Đạo đức và hạnh phúc
[Chanhkien.org] Nếu nghĩa sâu sắc của đạo đức là đi theo Đạo và giữ gìn đức tính của mình (Chữ Hán của đạo đức gồm có hai chữ Đạo và đức tính), vậy thì nghĩa nông cạn là theo qui luật hạn chế hành vi con người và làm cho người ta hành động đứng đắn. Đó là cách xử sự liên hệ giữa con người dựa trên quyền lợi của đôi bên hay là để quyền lợi của người khác được trước nhất.
Thật ra để quyền lợi cho người trước nhất là làm tăng thêm nền móng cho hạnh phúc tương lai của mình. Trong cộng đồng tu luyện, một người có đức hạnh tốt sẽ được hưởng nhiều may mắn. Khi người ta nghĩ đến và làm việc tốt cho người khác, vậy có phải là người ta tích đức. Tích đức là nguồn gốc của sự may mắn và hạnh phúc trong tương lai của mọi người.
Đó chỉ là nhìn vấn đề ở một góc độ. Ở góc độ khác, dựa trên tiêu chuẩn cao của đạo đức cũng là điều kiện cần thiết để người ta đạt được hạnh phúc.
Trên thực tế, dục vọng loài người không bao giờ hết được. Khi dục vọng trong vòng thỏa mãn thì người ta thấy được hạnh phúc. Khi người ta đi ra ngoài vòng đó, họ trở nên quá kích thíchvà họ cảm thấy sự trống không và cuối cùng là sự đau khổ vì họ không thỏa mãn được dục vọng. Tiêu chuẩn đạo đức là một cách chính xác dùng làm phương tiện để giới hạn và kiềm chế dục vọng không chính đáng của con người. Dựa vào điểm này, đạo đức cao cũngmang lại hạnh phúc cho con người.
Thí dụ nói về ăn uống. Người ta thích ăn thịt, rau cải, và thích nhiều mùi vị mặn, ngọt, chua, cay, vân vân… Khi tiêu chuẩn mức sống đạt đến mức mà người ta muốn ăn thứ gì mà họ thích và sau khi được thỏa mãn thức ăn đủ cho họ, thì họ bắt đầu quăng đi các thức ăn còn dư lại. Họ quăng đi các thức ăn còn dư lại để họ có thể có các thức ăn mới ngon cho mỗi bữa ăn. Nếu họ ăn nhữngmón gì không hợp khẩu vị, họ từ chối không ăn và liệng đi món ăn đó. Thực ra khi người ta cư xử cách đó thì họ đã bị mất đức. Một việc thiệt hại tự họ mang đến cho họ là sự mất đức của họ mà họ không biết ngay lập tức. Do đó họ vẫn tiếp tục liệng thức ăn còn dư lại. Thời gian trôi qua, người ta bắt đầu tìm thức ăn mới lạ để thỏa mãn khẩu vị mới. Một số người Trung Hoa ăn nhiều thứ lạ, như là lưỡi vịt, đuôi mèo, vân vân.. Khi họ ăn những thứ đó, họ không ăn cho khẩu vị của họ. Việc chính là để thỏa mãn cái bản ngã và khoe khoang sự giàu sang của họ. Một số người cũng ăn cả óc con khỉ còn sống hoặc ăn nhau của trẻ mới sinh. Họ bào chữa hành vi của họ nói là những thứ đó là để mang lại nhiều sức khoẻ cho họ. Nhu cầu nhau được bán cao giá ở Trung quốc do đó có bản báo cáo những phụ nữ Trung Hoa nghèo khi mang thai họ có thể bán nhau của họ. Có phải là dấu hiệu tiêu chuẩn đạo đức ở xã hội Trung quốc thật trở nên đáng trách?
Khi tiêu chuẩn cuộc sống đi lên thì tiêu chuẩn đạo đức lại đi xuống, người ta chỉ để ý đến sự ăn uống, họ cũng lo đến sự ăn mặc của họ. Quần áo với nhãn hiệu danh tiếng dùng nhiều vật liệu ngoại quốc, như là da chó sói, da cá sấu, mai rùa và nhiều lông chim hiếm có. Một số người mặc những thứ đó là để khoe khoan và rất kén chọn đồ họ mặc.
Người ta muốn trong đời sống của họ là mọi thứ tự động. Chung quanh họ là những dụng cụ điện tử nhỏ mới nhất và chạy theo chiều hướng mới nhất. Một số người trở nên hống hách bề ngoài và lo lắng bên trong vì thái độ của họ có thể giống như là một hoàng đế ngông cuồng nhất trong quá khứ.
Việc gì chắc chắn sẽ đến là sự theo đuổi thỏa mãn khao khát tình dục. Người ta tìm người tình mới và luôn luôn tìm mối liên hệ tình cảm lãng mạn mới. Họ có thể thích một người ở buổi sáng và thích một người khác vào buổi chiều. Một số người có hai hoặc ba tình cảm lãng mạn cùng một lúc. Họ hoàn toàn rời bỏ tiêu chuẩn đạo đức của con người.
