Nhận thức của tôi về kinh văn “Thế nào gọi là trợ Sư Chính Pháp?”



Tác giả: Học viên ở Bắc Mỹ

[Chanhkien.org] Kinh văn mới của Sư phụ “Thế nào gọi là trợ Sư Chính Pháp?” đã được đăng mới đây. Tôi đã đọc nó bốn lần, đọc đi đọc lại và cảm thấy rất có lỗi. Chúng ta đã không làm tốt chiểu theo Pháp, và Sư phụ đã phải mất nhiều công sức để điều chỉnh chúng ta.

Tôi đã gọi cho một học viên ngày hôm qua và chúng tôi đã trao đổi nhận thức về kinh văn mới. Cô ấy nói: “Khi mình mới đọc kinh văn, mình nghĩ những sự việc được đề cập trong kinh văn là không liên quan đến mình. Tuy nhiên, khi mình nghĩ sâu thêm, mình nhận ra mình đã sai”. Tôi đồng ý với cô ấy. Thực ra, Sư phụ đã giảng từ trước rằng: “Gặp phải một số vấn đề lớn thì tôi sẽ ra giảng. Nếu không có trở ngại việc đệ tử Đại Pháp chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh, thì tôi không ra giảng. Không phải là về chỉnh thể có vấn đề tồn tại một cách phổ biến, thì tôi không giảng; để chư vị bước đi [thành] con đường của mình; đó là điều tôi muốn.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC [2009]) Điều đó có nghĩa là tình huống Sư phụ đề cập trong kinh văn mới đây phải liên quan đến nhiều học viên.

Tôi đã nhận thấy một vài học viên vẫn đối đãi các bài giảng của Sư phụ với quan niệm con người. Khi nghe những từ này hay thấy những hành vi này, tôi nhắc nhở mình rằng chứng kiến những hiện tượng này có nghĩa là tôi phải có vấn đề tương tự.

Trong giai đoạn này của Chính Pháp, nếu chúng ta vẫn do dự trong việc tin lời Sư phụ hoặc nếu chúng ta hiểu lời Sư phụ bằng quan niệm con người, điều đó có nghĩa chúng ta đã không rõ Sư phụ là ai và chúng ta là ai. Đó là, khi chúng ta không thể hiểu đúng quan hệ giữa Sư phụ và chúng ta, chúng ta sẽ gặp khó khăn trong việc thực sự tín Sư, tín Pháp.

Trong mở đầu Chuyển Pháp Luân, Sư phụ giảng: “Cả trong ngoài nước hiện nay, về việc truyền công lên cao tầng một cách chân chính, thì chỉ có mình cá nhân tôi đang làm.” Trong suốt những năm tu luyện vừa qua, Sư phụ đã nói với chúng ta Ngài là ai. Nhưng một số học viên vẫn không rõ vấn đề này và đối đãi với Pháp bằng quan niệm con người. Trên thực tế, cựu thế lực đã không rõ ràng về quan hệ giữa chúng với Sư phụ và chúng thậm chí còn coi Sư phụ là một người tu luyện thông thường. Đó là tại sao chúng cản trở Chính Pháp, dẫn tới sự hủy diệt bản thân chúng. Nếu các học viên chúng ta không thực sự tín Sư tín Pháp, và chỉ đơn thuần coi Sư phụ là một vị thầy, thì chúng ta thực sự đã tự đặt mình vào nguy hiểm. Do đó, như đã nói ở trên, chúng ta không thể đối đãi với Pháp bằng quan niệm con người.

Để có trách nhiệm với bản thân và với chúng sinh, chúng ta cần học Pháp tốt. Bằng cách đo lường bản thân với Pháp, chúng ta sẽ có thể xác định chỗ thiếu sót và bù đắp. Sư phụ giảng: “Kỳ thực tôi chỉ là nói mấy vấn đề [ấy] thôi, những sự việc không tin Pháp còn rất nhiều.” (“Thế nào gọi là trợ Sư Chính Pháp”) Tôi nghĩ chúng ta có thể tự xem xét bản thân mình để tìm ra vấn đề và quy chính sai sót. Đây là một phần trong nỗ lực trợ Sư Chính Pháp của chúng ta và bằng cách làm như vậy, chúng ta sẽ tránh để Sư phụ lo lắng một cách không cần thiết.

Có lẽ chúng ta nên tự hỏi mình: Sư phụ đã bảo chúng ta học Pháp, luyện công, và phát chính niệm hàng ngày. Chúng ta có làm theo không? Sư phụ đã bảo chúng ta bước ra, giảng chân tướng cứu người. Chúng ta có làm theo không? Sư phụ đã bảo chúng ta nhìn vào trong khi đối mặt với xung đột. Chúng ta có làm theo không? Khi gặp khó khăn, chúng ta có hành xử theo lời Sư phụ không?

Dù trong bất cứ trường hợp nào, chúng ta cũng không thể bỏ lỡ cơ hội lần nữa. Khi học Pháp, chúng ta cần đặt bản thân trong Pháp và đối chiếu với chính mình. Chỉ bằng cách hành xử nghiêm khắc chiểu theo Pháp, chúng ta mới thực sự có trách nhiệm với bản thân.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2011/6/18/75219.html
http://pureinsight.org/node/6179



Ngày đăng: 17-08-2011

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.