Con đường trở về nhà



Tác giả: Lý Tiêu Đinh

[Chanhkien.org] Đó là một ngày đầu đông và gió thổi lạnh buốt. Khi bước đi trong giá rét, tôi không thể ngăn mình che cổ lại. Ánh mặt trời tựa như một món quà đặc biệt của trời cao. Tôi bước ra khỏi bóng cây và hòa vào ánh nắng. Ngay lập tức, tôi cảm thấy ấm áp khắp cơ thể. Tôi đứng trong nắng một lúc, nhìn vào dòng xe cộ và đoàn người qua lại. Tôi không còn cảm thấy cô đơn nữa, điều mà tôi thường cảm thấy khi bận rộn suốt cả ngày, ngay cả rốt cuộc tôi không biết mình đã bận những việc gì.

Đột nhiên, tôi nhớ lại tiết mục vũ đạo “Lý Bạch túy tửu” của Đoàn Nghệ thuật Thần Vận 2 năm trước. Nhà thơ nhìn thấy những cô tiên trên cung trăng khi ông đang nửa tỉnh nửa say. Những cô tiên ở rất gần ông, nhưng ông không thể chạm vào họ được. Rõ ràng điều này đã khiến ông ngờ vực, khi cố gắng tìm hiểu xem ông đang tỉnh hay đang mơ.

Trước đây, cho dù tôi có nhỏ bé thế nào, thì tôi vẫn luôn cố ý tách mình với những người khác. Tôi sẽ nghĩ về một vài ý tưởng mới khiến tôi trở nên khác biệt. Tôi biết nhiều người cũng có cảm giác như vậy. Cũng như nguyên lý vạn vật hấp dẫn trong vật lý học, hay chủ nghĩa này chủ nghĩa kia trong giới tư tưởng học, người ta vẫn luôn cố gắng đưa ra các lý thuyết để khám phá vũ trụ vô hạn này từ nhận thức hữu hạn của họ.

Tuy nhiên, lịch sử nhân loại đã được định trước là một bi kịch. Nó giống như một đàn kiến xây tổ hết thế hệ này sang thế hệ khác. Cuối cùng, gió và mưa bỗng chốc phá hủy cái tổ kiến. Đến khi nào thì con người mới có thể điều khiển được cuộc sống của chính họ? Ngay cả trong thời kỳ này với khoa học và thông tin phát triển như vũ bão, tâm hồn con người vẫn lang thang để tìm kiếm sự thật. Người ta luôn kiểm nghiệm các “nguyên lý” được định nghĩa bởi họ, hay những gì được các bậc trí giả lưu lại, với cái giá là cả máu và nước mắt. Sau đó, họ cảm thấy bị lừa dối và học được bài học thông qua những trải nghiệm cay đắng.

Khi Trung Quốc đã tiến đến ngày hôm nay, khi người ta tự coi mình là hậu duệ của Marx và Lenin, thì chúng ta đều biết rằng dân tộc này đã rớt xuống một vực sâu. Với phát triển nhanh chóng của thứ khoa học dị thường này, người ta đang trở nên ngày càng mê muội.

Khi nhìn vào những thi nhân chán chường và các triết gia mải mê tìm kiếm chân lý cả đời nhưng chỉ động đến được phần bề mặt; khi nhìn vào những người nông dân đang làm việc cần cù chỉ để đủ ăn; khi nhìn vào những cặp đôi đang nắm tay trên quảng trường hay các cụ già chờ đợi để băng qua phố, chúng ta thấy dường như Đấng Tạo Hóa đã lưu lại đủ loại sinh mệnh và hình thức sống. Nếu người ta không thể hiểu được ý nghĩa chân chính của cuộc sống, thì tất cả mọi thăng trầm cuối cùng rồi sẽ kết thúc trong tĩnh mịch. Người ta không thể mang theo điều gì sau khi chết. Đâu là điểm kết thúc của cuộc sống? Người ta chỉ có thể đoán xem liệu kết thúc một cuộc đời có là bắt đầu một cuộc đời khác hay không.

