàn diệt” để thanh trừ nó. Tình hình dần dần trở nên tốt hơn. Tâm tật đố cũng như sự căm phẫn bất bình của tôi giờ đã giảm bớt nhiều so với trước. Khi học Pháp sâu hơn, tôi có thể ức chế sự can nhiễu của sắc dục ngày càng nhiều. Nó biểu hiện rằng tôi không dễ phạm sai lầm như trước nữa. Trên đường tới nơi làm việc và trở về nhà, tôi luôn nhẩm niệm “Luận ngữ”, “Hồng Ngâm”, v.v. Sau khi làm việc xong, tôi khẩn trương học Pháp. Mỗi ngày, ngoại trừ thời gian cần thiết để duy trì sinh hoạt thiết yếu, tôi dành toàn bộ thời gian vào làm ba việc. Tuy nhiên, chấp trước sắc dục và tật đố của tôi vẫn chưa bị thanh lý kiền tịnh hoàn toàn. Tại đây, tôi phơi bày chúng ra để có thể triệt để thanh trừ chúng.

Ngoài ra, Sư phụ đã yêu cầu chúng ta cứu độ thêm chúng sinh, do đó chúng ta cần nỗ lực hơn nữa để giảng chân tướng và tìm cách thức thích hợp để thực hiện. Lấy ví dụ, nếu một người có kỹ năng trình bày tốt, thì người ấy có thể giảng chân tướng mặt đối mặt; nếu một người có kỹ năng máy tính tốt, thì người ấy có thể làm tài liệu giảng chân tướng; nếu một người có tư tưởng thuần tịnh và chính niệm mạnh, thì người ấy có thể phát chính niệm ở cự ly gần. Tất nhiên, nhiều đệ tử Đại Pháp đảm nhiệm cùng lúc nhiều vai trò. Họ không chỉ giảng chân tướng, mà còn kiêm cả phát chính niệm ở cự ly gần, hàng ngày đều bận bịu, rất là tinh tấn. Sau khi người thân và bạn bè họ đã hiểu sự thật, những đệ tử Đại Pháp này đi tới các vùng nông thôn hoặc địa phương xa xôi để giảng chân tướng. Bởi vì con người ngày nay đang chìm trong mê, chúng ta phải giảng chân tướng thuận theo chấp trước của họ. Khi một học viên có thể hòa tan trong Pháp, người ấy sẽ cảm thấy hạnh phúc, thư thái và ngày càng cảm nhận được sự từ bi hồng đại của Sư phụ, cũng như tiến trình mau chóng của Chính Pháp. Làm sao chúng ta có thể mơ màng đây?

Sư phụ nói trong “Lời chúc Pháp hội Canada 2009”: “Hãy kiên định đi trên đường cuối cùng cho tốt, học Pháp cho tốt, tu tốt cơ sở của bản thân mình, chính niệm tự nhiên sẽ mạnh; những việc mà đệ tử Đại Pháp cần phải làm sẽ nhất định được làm tốt. Tà ác kết thúc rồi, hoàn cảnh biến đổi rồi, thì càng không được buông lơi tu luyện của bản thân mình, trong sứ mệnh thần thánh cứu độ chúng sinh hãy truy luyện uy đức và huy hoàng của chư vị!” Đã đến lúc cuối cùng rồi. Chúng ta cần khẩn trương hơn nữa. Chỉ có như vậy, chúng ta mới xứng đáng được cứu độ bởi Đại Pháp; chỉ có như vậy, chúng ta mới xứng đáng được nhận danh hiệu đệ nhất trong vũ trụ “đệ tử Đại Pháp thời Chính Pháp”; và chỉ có như vậy, chúng ta mới xứng đáng được nhận sự kỳ vọng của vô lượng chúng sinh.

Bạn càng hòa tan trong Pháp bao nhiêu, phía bản tính của bạn sẽ càng cải biến bấy nhiêu, các nhân tố và vật chất xấu sẽ không chế ước bạn như trước được nữa. Do đó, phía Thần của bạn sẽ tự nhiên được hiển hiện xuất lai. Bất kể làm điều gì, hãy chiểu theo yêu cầu của Đại Pháp thay vì mang tính cưỡng chế hay ôm giữ một chủng chấp trước. Trong trạng thái thuần tịnh như vậy, bạn còn sợ gì tà ác? Còn có bất cứ chấp trước nào trong khi làm các việc hay không? Khi những chấp trước vừa mới manh nha, trường năng lượng cường đại trong cơ thể bạn sẽ lập tức tiêu diệt chúng. Trạng thái này chính là: “Kim cương bách luyện thanh thuần hiện” (“Cảm khái”).

Tôi thường tự khích lệ chính mình với bài thơ “Đạo trung” của Sư phụ trong tập “Hồng Ngâm”:

Đạo trung

Tâm bất tại yên —Dữ thế vô tranh.
Thị nhi bất kiến —Bất mê bất hoặc.
Thính nhi bất văn —Nan loạn kỳ tâm.
Thực nhi bất vị —Khẩu đoạn chấp trước.
Tố nhi bất cầu —Thường cư đạo trung.
Tĩnh nhi bất tư —Huyền diệu khả kiến.

Tạm dịch:

Đạo trung

Tâm không để đây —Không tranh với đời.
Nhìn mà chẳng thấy —Không mê không hoặc.
Nghe mà chẳng theo —Tâm đâu rối loạn.
Ăn chẳng theo vị —Miệng dứt chấp trước.
Làm mà chẳng cầu —Luôn ở trong Đạo.
Tĩnh mà chẳng nghĩ —Thấy được huyền diệu

Để so sánh bản thân với sáu trạng thái trong “Đạo trung”, tôi thường nhìn vào trong để tìm những chỗ trong tâm tính mà tôi làm chưa tốt. Tôi liên tục hướng nội và làm ba việc một cách hết sức thực tại thay vì hời hợt bề mặt. Không có chỗ mê mờ nào ở đây. Tất nhiên, đệ tử Đại Pháp ở các tầng thứ khác nhau có các nhận thức khác nhau. Nếu tôi còn có chỗ thiếu sót, xin vui lòng chỉ ra cho.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2011/4/19/73610.html
http://pureinsight.org/node/6155



Ngày đăng: 11-06-2011

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.