‘Trận chiến giữa Thiện và Ác’ từ một lời tiên tri Ba Tư cổ
Tác giả: Một học viên Đài Loan
[Chanhkien.org] Một nhà tiên tri thời Ba Tư cổ tên là Zoroaster (hay còn gọi là Zarathustra) [630-550 trước công nguyên] đã từng dự báo sẽ có ‘một trận chiến giữa Thiện và Ác.’ Ông nói rằng ông đã nhận được một nhiệm vụ thần thánh từ Ahura Mazda, vị Chúa tể Trí tuệ và Thần Quang minh, người rao giảng Sự thật. Ông đã tiên đoán rằng toàn thế giới sẽ bị đưa vào trận chiến giữa Thiện và Ác bởi vì một nhóm thế lực Hắc ám sẽ chống lại lực lượng Quang minh (Ánh sáng). Loài người có thể được cấp cho sức mạnh để chọn lựa giữa Thiện và Ác. Thời kỳ kết thúc của thế giới sẽ tới khi lực lượng Quang minh giành thắng lợi và những linh hồn được cứu rỗi sẽ tận hưởng niềm vui chiến thắng,
Ông phân chia sự phát triển của thế giới ra làm bốn giai đoạn, với ba ngàn năm trong mỗi giai đoạn. Trong ba ngàn năm đầu tiên, thế giới vật chất này được tạo ra. Vào thời điểm cuối của ba ngàn năm tiếp theo, Ahriman, kẻ cầm đầu thế lực Hắc ám, sẽ cố gắng hủy diệt thế giới. Vào thời điểm cuối của ba ngàn năm sau đó, Ahriman đã thành công, nhưng hắn sẽ mang đến sự hủy diệt cho chính mình. Vào lúc bắt đầu ba ngàn năm cuối cùng, Zoroaster sẽ chuyển sinh và mang đến một đức tin mới cho nhân loại. Trong lúc ấy, nhân loại sẽ phải trải qua một thử thách cuối cùng, từ bỏ mọi đặc tính trái luân lý để trở thành những người tiên phong và lãnh đạo thế giới mới.
Theo lời tiên tri của Zoroaster, bản tính con người là rực rỡ và đức hạnh, nhưng Ahriman muốn hủy diệt mọi thứ. Do đó, một thế giới với cả Thiện lẫn Ác sẽ đồng thời tồn tại và loài người cần phải lựa chọn một trong hai. Sau khi chết, linh hồn sẽ phải đi qua một chiếc cầu. Linh hồn cao thượng sẽ được lên thiên đàng; linh hồn xấu xa sẽ phải xuống địa ngục. Trong trận chiến đó, một linh hồn trong sạch không tội lỗi sẽ hòa mình vào một thế giới mới.
Ý nghĩ về Thiện và Ác
Những người dân sống tại mảnh đất Ba Tư (Iran) ngày nay đã không còn tin vào Hỏa giáo (*) chút nào nữa. Họ tin vào “trận chiến giữa cái ác với cái ác.” Cách suy nghĩ đầy hận thù này đã gây ra cho họ rất nhiều thảm họa, bởi vì họ không còn theo lời dạy của Zoroaster về “chống lại cái Ác bằng cái Thiện, hãy để ánh quang minh hiển lộ và bóng tối biến mất.”
Trong lời tiên tri của Zoroaster, Thiện và Ác không phải là những mô tả lý thuyết hay các hành vi trên bề mặt. Chúng là hai lực lượng [đối kháng] cùng tồn tại trong xã hội nhân loại. Tất cả nhân loại đều cần phải chọn lựa giữa Thiện và Ác. Điều này không có nghĩa là một số ý nghĩ hay hành vi nhất định là Thiện còn những cái khác là Ác! Trong trận chiến giữa Thiện và Ác trong vũ trụ, cái Thiện chân chính sẽ loại bỏ tất cả cái Ác và tự hòa tan vào ánh quang minh (ánh sáng). Ở bên kia, bóng đêm chính là cái Ác.
Con người hiện đại hiểu về Thiện và Ác dựa trên hành vi và động cơ thúc đẩy. Điều này có thể dễ dàng thay đổi tiêu chuẩn [phân biệt] giữa Thiện và Ác. Đánh giá Thiện và Ác từ hành vi có thể dễ dàng thừa nhận những hành vi tưởng như tốt và theo nghi thức bề mặt. Đánh giá từ động cơ thúc đẩy có thể dẫn tới làm điều xấu một cách có lý do. Lấy ví dụ, cả hai bên đều tranh luận rằng hành vi của họ là tốt, và chỉ dựa trên tiêu chuẩn của riêng họ. Tuy nhiên, việc lập luận đó bản thân nó là tốt? Chẳng phải các bên đang tranh luận đã sử dụng chính “lập luận” của họ ư? Do đó, rất khó để hiểu được nguyên lý giữa Thiện và Ác từ quan niệm của con người.
Vài tiêu chuẩn về ‘cái tốt’ ở xã hội nhân loại thực ra là không tốt! Lấy ví dụ, tốt với cha mẹ và trung thành với tổ quốc được coi là những hành vi tốt. Tuy nhiên, trong trận chiến giữa Thiện và Ác, nếu dính mắc vào những điều nhỏ nhặt này và ‘tốt’ với bên Ác, thì đó chính là cái Ác! Làm một người tốt và trở thành tốt hơn không phải là mục đích tối hậu, mà chính là nguồn gốc. ‘Thiện’ là một đặc tính cơ bản cấu thành nên mọi sinh mệnh trong từng lớp từng lớp của vũ trụ. Tất cả chúng ta cần phải đồng hóa với đặc tính này và trở về cảnh giới đó.
