Ăn buffet: Một bài học về đạo đức



Tác giả: Xin Wu

[Chanhkien.org] Hôm nay, tôi đọc một bài trên website Minh Huệ mà như thật sự nói về tôi. Sau đây là một trích đoạn:

“Trước ngày nghỉ mùng 1 tháng 5, tôi ra ngoài cùng em dâu. Tôi dẫn cô ấy đến nhà hàng buffet ăn trưa. (Em dâu tôi không phải là học viên Đại Pháp, nhưng cô ấy đã bảo vệ tôi và sách Đại Pháp.) Lúc ấy, tôi nghĩ mình không nên tham lam hay phí phạm thức ăn. Tôi nên ăn càng nhiều càng tốt. Chúng tôi chọn thức ăn xong rồi đặt khay xuống bàn tròn. Tôi nhanh chóng ăn xong và còn lại một ít súp trong bát inox. Em dâu tôi vẫn chưa ăn xong, vì thế tôi ngồi đợi. Lần này, một người đàn ông trung niên ngồi kế bên trái tôi nói với tôi: “Chị gái, (Chú thích của người dịch: Người vùng Đông Bắc Trung Quốc chào người khác là anh/chị gái để bày tỏ sự thân mật và tôn trọng) chị không giống những người bình thường khác. Chị là một người tốt.” Tôi cười: “Anh trai, tại sao vậy?” Ông ấy chỉ vào khay của tôi bằng đôi đũa và nói: “Tôi thấy chị đã ăn hết phần thức ăn của mình. Ngày nay điều ấy thật là hiếm có! Chị thấy nhiều người khác bỏ đi khi vẫn còn quá nhiều thức ăn (chỉ vào khay của những thực khách sắp rời đi). Theo tôi, tất cả các thực khách đang ở đây không tốt như chị. Chị thấy tôi cũng không ăn hết phần của mình. Tôi thấy xấu hổ. Chị, phải chăng chị là học viên Pháp Luân Công? Tôi biết tất cả các chị đều là người tốt. Chị nhất định có tập Pháp Luân Công.” Nghe những điều này, tôi nói: “Anh à, anh thật tinh ý. Anh đã không nhầm đâu. Anh nói rất hay. Tôi là học viên Pháp Luân Công.” Em dâu tôi vui vẻ nghe cuộc đối thoại của chúng tôi. Cô ấy nói người đàn ông này thực sự có khả năng phân biệt tốt xấu.”

Tất cả chúng ta đều biết quy định trong buffet cho phép thực khách có thể lấy và ăn bao nhiêu thức ăn tùy thích bằng cách trả một số tiền nhất định. Do đó, nhiều người vào trong nhà hàng buffet nghĩ rằng có thể lấy càng nhiều càng tốt và ăn càng nhiều càng tốt, vì anh/cô ấy đã trả tiền. Vì sự tham lam và ích kỷ của con người, kết quả là họ thường lấy nhiều hơn những gì họ có thể ăn. Rất nhiều thức ăn bị ném vào thùng rác mỗi ngày.

Tôi cũng từng như họ, trước khi bắt đầu tập Pháp Luân Đại Pháp. Tôi không cảm thấy có gì sai khi mọi người đều làm như vậy. Sau khi bắt đầu tu luyện, tôi dần dần chú ý hơn tới lời nói và hành vi của mình để xem chúng có tuân theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn hay không. Hãy suy nghĩ: rau và các thực phẩm khác do nông dân vất vả làm ra. Thật khó để làm ra một hạt thóc. Người xưa có câu: “Trưa làm việc trên đồng, mồ hôi rơi xuống đất. Ai biết trên đĩa thức ăn, mỗi hạt thóc có bao nhiêu sức lực.” Hơn nữa, nhiều người trên thế giới đang bị thiếu đói. Phung phí kiểu này tương đương với việc tạo nghiệp.

Điều khiến tôi cảm động không chỉ là việc người phụ nữ này đã không lãng phí thức ăn, mà còn là vì một người lạ có thể nói rằng bà ấy là một học viên Pháp Luân Đại Pháp qua hành vi của bà. Mấy thập niên trước, mọi người đều cẩn thận không phung phí thức ăn khi khẩu hiệu “hãy tiết kiệm, tránh phung phí” được phổ biến trong những thập niên 50 và 60. Bây giờ điều này đã trở thành “điểm nổi bật” để nhận ra các học viên Pháp Luân Công. Ngày nay, mọi người đều nói đạo đức nhân loại đã xuống cấp trầm trọng, rằng chuẩn mực đạo đức xã hội thật thấp kém. Không ngạc nhiên khi ngày càng có nhiều người tập Pháp Luân Đại Pháp, bởi vì Pháp Luân Đại Pháp thực sự dạy người ta cách trở thành một người tốt.

Dịch từ:

http://pureinsight.org/node/968



Ngày đăng: 27-08-2010

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.