Phiếm đàm về «Tây Du Ký»



Tác giả: Một lạp tử Đại Pháp

TayDuKy

[Chanhkien.org] Cá nhân tôi cho rằng xét theo nội dung mà nói thì «Tây Du Ký» là tác phẩm văn học cổ điển xuất sắc nhất Trung Quốc. Sư Tôn tại «Pháp Giải» giảng rằng «Tây Du Ký» “đã miêu tả một quá trình tu luyện rất sinh động” (không nguyên văn). Tôi trước khi tu luyện Đại Pháp rất thích đọc «Tây Du Ký» bởi vì nội dung tả rất sinh động, rất náo nhiệt. Sau khi tu luyện Đại Pháp, xem lại «Tây Du Ký», phát hiện thấy trong đó giảng rất nhiều đạo lý tu luyện. Chỉ là những thứ về tu luyện trong quá khứ thì không thể nói minh bạch mười phần một cách dễ dàng được, đều là để xem ngộ tính người ta ra thế nào. Xem cách nói trong «Tây Du Ký» rồi mới thấy Sư Tôn thật từ bi biết nhường nào, hết thảy đều đem ra nói rõ ràng minh bạch.

Hồi 1 «Tây Du Ký» có tựa đề là “Linh căn dục dựng nguyên lưu xuất; Tâm tính tu trì đại Đạo sinh” – “Gốc thiêng khai mở nguồn rộng chảy; Tâm tính tu trì Đạo lớn sinh”, trên thực tế tiêu đề này cũng giảng vài vấn đề, một là căn cơ của người tu luyện là rất trọng yếu, người căn cơ tốt tu luyện dễ dàng hơn, hai là vạch rõ tôn chỉ “tu luyện tâm tính” mới có thể đắc Đạo.

Vấn đề “Tu luyện tâm tính” này trong «Tây Du Ký» có đề cập ở rất nhiều chỗ, tuy nhiên đều không nói rõ, ví như Tôn Ngộ Không xuất gia theo Bồ Đề Tổ sư tu luyện, trong «Tây Du Ký» nói Bồ Đề Tổ sư ở tại “Linh Đài Phương Thốn sơn, Tà Nguyệt Tam Tinh động“. Thời cổ đại, “Linh Đài” và “Phương Thốn” đều là chỉ “Tâm”, cũng như hiện nay người ta nói “Phương Thốn dĩ loạn” chính là chỉ tâm người ấy đã bị loạn rồi; “Tà Nguyệt Tam Tinh” là một câu đố chữ, đáp án chính là chữ “Tâm”, bởi vì chữ “Tâm” (心) có ba “điểm” giống ba đốm nhỏ (“Tinh”), “Tà Nguyệt” (trăng khuyết) chính là chỉ nét bút phần dưới chữ “Tâm”. Nói tóm lại, địa danh này chính là chữ “Tâm”, ám chỉ Ngộ Không tu thành tại nơi này, cũng chính là do tu tâm mà thành. Trên đường sang Tây phương thỉnh kinh của Đường Tăng, liên tục gọi Tôn Ngộ Không là “Tâm Viên”, trong 100 hồi «Tây Du Ký», chữ “Tâm Viên” trong tiêu đề xuất hiện tới hơn 10 lần, thực ra cũng ngụ ý là chỉ thẳng chữ “Tâm” này khi bảo hộ Đường Tăng tu thành chính quả.

«Tây Du Ký» Hồi thứ 98, “Viên thục Mã thuần phương thoát xác; Công thành hành mãn kiến chân Như” – “Vượn thục Ngựa thuần nay thoát xác; Công thành viên mãn gặp chân Như [Lai]”, nói bốn thầy trò Đường Tăng trải qua hết ma nạn, tới Tây Thiên. Trong đó nói:

Tam Tạng tỉnh ngộ ra, vội quay người lại cảm tạ ba đồ đệ, Hành Giả nói: ‘Hai bên chẳng phải tạ ơn nhau, bởi cả hai cùng giúp nhau đấy chứ. Chúng con nhờ sư phụ được giải thoát, mượn đường lối tu hành, may thành chính quả; còn sư phụ nhờ chúng con hộ vệ mà giữ giáo Già Lam (chỉ Phật giáo), thoát khỏi thai phàm.'”

