Hồi chuông cảnh báo vang rền: Dịch bệnh truyền nhiễm ở Trung Quốc trở nên ngày càng tệ hại trong những năm gần đây



Tác giả: Châu Tống

[Chanhkien.org ] Theo một báo cáo tin tức từ Trung Quốc lục địa, chính quyền Trung Quốc đã phát hành những thống kê chính thức chỉ ra rằng tình hình dịch bệnh truyền nhiễm ở Trung Quốc đã trở nên ngày càng tệ hại từ những năm 1990. Nhiều trường hợp bệnh truyền nhiễm đã được báo cáo ở nhiều vùng ở Trung Quốc mà trước đó chưa hề có dịch bệnh.

Báo cáo phân tích rằng giữa năm 2001 và năm 2005, những thống kê chính thức tính được206 người bị bệnh truyền nhiễm xảy ra ở 43 huyện trong 7 tỉnh và nhiều vùng tự trị, gồm Vân Nam, Quý Châu, Quảng Tây, Tây Tạng, Thanh Hải, Cam Túc và Nội Mông Cổ, trong đó 24 người đã chết. Những căn bệnh truyền nhiễm qua động vật đã xảy ra trên 287 huyện của 14 tỉnh và vùng tự trị gồm Vân Nam, Quảng Tây, Quý Châu, Tây Tạng, Thanh Hải, Cam Túc, Tân Cương, Tứ Xuyên, Nội Mông Cổ, Ninh Hạ, Hà Bắc, Sơn Tây, Liêu Ninh và Cát Lâm. Những trường hợp dịch bệnh đã được báo cáo xảy ra ở 13 huyện mà trước đây chưa hề có dịch bệnh.

Các báo cáo đã thống kê rằng, “ Một vài vùng nội địa Trung Quốc là những nơi mà dịch bệnh đã nằm im, hiện tại đã bắt đầu lại thấy những ca hoạt dược. Phạm vi của những bệnh lịch lây nhiễm qua động vật đã mở rộng dần dần. Những bệnh dịch truyền nhiễm đang tiến đến những thành phố chính với cư dân đông đúc. Khi vận tải ở Trung Quốc ngày càng phát triển, cơ hội cho sự lan tràn dịch bệnh đến những vùng xa cũng tăng lên.

Các báo cáo đã khẳng định hiện tại phạm vi dịch bệnh ở Trung Quốcphủ khắp 1, 150, 000 km2 ở 286 huyện và thành phố của 19 tỉnh và vùng tự trị. Hàng năm những cuộc khảo sát dịch bệnh được tiến hành trên khoảng400 đến 420 huyện lỵ trong 24 tỉnh, vùng tự trị và thành phố. Khoảng 1200 trung tâm khám nghiệm dịch bệnh được thành lập, bán kính hoạt động đạt khoảng 150, 000 km2.

Trong lịch sử Trung Quốc, có rất nhiều sự kiện mà dịch bệnh đã lan tràn trên diện rộngvà đã gây ra rất nhiều cái chết. Trong những lần đó, xã hội Trung Quốc rất hỗn loạn với tình hình chính cực kỳ bất ổn. Trong những năm cuối của Triều đại Nhà Minh, dịch bệnh đã xảy ra lần này đến lần khác trên toàn đất nước.

Năm 1633, một bệnh dịch đột nhiên xuất hiện ở Tỉnh Sơn Tây. Theo Vạn Lịch Sơn Tây Thông Chí, hàng loạt dịch bệnh đã xảy ra ở Thành phố Viên Khúc, Dương Thành, và Tâm Thủy trong năm đó, những nơi mà “xác người chồng chất lên nhau”. Dịch bệnh khủng khiếp cũng xảy ra ở thành phố Cao Bình và Liêu Châu, những nơi mà “danh sách người chết không đếm xuể. ”

Năm 1634 và 1635, một dịch bệnh xảy ra ở Huyện Hưng nằm ở phía tây tỉnh Sơn Tây gần sông Hoàng Hà. Một bài thơ đã miêu tả cảnh tang thương, “ Trời làm ôn dịch. Buổi sáng người gặp, buổi chiều người chết. Gia đình chết hết trong đêm. Nhân dân chạy trốn trong kinh sợ, bỏ lại thành phố không còn gì. ”(tạm dịch)

Vào năm 1637, một dịch bệnh đã lan tràn khắp tỉnh Sơn Tây. Năm 1641, “ Ôn dịch lan trànrộng khắp. Không ai dám đến thăm người ốm và chết để chia buồn. Nạn đói cũng bùng nổ. ”

Ký Sự Một Năm Nạn Đói của Huyện Nội Hoàng Tỉnh Hà Nam đã ghi chép những gì xảy ra vào năm 1640 trên hai bờ sông Hoàng Hà, “ Gió thổi mạnh, mùa màng chết khô. Nhà cửa trống rỗng. Người ăn trấu và vỏ cây du. Những người chết đói trông vàng vọt thân người phù trướng. Dịch bệnh phát triển và nữa dân số chết. ” Vào năm 1641, nạn đói bùng nổ khắp cả đất nước.

