Hồi tưởng Sư phụ Lý truyền Pháp tại Tề Tề Cáp Nhĩ



Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc

[Chanhkien.org] Tọa lạc tại bình nguyên Tùng Hoa Giang-Nộn Giang, thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ, tỉnh Hắc Long Giang được biết đến với những con người thuần phác, nghĩa hiệp và phóng khoáng. Tề Tề Cáp Nhĩ quá khứ gọi là Lão Bặc Khuê, Trát Long Hương, là quê hương của hạc đầu đỏ. Vì thế Tề Tề Cáp Nhĩ còn được gọi là Tác Hạc Thành và Hạc Hương. Hạc đầu đỏ, còn gọi là tiên hạc, bắt nguồn từ văn hóa tu luyện cổ xưa của Trung Quốc, khi nhiều người tu Đạo quá khứ đắc Đạo thành tiên, cưỡi hạc lên trời. Con người nơi đây có nhân duyên to lớn với Pháp Luân Đại Pháp, hay còn gọi là Pháp Luân Công. Sư phụ Lý Hồng Chí từng truyền Pháp tại Tề Tề Cáp Nhĩ vào ngày 16 tháng 7 năm 1993, rất nhiều người đã may mắn được nghe Sư phụ Lý đích thân giảng Pháp.

Khi tới Tề Tề Cáp Nhĩ, Sư phụ Lý ở tại Phòng 301 khách sạn Ngũ Nhất, tọa lạc ở phía Bắc quảng trường Trung Hoàn. Mặc một chiếc áo sơ mi trắng, Sư phụ Lý trông thật kiền tịnh và giản dị. Những người phục vụ khách sạn đều coi Sư phụ như một đại sư khí công vĩ đại, khí chất phi phàm, quả đúng là bậc cao nhân. Thế nhưng Sư phụ đối xử với người khác đều rất hòa ái, bình dị dễ gần.

Cung văn hóa Điện Lực thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ. Sư phụ Lý đã truyền Pháp truyền công tại đây từ ngày 16 đến 23 tháng 7 năm 1993.

Nơi khách sạn Ngũ Nhất từng tọa lạc.

Khách sạn Ngũ Nhất nằm ngay gần công viên Long Sa và Cung văn hóa Điện Lực thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ. Vào sáng sớm, Sư phụ Lý thường đi dạo ở công viên Long Sa. Một ngày nọ, khi đang tản bộ tại công viên, Sư phụ nhìn thấy một người phụ nữ đang cõng đứa bé trai 12 tuổi trên lưng. Sư phụ Lý tiến đến và hỏi: “Đứa bé này bị sao vậy?” Người phụ nữ đáp: “Dạ thưa bị bại liệt”. Sư phụ Lý nói cô hãy đặt đứa bé xuống, và cô làm y lời. Sư phụ làm một vài động tác về đứa bé, và đứa bé lại có thể đứng dậy. Rất nhiều người chứng kiến đều kinh ngạc, họ nói: “Đứng dậy lại được rồi! Đứng dậy lại được rồi!” Người phụ nữ xúc động nói: “Thật đúng là thần tiên rồi! Tôi xin cảm tạ Ngài.” Vừa quay lại vừa nói: “Cám ơn!”, thì đã thấy vị ân nhân đi mất rồi.

Công viên Long Sa.

Cổng vào số 2 của công viên Long Sa.

Nhiều người tại Tề Tề Cáp Nhĩ đều biết rằng ở cổng vào số 2 của công viên Long Sa đã từng có một người bán dạo, chuyên đi bán thuốc nhổ răng. Người này đến từ phương Nam, thuốc nước của ông nhổ răng được xếp thành một đống. Trong bài giảng thứ Bảy, «Chuyển Pháp Luân», Sư phụ Lý giảng:

“Vào thời giảng bài tại Tề Tề Cáp Nhĩ tôi có nhìn thấy một người dựng quầy ngoài phố để nhổ răng cho người ta. Nhìn qua là thấy vị này đến từ phương Nam, không ăn mặc theo kiểu người vùng Đông Bắc. Ai đến cũng không từ, ai đến vị ấy cũng nhổ, răng nhổ được xếp thành một đống thế này.”

“Khoa học của Trung Quốc cổ đại khác với khoa học hiện nay mà chúng ta học từ phương Tây, nó đi theo một con đường khác, có thể đưa đến trạng thái khác. Do đó không thể dùng phương pháp nhận thức của chúng ta hiện nay để nhận thức khoa học kỹ thuật của Trung Quốc cổ đại, bởi vì khoa học Trung Quốc cổ đại là nhắm thẳng vào nhân thể, sinh mệnh, vũ trụ; nhắm trực tiếp vào những điều ấy mà nghiên cứu, do đó nó đi theo một con đường khác.”