Ở đây Tôn Ngộ Không đã nói rất minh bạch, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Hòa Thượng đều sở hữu thần thông, Tôn Ngộ Không chỉ cân đẩu vân một cái là có thể đến Linh Sơn gặp Phật, nhưng Phật sẽ không cấp chân kinh cho, phải bảo hộ Đường Tăng sang Tây Thiên mới có thể lấy được chân kinh, họ mới có thể chứng đắc quả vị, cũng là nói tu luyện ắt phải có thân người.

Trong «Tây Du Ký» đã nói ra rất nhiều đạo lý, ở đây chỉ xin liệt kê một số, lấy một hai ví dụ điển hình.

Tại Hồi 1 có đoạn thoại như sau:

“Mỹ Hầu vương hưởng phúc vui vẻ, thoắt đã ba bốn trăm năm. Một hôm, Hầu vương đang cùng bạn bè yến tiệc vui vẻ, bỗng nhiên phiền não, nước mắt giàn giụa. … Hầu vương nói: ‘Ta tuy trong lúc vui thích, nhưng có một điều phải lo xa, cho nên phiền não … ‘Ngày nay tuy không phải theo pháp luật của vua chúa, không sợ oai quyền của muông thú, nhưng một mai tuổi già sức yếu, lão Diêm vương vẫn ngấm ngầm quản lý. Một ngày kia chết đi, chẳng hóa uổng công sinh ở thế gian, không được hưởng mãi phúc Trời ư?” … Bỗng trong ban bệ, một con vượn lưng thẳng nhảy ra, lớn tiếng thưa rằng: ‘Đại vương biết lo xa như thế, vậy là Đạo tâm đã khai phát rồi đấy! … ‘Đó là ba bậc: Phật, tiên và thần thánh, thoát khỏi luân hồi, không sinh không diệt, thọ ngang cùng Trời Đất, sánh cùng núi sông’. Hầu vương nói: ‘Ba bậc ấy ở đâu?’ Con vượn thưa: ‘Họ ở ngay trong thế giới Diêm Phù này (chỉ thế giới con người), những nơi động cổ, núi tiên’. Hầu vương nghe nói, trong lòng thỏa mãn vui mừng nói rằng: ‘Ngày mai ta sẽ từ giã các ngươi xuống núi, đi khắp góc biển chân trời, quyết tâm tìm cho được ba đấng ấy, học lấy phép trường sinh bất lão, để tránh nạn Diêm vương’. Ôi! Câu nói đó thúc giục vượt qua lưới luân hồi, làm thành Tề Thiên Đại Thánh!”

Những phần phô diễn ở trước chính là để dẫn xuất ra câu tối hậu này: “Ôi! Câu nói đó thúc giục vượt qua lưới luân hồi, làm thành Tề Thiên Đại Thánh!“, trong đó bao hàm một tầng ý nghĩa mà Sư Tôn đã giảng còn rõ ràng minh xác hơn nữa trong «Chuyển Pháp Luân», chính là “Phật tính nhất xuất, chấn động thập phương thế giới“. Tôn Ngộ Không đã xuất ra tâm tu Đạo, do vậy sau này mới nói “làm thành Tề Thiên Đại Thánh”.