Năm 1641, dịch bệnh truyền nhiễm đột nhiên hoành hành tại vùng Ngô Giang ( phần bao phủ vùng nam Huyện Kiến Tô và phần bắc Huyện Triết Giang). Hàng loạt người đã chết trong nạn dịch, tạo ra một danh sách kinh hoàng về người chết. Có một gia đình đông người nhất trong vùng với hàng chục người trong nhà. Một thành viên trong gia đình bị bệnh truyền nhiễm. Trong một vài ngày, mọi người đều bị lây nhiễm bệnh. Cuối cùng, cả gia đình đều chết. Ngô Giang Ký Sự viết, “ Toàn bộ gia đình đều chết, không loại trừ một ai. ”

Ở Huyện Hà Bắc, Thành phố Bắc Kinh, Thành phố Thiên Tân, Hàng loạt dịch bệnh cũng lưu hành bắt đầu từ năm 1640. Tại Huyện Đại Minh Phủ, “bệnh dịch lưu hành rộng rãi, 80-90% dân số tử vong. ” Năm tiếp theo, đại dịch xâm nhập Bắc Kinh. Minh Sử chép, “ từng đợt sóng lớn của dịch bệnh bùng nổ ào ạt giữa tháng 3 và tháng 10. ” Năm 1644, khi Lạc Dưỡng Tính, Trưởng Ban Quân Vụ Thành phố Thiên Tân đã nói về bệnh dịch ở Bắc Kinh, ông nói, năm ngoái, dịch bệnh hoành hành ở Bắc Kinh với những xác người nằm quanh mặt đất. Mười nhà thì 9 nhà không còn ai. Nhiều nhà chết sạch và không còn sót lại một ai để chôn cất. Bệnh dịch đã gây ra hơn 200.000 cái chết.

Vào lúc kết thúc Triều đại Nhà Thanh, dịch bệnh cũng bùng nổ ở vùng đông bắc Trung Quốc. Bắt đầu vào tháng 10 năm 1910. Trước hết nó xuất hiện ở Thành phố Hải Hạp Nhĩ, sau đó tràn lan xuống Thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ và Thành phố Cáp Nhĩ Tân. Tại Cáp Nhĩ Tân, dân số địa phương lúc đó là khoảng dưới 20 ngàn người. Khoảng 5, 272người tương đương hơn ¼ dân số đã tử vong trong nạn dịch. Sau đó nó tràn xuống Tỉnh Đôn Hóa, Ngạch Mộc, Diên Cát và Cát Lâm giữa tháng 1 và tháng 2 năm 1911. Riêng tỉnh Cát Lâm danh sách người chết là 323 người. Sau đó dịch bệnh vượt qua Cát Lâm, nhanh chóng tràn rộng sang Tỉnh Liễu Ninh, và bao phủ hàng chục huyện lỵ trong tỉnh. Phương tiện để ngăn chặn sự lan tràn bệnh dịch hồi đó là giữ lấy những ngôi nhà bị dịch và đốt thiêu chúng đi. Thậm chí quân lính và sỹ quan đến nhận nhiệm vụ cũng bị lây bệnh và chết. Suốt một thời kỳ nhiều tháng, khoảng 6 đến 7 ngàn người đã chết vì dịch bệnh. Theo báo cáo điện tín của Tích Lương, Thống Đốc Tam Tỉnh Đông Bắc, dịch bệnh đã lan tràn đến 66 huyện và danh sách tử vong là hơn 40, 000 người. Hơn thế, theo tư liệu lịch sử, tổng danh sách người chết trong đợt dịch bệnh ở Đông Bắc Trung Quốc là khoảng 60 ngàn người.

Thời gian trôi đi, bệnh dịch từ từ lan xuống nội địa Trung Quốc. Nó xâm nhập Thành phố Trực Lệ, Nhiệt Hà, và các Tỉnh Sơn Đông, Hà Nam, An Huy, Hồ Bắc, Hồ Nam. Trường hợp đầu tiên mà dịch bệnh xảy ra tại Bắc Kinh vào tháng 10 năm 1910 tại Khách Sạn Tam Tinh tại ngoại biên Thành phố. Vương Quế Lâm, một du khách từ thành phố Phượng Tiên, và Vu Văn Úy, một sinh viên đến Bắc Kinh từ Thiên Tân, là hai người đầu tiên nhiễm dịch. Từ đó, nó dần lan truyền ra khắp mọi ngõ ngách của Thủ đô.

Vào ngày 12 tháng 2, ông vua cuối cùng của Triều đại Nhà Thanh, Pu Yi, thoái vị. Kết thúc Thanh Triều, lịch sử tiến nhập trang mới, thời đại Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.

Bệnh dịch, cũng như những thảm họa thiên tai khác như hạn hán, lũ lụt, côn trùng truyền nhiễm, bão và động đất, đóng một vai trò quan trọng trong đời sống con người và xã hội nhân loại. Nó đóng vai trò chính trong xã hội nhân loại, trật tự xã hội, những biến cố về xã hội và những sự kiện quan trọng khác. Nhìn lại lịch sử, chúng ta có thể thấy rằng, bề mặt hiện tượng của những loại dịch bệnh và thiên tai thường xuyên cũng như sự suy tàn của đạo đức xã hội ở Trung Quốc trong một vàinăm cuối đã chỉ ra rằng Trung Quốc là trung tâm của những biến cố lịch sử…

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2006/1/17/35351.html
http://www.pureinsight.org/pi/index.php?news=3831



Ngày đăng: 01-01-2004

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.