Khi giảng Pháp tại Tề Tề Cáp Nhĩ những năm ấy, Sư phụ Lý đã xuất ra rất nhiều Pháp Luân để tìm người hữu duyên. Ngay khi chưa tham dự khóa giảng, một học viên nọ đã cảm nhận được Pháp Luân xoay chuyển trong cơ thể, và chỉ sau khi nghe Sư phụ giảng Pháp thì mới hiểu ra. Ngoài ra, Sư phụ Lý còn đích thân kiến lập nhiều trạm phụ đạo và điểm luyện công tại Tề Tề Cáp Nhĩ. Sau khi kết thúc khóa giảng, Sư phụ Lý không muốn các học viên tiễn đến tận ga xe lửa, vì vậy các học viên chỉ có thể đứng trước Cung văn hóa Điện Lực, ở con đường dẫn đến ga xe lửa chờ Sư phụ đi qua và tạm biệt Sư phụ. Mọi người đều ứa nước mắt tiễn đưa Sư phụ, quyến luyến chia tay, đưa ánh mắt nhìn Sư phụ dần khuất trong bóng đêm mịt mùng…

Các học viên tại Tề Tề Cáp Nhĩ yên hòa luyện công nơi công cộng trước năm 1999.

Các học viên tại Tề Tề Cáp Nhĩ yên hòa luyện công nơi công cộng trước năm 1999.

Pháp Luân Đại Pháp là Đại Pháp tu luyện thượng thừa của Phật gia bắt nguồn từ văn hóa Trung Quốc cổ xưa, được Sư phụ Lý Hồng Chí truyền xuất lần đầu tiên tại Trường Xuân vào tháng 5 năm 1992. Tính đến nay, Đại Pháp đã hồng truyền ở trên 100 quốc gia, bao gồm cả Đài Loan, Hồng Kông và Ma Cao, với hơn 100 triệu học viên. Người tu luyện Đại Pháp chiểu theo sự chỉ đạo của “Chân, Thiện, Nhẫn”, thể xác và tinh thần đạt được tịnh hóa và thăng hoa.

Thế nhưng tại Trung Quốc, Đại Pháp lại phải hứng chịu một trong những cuộc bức hại tàn khốc nhất từ trước tới nay. Ngày 20 tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân xuất phát từ tính ích kỷ và ghen tỵ đã công khai phát động cuộc đàn áp đối với Pháp Luân Công. Ngày 10 tháng 6 năm 1999, ông ta đã ra lệnh thành lập “Phòng 610”, một tổ chức tương tự Gestapo của Phát-xít Đức chịu trách nhiệm đàn áp Pháp Luân Công, bất chấp Hiến pháp Trung Quốc. Tổ chức này nằm ngoài vòng pháp luật, đứng cao hơn tất cả các cơ quan chính phủ, lực lượng vũ trang và cảnh sát. Nhiều chính sách đã được đưa ra, bao gồm “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể” các học viên Pháp Luân Công. Kết quả là nhiều học viên tại Tề Tề Cáp Nhĩ bị bức hại đến chết, nhiều người tu luyện bị bắt giam, đưa vào trại lao động, lang thang không nhà cửa, vô số gia đình bị ly tán. Các nhà tù và trại lao động thậm chí còn cấu kết với Bệnh viện số 1 Tề Tề Cáp Nhĩ để thu hoạch nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công đem bán, còn thi thể họ bị hỏa táng để xóa dấu vết…

Tuy nhiên, chân lý sẽ không bị dập tắt chỉ vì cường quyền và bạo lực. Người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp không bị những lời dối trá đầu độc, cũng không hề lùi bước trước sự tra tấn và hành hạ. Hơn 10 năm qua, các học viên Pháp Luân Công không sợ cường quyền bạo chính, đã trước sau kiên định vào chính tín, vượt xa ý chí của người thường. Họ hòa bình và lý trí phản đối cuộc bức hại, kiên trì bền bỉ giảng chân tướng về cuộc bức hại Pháp Luân Công cho dân chúng. Ý chí kiên định bất khuất của họ tỏa sáng khắp trời đất, máu và nước mắt của họ đã duy hộ chân lý và sự thật lịch sử.

Tính đến nay, Pháp Luân Đại Pháp đã nhận được hơn 3.000 giải thưởng từ khắp các nước trên thế giới. Các cuốn sách của Pháp Luân Công đã được dịch sang hơn 30 thứ tiếng và xuất bản ở khắp nơi trên thế giới. Tinh thần Chân-Thiện-Nhẫn siêu việt chủng tộc và biên giới quốc gia, được ca ngợi và tán dương rộng khắp.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2010/11/23/69841.html
http://pureinsight.org/node/6067



Ngày đăng: 14-12-2010

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.