Sức mạnh của âm nhạc



Tác giả: Chương Thiên Lượng

[Chanhkien.org] Sức mạnh của âm nhạc có thể đưa con người đến ôn hoà, từ bi và thất bại.

Hạng Vũ là một huyền thoại trong lịch sử Trung Hoa và nổi tiếng về lòng can đảm và thông minh. Ông ta thắng trăm trận, trận nổi tiếng là trận đại chiến Cự Lộc. Ông được tưởng thưởng mỹ danh nhà chinh phục Hạng Vũ nhờ vào trận đánh đó. Không ngờ, ông và binh lính của ông bị đánh bại hoàn toàn trong một trận vì một bài hát nhớ nhà được sáng tác bởi kẻ thù để làm nản lòng binh lính của ông. Ông ta tự sát vì nổi nhục này. Đây là sức mạnh của âm nhạc gây nên sự thất bại. Trong lịch sử phương Tây cũng có những mẫu chuyện tương tự.

Một cuốn phim Pháp ra mắt năm 2005 kể một câu chuyện có thật. Trong thế chiến thứ Nhất, quân đội Pháp và Anh đang đụng độ với quân Đức trong một trận đánh. Vào đêm Giáng sinh. Quân đội Đức mời một nhạc sĩ và một ca sĩ để hát trong đêm Giáng sinh. Đôi nhạc sĩ này đến ngay mặt trận và đi ra khỏi giao thông hào để ca hát nhạc Giáng sinh. Quân lính từ mọi phía đều ra nghe nhạc. Không ngờ, tất cả quân lính đều xúc động vì nhạc và lời từ những bài hát và cuối cùng họ chơi trò đổi quà Giáng sinh. Sau đó, họ cũng lắng nghe lời cầu nguyện của một tu sĩ. Trong nhiều tuần sau đó, cả mặt trận đều im bặt tiếng súng. Đây là sức mạnh của âm nhạc đạt đến hoà bình.

Cuốn phim “Nghệ sỹ dương cầm” đã đoạt giải Oscar năm 2003. Nó kể lại câu chuyện có thật vào thời đệ nhị thế chiến. Một nhạc sĩ dương cầm người Ba lan gốc Do thái trốn trong một cái nhà sụp đổ để khỏi bị Đức quốc xã bắt. Ông ta bị lạnh, đói và sắp chết khi ông ta bị một viên trung uý Đức quốc xã tìm ra. Sau khi biết rằng ông ta là một nhạc sĩ dương cầm, viên trung uý đưa lại một cây đàn dương cầm và yêu cầu ông ta chơi nhạc. Ông nghệ sỹ vừa đói, vừa mệt, nhưng ông ta vẫn chơi nhạc rất tuyệt vời. Dòng nhạc tuyệt vời đó đã đánh động được lương tâm của viên trung uý Đức. Cuối cùng, người nghệ sĩ dương cầm được viên trung uý giúp đỡ vượt qua được đói và chết. Đây là sức mạnh của âm nhạc đối với lòng từ bi.

Cuốn phim “Cuộc đời của những người khác” đoạt giải Oscar năm 2006. Trong cuốn phim này, một điệp viên theo dõi một nhà văn. Ông ta bị xúc động mạnh bởi tiếng dương cầm của nhà văn, mà bài nhạc là khóc than cho người bạn của nhà văn. Viên điệp viên trước đây là một người lạnh lùng, nhưng nước mắt bắt đầu rơi xuống đôi má ông. Từ đó, viên điệp viên làm rất nhiều điều từ bi cho người khác.

Tôi rất ngưỡng mộ âm nhạc. Tôi rất tiếc tôi không đi theo âm nhạc. Nhân loại ngày nay nhấn mạnh quá nhiều vào khoa học kỹ thuật hơn là nhân bản. Con người chỉ biết chạy theo vật chất và những thứ bề ngoài. Họ bỏ quên những cảm tính và đầu óc thanh thản. Âm nhạc sẽ giúp chúng ta thư thả và đó là cách tốt nhất giúp chúng ta khảo nghiệm lương tâm của chúng ta.

Chương trình Văn nghệ Tết Nguyên đán năm 2006 và 2007 trình diễn những giòng âm nhạc, vũ độc đáo cho khán giả, bao gồm những bài nhạc cảm động của Tây tạng, nét hùng hồn, rộn rã của nhạc Mông Cổ, cũng như những giòng nhạc thanh thản của đời Mãn Châu. Bài múa trống của đời nhà Đường lại có những âm hưởng bí mật và ly kỳ. Nhạc cho bài múa “Hiến dâng cho đất nước với tất cả lòng trung” đôi khi ướt át, tình cảm nhưng tinh thần rất cao. Nhạc cho bài múa “Tạo hoá” và “Múa Đôn Hoàng” đem lại sự thánh thiện của thiên đường. Âm hưởng của âm nhạc để lại trong tâm khảm tôi rất nhiều.

Chương trình Văn nghệ Tết Nguyên đán năm 2008 đang được trình diễn bởi Đoàn Nghệ thuật Thần Vận. Tôi đã chờ đợi từ lâu. Tôi tin rằng những dòng âm nhạc này sẽ biến những điều xấu thành thiện lành.

Dịch từ:

http://www.xinsheng.net/xs/articles/gb/2007/12/8/42022.htm



Ngày đăng: 06-02-2008

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.