Tâm đắc thể hội: Hiểu biết về việc học Pháp



Tác giả: Một học viên tại hải ngoại

[Chanhkien.org] Tôi đã đi dự Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm tại Washington D.C vào hồi tháng Bảy và được nghe Sư phụ giảng Pháp. Tôi rất cảm động. Sau khi về nhà, tôi đã suy nghĩ rất nhiều làm thế nào để dùng Pháp hướng dẫn trong đời sống hằng ngày bằng lời nói và hành động. Điều này sẽ giúp cho sự tu luyện của tôi không bị đảo lộn và tôi có thể bình tâm học Pháp với lòng thành tâm của tôi. Khi đọc Chuyển Pháp Luân, tôi có thể chú ý rằng tôi đã bỏ sót nhiều đoạn trước đây. Sau khi bài giảng Giảng Pháp tại Pháp hội Quốc tế Washington D.C [2009] được đăng lên, tôi đọc lại nhiều lần. Trong thời gian đó, tôi gặp rất nhiều sự kiện. Tôi chú ý rằng khi một người nhìn sự việc dựa theo Pháp, người đó luôn luôn có thể có những trí huệ mới.  Dưới đây là vài ví dụ:

I.
Sư phụ nói trong bài giảng:

Về phối hợp giữa chư vị với nhau, trong tâm bất bình, kích động tức giận, những lúc ấy rất khó xét nghĩ bản thân, thử xem trạng thái bản thân thế nào, xuất phát điểm là tâm nào của con người. Đa số là ý kiến của bản thân không được chấp nhận, hoặc coi thường người khác; phản ánh của loại tâm ấy là mạnh mẽ nhất.

Những lời này phản chiếu lại trong đầu của tôi nhiều lần trong vòng một, hai tuần qua. Đặc biệt là khi có việc xảy ra có tính cách bất công, khi hiểu được những vấn đề này với Pháp, tôi thấy điều này chính là sự thật. Hơn nửa năm qua và trước đó, tôi chịu trách nhiệm cho một công việc tại nơi làm việc của tôi. Khi công việc này mở rộng, thì tôi chịu nhiều trách nhiệm hơn, và tôi trở nên quá bận rộn. Tuy nhiên, khi ông sếp của tôi từ từ yêu cầu một đồng nghiệp của tôi nhận bới vài trách nhiệm. Tôi cảm thấy buồn về điều đó, dường như tôi làm ngơ điều đó. Thậm chí tôi còn có cảm giác không tốt và không có thích lắm để làm việc như tôi làm trước đây. Khi bình tâm và nghĩ về lời giảng của Sư phụ, tôi thấy rằng thật ra tôi đã chứng thực cho chính tôi, mặc dầu trên bề mặt dường như tôi có trách nhiệm cho công việc đó. Tôi không muốn đồng nghiệp của tôi chia sẻ trách nhiệm vì tôi nghĩ rằng tôi không đủ khả năng làm việc đó. Khi so sánh chính tôi với lời dạy của Sư phụ, có phải là tôi đang bị rắc rối tại điểm này không?  Khi đọc tới đoạn “tâm tật đố” trong Chuyển Pháp Luân, tôi cũng có cảm giác giống như thế. Vì thế, tôi thay đổi thái độ của tôi và không để bị những ý niệm xấu như thế ảnh hưởng. Ngược lại, tôi chỉ chú tâm vào trách nhiệm của tôi là làm thật tốt. Thì tôi thấy rằng hiệu quả công việc của tôi tốt hơn. Tôi không còn lo lắng điều này điều kia nữa, chỉ bận rộn thêm nhưng không mang lại kết quả thực tế gì. Tương tự, tôi thay đổi thái độ về nhiều phương diện. Trước đây, bất cứ khi nào có việc gì xảy ra hay có ai nói về điều gì đó. Tôi thường phán xét họ, nghĩ rằng người đó là ích kỷ hay nói điều gì đó sai trái. Thật ra, một đệ tử Đại Pháp nên chứng thực Pháp, không phải là cho bản thân. Ngoài ra, tôi đã ngạo mạn về nhiều việc. Khi lắng nghe họ với lòng từ tốn, tôi thường thấy họ có nhiều phần tốt trong đó, và nhiều điều như thế tôi thường làm ngơ trước đây.

II.
Sư phụ nói trong bài giảng Pháp tại Pháp hội Washington D.C [2009]:

Làm việc thì nghĩ đến người khác, gặp mâu thuẫn thì nghĩ đến bản thân mình; lời này có thể mọi người đều biết nói, cũng đều minh bạch, nhưng vào lúc then chốt thì không nghĩ ra.