Do đó, chỉ khi chúng ta không ngừng cải thiện sự hiểu biết về Thiện và Ác và không dính mắc vào sự giác ngộ của cá nhân chúng ta, chúng ta mới có thể đồng hóa vào ánh sáng của Chân Lý và không thể bị đánh bại bởi thế lực Hắc ám.
Pháp Luân Đại Pháp hé lộ Chân Lý về Thiện và Ác
Con người hiện đại đã giải thích giáo huẩn cổ trong Phật giáo “không làm điều xấu; chỉ làm điều tốt” thành một nguyên lý hay lý tưởng để sống trong xã hội con người. Thật dễ dàng để đạt được điều đó. Nhưng sẽ không thành vấn đề nếu một người không theo nó. Chẳng phải con người đã từng hiểu câu nói này theo nghĩa đen và bề mặt hay sao? Những lý thuyết và lập luận của con người về Thiện không thể giúp người ta đạt được cái Thiện thuần khiết, hay thậm chí cái Thiện cơ bản! Nguyên lý về Thiện và Ác không phải là lý thuyết của con người hay là một học thuyết. Nếu chúng ta thực sự tìm kiếm Chân Lý bằng tất cả trái tim của chúng ta, chúng ta sẽ cân nhắc được thế nào là Thiện và Ác. Chúng ta có thể đạt được các tầng thứ khác nhau và hiểu được nguyên lý tại các tầng khác nhau trong khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.
Lời tiên tri của Zoroaster được đề cập ở trên cho thấy rằng sự biểu hiện của Thiện và Ác là nằm ngoài sự hiểu biết của con người. Tiêu chuẩn để đánh giá Thiện và Ác của con người rất mập mờ. Do đó, họ khó có thể nói đâu là Thiện và đâu là Ác giữa những sự biểu hiện của chúng trong thế giới này. Trận chiến trong lời tiên tri của Zoroaster không phải là một câu chuyện thần thoại, mà là một tiên đoán về tình huống ngày hôm nay.
Trong quá trình Chính Pháp, chúng ta có thể nói với mọi người rằng “đâu là Thiện và đâu là Ác” dựa trên nguyên lý của Pháp. Chúng ta có thể minh họa bằng những từ ngữ đơn giản và khái niệm Chính Pháp. Lời tiên tri của Zoroaster chỉ đóng vài trò như là một ví dụ để viện dẫn.
Chúng ta có thể hiểu được rằng con người nên biết về các nguyên lý để làm người. Con người nên hiểu rằng một đầu óc hẹp hòi và hận thù sẽ càng làm gia tăng hận thù và tiến tới hủy diệt con người. Con người nên biết về nguyên lý “điều gì đã đi rồi sẽ trở lại” và “Tà không thể thắng Chính.” Con người cũng nên từ bi và vị tha. Con người nên biết về Phật Pháp và tham gia tu luyện Đại Pháp. Khi những quan niệm con người và cách suy nghĩ của con người thay đổi, họ sẽ hiểu biết rất rõ ràng rằng cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc Đại Lục là điều cực kỳ tà ác. Họ sẽ biết cách từ bỏ bóng tối của tà ác khi ánh sáng [Chân Lý] chiếu rọi tới.
Và chúng ta nên giảng chân tướng cho con người với những hiểu biết cao tầng này. Hãy để họ hiểu được hàm nghĩa của cái Ác và uy đức to lớn của Đại Pháp tại mỗi tầng thứ. Tất cả những điều này có liên hệ mật thiết với điều mà chúng ta đang tu luyện. Chỉ khi chúng ta đạt đến được cảnh giới “vô ngã và vị tha” (“Tinh Tấn Yếu Chỉ”: Vô lậu trong Phật tính), thì ánh sáng mới giải thể được tà ác. Mỗi lạp tử của Chính Pháp nên biết cách trân quý cơ hội này. Sự thể hiện của mỗi lạp tử đều tác động đến sự vận động của những lạp tử khác. Chúng ta nên duy hộ vũ trụ mới với lòng vô ngã trong quá trình Chính Pháp.
Trên đây là những hiểu biết của cá nhân tôi. Xin chỉ ra những chỗ không phù hợp.
Chú thích của người dịch:
(*) Hỏa giáo: Còn được gọi là Bái hỏa giáo hay Đạo thờ Lửa (Zoroastrianism), là một tôn giáo cổ của Ba Tư được sáng lập bởi nhà tiên tri Zoroaster (Zarathustra), với bộ kinh chính thức là Cổ kinh Ba Tư. Hỏa giáo phát triển mạnh ỏ Iran khoảng thế kỉ 10 – 7 trước công nguyên, sau đó, phát triển sang nhiều nước khác ở Trung Đông, Ấn Độ và Trung Hoa. Ngày nay trên thế giới cũng như tại Iran (Ba Tư) chỉ còn rất ít người theo tôn giáo này.
Dịch từ:
http://www.pureinsight.org/node/1080
Ngày đăng: 05-09-2009
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.