Buông bỏ chấp trước sẽ thấy tu luyện không khổ
Tác giả: Lý Đốt Thành
[ChanhKien.org]
Người thường đều sẽ cảm thấy tu luyện rất khổ, thậm chí rất rất khổ, khổ đến mức không sao tả xiết. Bất cứ khi nào gặp một số chuyện phiền phức, là một người thường thì anh ta sẽ cảm thấy khổ não, và vĩnh viễn sẽ không nhìn ra vấn đề của chính mình, nhưng một người tu luyện cần phải hướng nội để tìm ra xem chấp trước của mình nằm ở đâu.
Một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp tinh tấn sẽ nhớ đến Pháp mà Sư tôn giảng khi gặp phải phiền phức trong người thường, ngay cả khi mâu thuẫn ấy rất gay gắt hoặc liên quan đến lợi ích to lớn của bản thân, anh ta có thể ngay lập tức hướng nội tìm vấn đề của bản thân, tìm ra chấp trước của bản thân sau đó buông bỏ tự ngã. Khi buông bỏ được chấp trước của tự ngã, bạn sẽ phát hiện rằng thực ra tu luyện không hề khổ, ngược lại bạn sẽ cảm thấy rất khoái lạc, một loại cảm giác giải thoát. Đương nhiên, loại cảm giác khoái lạc đó không phải là loại cảm giác vui vẻ vô độ như người thường vẫn biểu lộ ra, mà là một nụ cười ôn hòa, lý tính, và tự tại, lúc đó bạn sẽ cảm thấy Sư tôn đang khẽ gật đầu với bạn. Nếu như một người tu luyện không thể tinh tấn, khi gặp phải vấn đề mà đối đãi giống như người thường, thì sẽ cảm thấy rất thống khổ khi hướng ngoại tìm. Khi không xả bỏ được tâm chấp trước của người thường thì sẽ cảm thấy rất thống khổ, khi không buông bỏ được tự kỷ thì sẽ sản sinh tâm bất bình, sau đó bạn sẽ càng ngày càng không ngộ, mọi việc xảy ra đều sẽ khiến bạn phàn nàn về số phận bất hạnh của bản thân, tại sao người khác đối xử tệ với mình như vậy. Chữ “Nhẫn” là một con dao ở trên chữ tâm, nếu bạn không buông bỏ tâm lợi ích, tâm tranh đấu và các chủng các dạng tâm của người thường, thì lưỡi dao đó sẽ càng cứa càng sâu, càng cứa càng đau. Cá nhân tôi nghĩ rằng ai không thể hướng nội tìm vấn đề của bản thân thì người đó không phải là đệ tử Pháp Luân Đại Pháp, người tu luyện buông bỏ tâm chấp trước không phải là khổ mà ngược lại là rất vui.
Điều mà một người thường vĩnh viễn không buông bỏ được chính là lợi ích và tự ngã, anh ta cho rằng bản thân luôn luôn đúng, ngay cả khi làm sai thì anh ta cũng sẽ không từ nội tâm mà nhận thức ra được sai lầm của mình. Người bình thường sẽ vì kim tiền, quyền lợi, mỹ sắc và lợi ích chính trị mà tranh đấu không ngừng, dùng một câu nói của ác đảng là “sinh mệnh bất tức, chiến đấu bất chỉ” nghĩa là (còn sinh mệnh thì sẽ không ngừng chiến đấu).
Danh, lợi, tình là nguồn gốc và mục tiêu phấn đấu của người thường, vì những điều này mà người ta có thể bất chấp thủ đoạn, bằng bất cứ giá nào, trước những thứ này thì mỹ đức truyền thống của dân tộc Trung Hoa sẽ bị xóa sạch không còn gì sót lại, và đây chính là khuynh hướng tà ác của văn hóa đảng. Mà người tu luyện lại vừa đúng là cần vứt bỏ những thứ danh, lợi, tình, sắc..v.v… này.
Các đệ tử Pháp Luân Đại Pháp không muốn các chủng lợi ích nơi người thường, họ không ngần ngại mạo hiểm tính mạng của mình giảng chân tướng để làm sáng tỏ sự thật, đó là vì để đạo đức của nhân loại có thể hồi quy và thăng hoa, khiến mọi người có thể tự cứu mình trong khổ nạn, nếu như trong mâu thuẫn mọi người đều có thể tự tìm vấn đề của bản thân, mọi người đều sẽ kính trọng nhau như khách, đây chính là triển hiện nội tâm một cách chân chính của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp chúng ta. Đương nhiên, tôi cũng cảm thấy rằng vẫn còn một khoảng cách lớn giữa những gì chúng ta đang làm hiện nay với cảnh giới “vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã” mà Sư tôn yêu cầu chúng ta phải làm được. Các bạn đồng tu hãy tinh tấn lên! Khi bạn đang cảm thấy khổ, đó khẳng định là bạn chưa hướng nội tìm ra sai lầm và thiếu sót của bản thân mình, và bạn đã quên mất yêu cầu của Đại Pháp đối với người tu luyện, buông bỏ chấp trước của bản thân và chấp trước vào bản thân, bạn sẽ thấy tu luyện thật hạnh phúc và vui vẻ!
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/54002
Ngày đăng: 26-08-2008
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.