Sư phụ trong «Pháp Luân Phật Pháp – Giảng Pháp tại Pháp hội đầu tiên ở Bắc Mỹ» nói:

“Bồ Tát chỉ là giúp Phật làm những việc độ chúng sinh. Bồ Tát được nói là độ nhân lên thế giới của chính mình, Ngài không có thế giới, Ngài ở trong thế giới của Phật, Ngài có thể tùy tiện độ nhân mà không cần hỏi Phật hay không, chẳng phải là đạo lý này hay sao? Nếu Phật cần độ nhân, Ngài chỉ giúp làm những việc cụ thể, chính là loại quan hệ này.” (bản dịch không chính thức)

«Tây Du Ký» Hồi thứ 8, “Phật Tổ tạo kinh truyền Cực Lạc; Quan Âm phụng chỉ đến Trường An”, có miêu tả rằng Phật Như Lai nói Ngài có ba tạng Đại thừa chân kinh “Nay làm sao có được một người có Pháp lực sang Đông Thổ tìm một thiện tín, bảo người ấy chịu đựng gian khổ vượt qua muôn núi nghìn sông đến chỗ ta cầu lấy chân kinh, mãi mãi lưu truyền nơi Đông Thổ, khuyến hóa chúng sinh, thì đó là một phúc duyên, cao rộng như núi, thiện sâu như bể vậy. Có ai dám chịu đi một chuyến không?” Sau đó Quan Âm Bồ Tát thỉnh Phật xin sang Đông Thổ tìm người lấy kinh. Phật Như Lai nói: “Chuyến đi này phải đi trên mặt đường, không được đi tít trên tầng mây. Mắt cần phải để ý sông núi, ghi nhớ kỹ càng đường xá xa xôi thế nào mà ân cần dặn dò lại cho người lấy kinh.” Quan Âm Bồ Tát trên đường đi giúp Đường Tăng thu ba đồ đệ Tôn Ngộ Không, lại an bài đường tu luyện cho Đường Tăng. Mà mỗi khi Đường Tăng có nạn đa số cũng lại là Quan Âm Bồ Tát giải cứu. Theo giải thích của tôi thì chính là giảng quan hệ như vậy.

Còn một chuyện nữa, đó là lúc ấy đọc «Tây Du Ký» xem không hiểu. Hồi thứ 12 “Huyền Trang bỉnh thành kiến đại hội; Quan Âm hiển tượng hóa Kim Thiền”, trong đó nói khi Đường Thái Tông ngự tiền, Quan Âm Bồ Tát hiện chân thân điểm hóa Đường Tăng sang Tây Thiên, có một bài tụng rằng:

“Gửi vua Đường đáng kính,
Tây Phương có diệu kinh,
Đường mười tám nghìn dặm,
Đại thừa ân cần dâng.
Kinh này về thượng quốc,
Siêu độ cho chúng sinh.
Nếu ai chịu đi thỉnh,
Cầu chính quả kim thân.”

Câu đầu tiên “Gửi vua Đường đáng kính” khiến tôi có đôi chút suy ngẫm, vì xét theo tình hình bấy giờ, Quan Âm Bồ Tát là Thần mà “vua Đường” tức Đường Thái Tông là Hoàng đế tại nhân gian, cùng ở trong người thường, chữ “đáng kính” ở đây là người dưới báo cáo người trên, tựa như bề tôi tâu lên Hoàng đế vậy, vì sao Quan Âm Bồ Tát lại dùng chữ này với Hoàng đế Thái Tông? Sau này đọc «Hồng Ngâm» của Sư phụ mới ngộ ra, tôi tin rằng là đệ tử Đại Pháp thì đều minh bạch cả.

Sau khi tu Đại Pháp, xem trong «Tây Du Ký» có rất nhiều tả pháp đọc một cái đã hiểu liền, bởi vì Đại Pháp bao hàm nội hàm vượt rất xa những đạo lý giảng trong «Tây Du Ký». Bàn về «Tây Du Ký» không phải là mục đích, mục đích là để nói «Tây Du Ký» càng làm nổi bật cuốn sách trời chân chính của Đại Pháp là «Chuyển Pháp Luân». Câu nào cũng là chân lý, câu nào cũng đều hàm chứa thiên cơ, thật đáng cho chúng ta trân quý bội phần.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2001/7/20/11012.html



Ngày đăng: 13-02-2011

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.