Người như thế có hạnh phúc hay không? Khi họ lắng dịu xuống và tự hỏi câu hỏi đó, họ có thể cảm thấy chỉ là sự trống rỗng. Đặc biệt là trong đêm tĩnh lặng, họ cảm thấy trống rỗng trong tận đáy lòng của họ và họ không có cách gì có thể xua đuổi nó.
Người ta phải từ bỏ những việc đó và sống một đời sống với thái độ vững chắc, thận trọng và có ý thức. Việc đó rất khó mà thực hiện, bởi vì tinh thần của người ta trở nên hoang man bối rối do đó họ không còn quen với đời sống yên tĩnh và sơ sài.
Tại sao vậy? Bởi vì tâm của họ đã tách rời sự kiềm chế của đạo đức con người. Khi mà người ta cư xử mà khôngbị kiềm chế thì dục vọng từ từ đi tán loạn không kiểm soát được. Họ không thể dừng lại sự đuổi bắt vô tận để có thêm hứng thú và kích thích, và họ không còn kiểm soát được dục vọng trong tâm của họ.
Việc mà truyền thống tiêu chuẩn đạo đức chú trọng đúng là ngược lại. Nó chú trọng đến tự kiểm soát, kềm chế, cần kiệm và có kỷ luật. Về những vấn đề quan trọng, nó chú trọng đến lòng tốt, chính trực, lịch sự, khôn ngoan và sự đáng tin cậy. Nói một cách đặc biệt là nó theo qui tắc xử thế. Hoàng đế phải có lòng thương dân và dân phải trung thành với hoàng đế. Cha phải tốt với các con và các con phải có đạo làm con với cha. Anh cả phải chăm sóc em, em phải kính trọng người anh. Chồng phải kính trọng vợ, vợ phải vâng lời chồng. Bạn bè phải được tin cậy lẫn nhau. Trong cuộc sống hàng ngày, người ta phải siêng năng làm việc, cần kiệm, và kiềm chế sống trong hoang phí và phóng túng.
Đồng thời, truyền thống đạo đức dạy người ta làm việc siêng năng, sẵn sàng chịu đựngđau khổ, và có thể biết quý những gì mình có. Những việc đó chẳng những thích hợp với nguyên tắc trên thiên đàng và cũng phù hợp xứng đángvới đặc tính con người.
Thí dụ, từ góc độ của cảm giác sinh lý và tâm lý, người ta có giới hạn tối đa của tác dụng kích thích. Nếu tác dụng kích thích ở trong giới hạn của nó, thì người ta cảm thấy hạnh phúc, khi quá giới hạn thì họ cảm thấy đau khổ. Thêm vào đó mọi người đều biết rằng cuộc sống chỉ có một việc gì đó thì rất là nhàm chán. Do đó, người ta cần có nhiều thứ việc trong đời sống của họ. Thật ra nói rõ ràng nếu người ta không biết nếm mùi đau khổ thì không biết được ý nghĩa của hạnh phúc. Nói từ cao tầng của Đại Pháp, những việc đó là do luật phổ thông của sự hỗ tương của phát sinh và kiềm chế. Nó trông thật là đơn giản, nhưng nó là căn bản cảm giác hạnh phúc của con người.
Bản chất nhân loại là muốn tránh sự đau khổ và muốn tìm hạnh phúc. Vì vậy nhân loại theo đuổi không ngừngđể kết hợp hạnh phúc là tự nhiên. Thật là khó mà không trở nên quá ham mê của dục vọng con người. Khi người ta đi con đường đó, họ sẽ rơi xuống vực thẳm của sự đau khổ khác.
Truyền thống tiêu chuẩn đạo đức tán thànhsự tự kiểm soát, lòng khoan dung, cần kiệm, siêng năng và chịu đựng. Những việc nàycó thể tránh cho người ta bị dục vọng hoành hành. Những việc đó thêm màu sắc đời người và bảo đảm chắc chắn làm cho người ta cảm thấy đầy đủ. Để có thể biết quý những gì mình có làm cho con người sống một cuộc sống có lý trí và tỉnh táo, và ngăn ngừa người ta cảm thấy buồn chán vì không thể thỏa mãndục vọng vô tận.
Từ việc này, người ta dễ dàng thấy được truyền thống tiêu chuẩn đạo đức liên quan mật thiết với hạnh phúc của con người. Hiện tượng xã hội mà các người trẻ tuổi trong gia đình giàu có thường quá ham mê dục vọng đã cảm thấy trống rỗng và chán nản. Thật ra đó là kết quả do từ bỏ tiêu chuẩn đạo đức.
Người Trung Hoa luôn luôn được người ta biết là có đạo đức tốt, khoan dung, kính trọng người trưởng thượng và thương người trẻ. Không biết vì lý do gì, trong vài thế kỷ qua, người Trung Hoa thường có khuynh hướng quá nuông chiều con cái. Rất nhiều mgười trẻ tuổi để cho dục vọng tung hoành, muốn làm gì thì làm, không kính trọng người khác và không cảm thấy mình có trách nhiệm. Đó là vấn đề chủ yếu của xã hội Trung Quốc ngày nay.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2005/12/23/3505.html
Ngày đăng: 01-01-2004
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.