Người ta chỉ có thể coi nhẹ lợi ích bằng những suy nghĩ kiểu này. Ít người dám khám phá chân lý ở một tầng sâu hơn, và những ai dám khám phá lĩnh vực tư tưởng này thì cũng không được người bình thường hiểu hay chấp nhận. Họ chỉ có thể hoặc là biến mất, hoặc sống một cuộc sống ẩn dật. Lấy ví dụ, Einstein, nhà vật lý nổi tiếng thế giới, đã khám phá ra một khoa học cao hơn, nhưng nó lại vượt khỏi tầm với trí tuệ của ông. Ngoài việc bày tỏ lòng tôn kính ra, ông không thể biểu đạt điều gì khác. Tôi cho rằng ông đã biết con người không có đủ trí tuệ để khai mở bí ẩn của đời sống và vũ trụ. Những phát hiện của Einstein, phần mà người ta có thể chấp nhận được, chỉ hạn chế trong trí tuệ của con người vào thời điểm đó.

Một ví dụ khác là Socrates, nhà hiền triết nổi tiếng thời Hy Lạp cổ đại. Thực ra, tư tưởng của ông đã bị nhân tình hóa bởi con người. Ông là một nhà tiên tri, và trí tuệ của ông được ban cho bởi Thần. Ông có thể giao tiếp với những sinh mệnh cao tầng ở không gian cao hơn. Ông biết rằng các nguyên lý trong cõi người là chịu chế ước bởi các nguyên lý cao hơn. Ông biết đâu là điểm kết thúc của một sinh mệnh.

Thông qua tu luyện, chúng ta biết rằng có một thứ trí tuệ khác vượt ra khỏi không gian vật chất này. Chúng ta biết quá ít về thứ trí tuệ ấy, chỉ ít như điều chúng ta biết về linh hồn chúng ta. Tuy nhiên, nó có mặt ở khắp nơi. Chúng ta gọi đó là chân lý. Chân lý này chế ước vạn sự vạn vật, và cũng đưa ra phương hướng cho nhân loại.

Trong “Chuyển Pháp Luân”, Sư phụ Lý giảng: “Vậy Phật Pháp là gì? Đặc tính căn bản nhất trong vũ trụ này là Chân Thiện Nhẫn, Nó chính là thể hiện tối cao của Phật Pháp, Nó chính là Phật Pháp tối căn bản. Phật Pháp tại các tầng khác nhau có các hình thức thể hiện khác nhau, tại các tầng khác nhau có các tác dụng chỉ đạo khác nhau; tầng càng thấp [thì] biểu hiện càng phức tạp. Vi lạp không khí, đá, gỗ, đất, sắt thép, [thân] thể người, hết thảy vật chất đều có tồn tại trong nó cái chủng đặc tính Chân Thiện Nhẫn ấy; thời xưa giảng rằng ngũ hành cấu thành nên vạn sự vạn vật trong vũ trụ; [ngũ hành kia] cũng có tồn tại chủng đặc tính Chân Thiện Nhẫn ấy.” Ngài đã sử dụng ngôn ngữ thông dụng nhưng với Pháp lý thâm sâu để tiết lộ bí ẩn vũ trụ cho chúng ta, để từ đó thật nhiều người có thể gắng sức tìm kiếm câu trả lời cho những thắc mắc trong quá khứ của họ.

Nếu cuộc đời một người chỉ mê mờ như trong giấc mộng, nếu người ta tới đây chỉ để tìm đường về nhà; nếu khi quỷ Sa-tăng đánh lừa đôi mắt chúng ta và cản đường chúng ta bằng những bông hoa có gai, thì liệu chúng ta sẽ vẫn giữ hy vọng cuối cùng này, dưới sự chỉ dẫn của chân ngã chúng ta, để xua tan mây mờ và tìm đúng đường về nhà?

Các bạn của tôi ơi, tôi đang bước đi trên con đường trở về nhà. Còn các bạn thì sao?

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2011/6/23/75387.html
http://pureinsight.org/node/6207



Ngày đăng: 18-10-2011

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.