Trí huệ về cuộc sống – “có” và “không”
[Chanhkien.org] Những nguyên lý của vũ trụ rất thâm thúy không thể hiểu hoàn toàn được. “Không” là căn nguyên của vũ trụ. Vũ trụ bắt đầu bằng không và rồi biến thành có. “Có” là sự bắt đầu của mọi thứ. Nói thật ra, khi nói đến tận cùng nhỏ của vạn vật, thì có. Trong đời sống, có 4 giai đoạn: sinh, lão, bệnh, tử. Ngoài ra còn có sung sướng, buồn, vui, yêu, ghét… dủ thứ — đủ mọi thứ tình cảm. Còn có ngũ vị:mặn, ngọt, đắng, chua, cay, nhưng còn hằng hà sa số đủ mọi cảm nhận từ các vị này. Chúng ta có rất nhiều chấp trước và quy ước của thế gian. Những thứ này cũng thuộc về “có”.
Loài người tu luyện trong mê lầm và từ “có” đến “không”. Tu luyện là tu tâm tính cho đến khi tất cả những chấp trước không còn nữa và đó là tầng cấp để trở lại bản lai, nguồn cội của mình.
Tôi
Trong đời sống hằng ngày của chúng ta, chúng ta nói về “tôi” mà từ này phát sinh từ khi chúng ta sinh ra. Đây là tôi mà phát xuất từ quy định của người thường. Nó là cái “tôi” mà chỉ nghĩ đến được, và thèm muốn cho mình. Cái bản lai, nguồn cội của mình thì là vô ngã, không vị kỷ, và không có chấp trước. Nó phát ra Phật quang, và cùng trong lúc đó, là tinh khiết nhất và là những tinh thể nhỏ bé nhất của cái nguồn cội, bản lai của mình.
Trí huệ trong tu luyện
Có một kiến thức về mọi thứ trên thế gian này. Trong việc học hỏi, chúng ta cần hiểu các nguyên lý, nghiên cứu nhiều hơn và học kỹ càng hơn. Trong khi học hỏi, chúng ta cần suy nghĩ. Các khoa học gia nhấn mạnh đến từ hoài nghi cho đến truy cầu kiến thức, ước đoán, và xác định một cách cẩn thận. Học hỏi là một quá trình không ngừng nghỉ. Vì thế, chúng ta không nên chỉ học như chuồn chuồn đụng nước, chỉ đụng tới rồi bay đi, nhưng với một lòng quyết tâm nâng cao trí huệ để mở mang kiến thức. Trong vũ trụ này, có hai mặt tốt và xấu, lợi và hại, đúng và sai, mà phản ảnh những nguyên tắc của tương đồng và tương khắc. Làm thế nào con người nhỏ bé đang bị giam nhốt trong vòng khung ương ngạnh có thể hiểu được các nguyên lý sâu sắc này?
Phật Pháp vô biên và những nguyên lý của vũ trụ rất là sâu sắc mà ngôn ngữ loài người không diễn tả hết được. Những người tu luyện, dĩ nhiên, không thể tin những gì họ đọc trong ngôn ngữ con người là sự thật, họ cũng không nghĩ những gì họ giác ngộ được là sự thật cao cả nhất.
Người tu luyện không nên chấp trước vào được, mất, hay kết quả, ngược lại phải trừ dứt hết mọi quan niệm của thế gian và chỉ theo Pháp. Chỉ khi nào chúng ta thật bình tĩnh khi học Pháp thì chúng ta mới tiếp tục gọt sạch tâm ý chúng ta, hoà nhập vào với Pháp, và tu luyện tinh tấn, chừng đó tâm tính chúng ta sẽ nâng cao và chúng ta sẽ vượt lên tầng cấp và bước vào tầng cao hơn, và tiến gần với chân lý hơn.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/10/22/48975.html
http://www.pureinsight.org/pi/index.php?news=5031
Ngày đăng: 27-11-2007
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.