Tôi gặp một bậc cha mẹ khác khi tôi đón con tôi tại nhà giữ trẻ sau khi làm việc. Tôi nghĩ muốn nói chuyện với ông một lúc nhưng ông có vẻ lạnh nhạt với tôi. Tôi thấy buồn và nghĩ về điều này trên đường về nhà, không biết tại sao ông lại đối xử với tôi như thế. Sau đó dần dần tôi có thể nhìn điều này từ góc cạnh khác. Mặc dầu bậc phụ huynh đó không nói chuyện nhiều với tôi, ông nói chuyện với thầy giáo tại nhà trẻ một lúc. Ngược lại, khi tôi đến tôi chỉ chào sơ qua với thầy giáo và thu xếp áo quần cho con tôi và cùng ra về với ông. Có phải đó là cách cư xử của vị phụ huynh đó đối với tôi chính là phản ảnh cách cư xử của tôi đối với người khác không? Nhìn lại, tôi thấy việc đó cũng xảy ra tại nơi làm việc của tôi. Tôi dường như bận suốt thời gian. Khi nói chuyện với đồng nghiệp, tôi chỉ bàn về công việc dính líu với tôi. Trên bề mặt, nó có nghĩa là có trách nhiệm với công viêc, nhưng thực ra chỉ là tôi không thèm để ý đến người khác. Từ Pháp, chúng ta hiểu rằng mỗi con người đến từ nguồn gốc khác nhau và nó đã trải qua một thời kỳ khá dài trong lịch sử. Vì thế, mỗi người có cách hiểu và quan điểm của họ. Như trong xã hội hằng ngày, chúng ta có thể thấy rằng mỗi người có ý kiến khác nhau và cách hiểu về đời sống. Chúng ta đã nói về cứu độ chúng sinh. Nếu chúng ta không quan tâm đến họ và không muốn lắng nghe với họ, làm thế nào chúng ta cứu họ được? Nếu tôi chỉ cần bỏ chút thời gian nói chuyện với đồng nghiệp về những khó khăn của họ lâu lâu một lần thì đâu có mất nhiều thời gian, tuy nhiên mối quan hệ của tôi đối với họ sẽ khác nhau rất nhiều. Khi cảm thấy người chung quanh mình không đúng với mình và khi so sánh với lời nói của Sư phụ, chúng ta có thể tìm thấy vấn đề là từ chúng ta.

III.
Sư phụ dạy trong bài giảng Giảng Pháp tại Pháp hội Washington D.C [2009]:

Đệ tử Đại Pháp khi giảng chân tướng [mà] muốn khiến người ta có cải biến, muốn có thể cứu được cá nhân ấy, [thì] chư vị không được kích động nhân tố phụ diện của con người. Nhất định phải Thiện, thì mới có thể giải quyết vấn đề, mới có thể cứu được cá nhân đó.

Vì thế Từ Thiện này hễ xuất lai, thì lực lượng của Ông là vô tỷ; bất kể nhân tố bất hảo nào cũng đều bị giải thể.

Cha mẹ vợ tôi không biết nhiều sự thật về Pháp Luân Công. Họ không ủng hộ việc tôi tu luyện và đôi khi cãi vã với tôi về điều này. Ngoài ra, cha vợ của tôi thì sống nội tâm và rất ít nói. Ông cũng bị hơi điếc tai và không nghe rõ. Mỗi ngày khi tôi đi làm về, tôi chào ông, nhưng ông không trả lời hay thậm chí không nhìn tôi. Tôi không biết là ông không nghe hay muốn thờ ơ với tôi. Gặp hoàn cảnh này, tôi rất giận, nhưng cảm thấy không làm gì được. Sau khi học Pháp, tôi có hiểu biết mới. Thật ra tôi có ý nghĩ không tốt với cha mẹ vợ tôi vì họ không biết sự thật. Tôi rất thất vọng với sự cãi vã hằng ngày của họ và nghĩ họ bị ảnh hưởng bởi văn hoá của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhưng không tự biết được. Họ không biết nhiều về đời sống tại Mỹ nhưng muốn nói nhiều lời không thực tế về điều này, điều nọ và tôi thấy buồn về điều này. Một người tu luyện nên bình tĩnh và tâm trong sạch và đối xử với người khác bằng thiện tâm. Khi chúng ta có những cảm giác không tốt với người thường hay làm những việc mà họ không hiểu được, thì hoàn cảnh có thể bị dính chặt tại đó hoặc có thể tệ hơn. Điều này có thể là duyên nghiệp từ trong quá khứ [mà chúng ta không giải quyết tốt].  Nhưng mọi sinh linh hôm nay đến là vì Pháp và chỉ Pháp mới có thể hoá giải được mọi thứ. Vì cha mẹ vợ tôi không biết sự thật, tôi cần phải giảng rõ sự thật cho họ và chứng thực Pháp. Tôi cũng cần phát chính niệm để trừ diệt những phần tử can nhiễu bên sau họ. Tôi cần phải đối xử với họ như cha mẹ của tôi, lo lắng về những điều họ cần thiết, đặc biệt là tại một quốc gia mà họ không nói được ngôn ngữ ở đó.Tôi dần dần biết rằng nếu một người có thể tránh được nóng nảy và kiên trì trên con đường tu luyện, người đó có thể tu luyện được tinh tấn hơn.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2009/7/31/60855.html

http://pureinsight.org/node/5833



Ngày đăng: 22-11-2009

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.