Phong Thần | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnSun, 13 Apr 2025 12:27:47 +0000en-UShourly1Cách lý giải khác về “Phong Thần” (Phần 3): Thân Công Báo – Tâm tật đố hại chết người tu luyệnhttps://chanhkien.org/2023/08/cach-ly-giai-khac-ve-phong-than-phan-3-than-cong-bao-tam-tat-do-hai-chet-nguoi-tu-luyen.htmlThu, 24 Aug 2023 02:33:48 +0000https://chanhkien.org/?p=31165Tác giả: Minh Mâu [ChanhKien.org] Tật đố là một chủng sinh mệnh tà ác phụ diện, là một trong những nguyên nhân của vạn điều ác. Nếu tâm tật đố không bỏ thì tu không thành chính quả. Nếu một người tu luyện có những thứ này thì giống như trong một khối vàng có […]

The post Cách lý giải khác về “Phong Thần” (Phần 3): Thân Công Báo – Tâm tật đố hại chết người tu luyện first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Minh Mâu

[ChanhKien.org]

Tật đố là một chủng sinh mệnh tà ác phụ diện, là một trong những nguyên nhân của vạn điều ác. Nếu tâm tật đố không bỏ thì tu không thành chính quả. Nếu một người tu luyện có những thứ này thì giống như trong một khối vàng có lẫn cát, rất yếu nhược, hễ gặp va đập là có thể tan vỡ, giống như chỉ vì một sự việc nhỏ mà có thể liều mạng với người khác, nó trở thành gốc rễ của tai hoạ. Pháp Luân Đại Pháp cần độ nhân vào lúc mạt thế, sinh mệnh chính diện, sinh mệnh phụ diện đều mong muốn được cứu độ. Vào triều Thương có một sinh mệnh phụ diện muốn dùng phương thức “triển hiện nội hàm và sự nguy hại của tật đố” để cảnh tỉnh hậu nhân, cũng là để lại căn cơ được đắc cứu vào thời mạt thế cho bản thân thế, là chuyển sinh dưới tên Thân Công Báo để biểu hiện ra tư tưởng hành vi của người tật đố.

Thân Công Báo và Khương Tử Nha đều là đệ tử của Nguyên Thuỷ Thiên Tôn, Thân Công Báo là sư đệ của Khương Tử Nha. Khương Tử Nha tới Ngọc Hư Cung trên núi Côn Luân xin thỉnh giáo sư phụ chỉ điểm về chiến sự, lại được nhận bảng Phong Thần. Phụng mệnh sư phụ giao phó, lúc rời đi Nguyên Thuỷ Thiên Tôn nói: “Con về lần này, hễ có người gọi, không được trả lời, nếu con trả lời, sau này sẽ có 36 lộ binh mã chinh phạt, con hãy đi đi!”

Khi Tử Nha ra khỏi cung có Nam Cực Tiên Ông đưa tiễn Tử Nha, Tử Nha nói: “Sư huynh, đệ lên núi yết kiến lão sư, khẩn cầu chỉ bảo cho cách để đẩy lùi Trương Quế Phương nhưng lão sư không chịu mở lòng từ bi chiếu cố, làm sao đây, làm sao đây?” Nam Cực Tiên Ông nói: “Số trời đã định, không thể thay đổi, chỉ có điều sư đệ phải nhớ kỹ, hễ có người gọi thì quyết không được trả lời, điều này vô cùng quan trọng. Thôi, ta không thể tiễn đệ đi xa thêm được nữa rồi”.

Tử Nha ôm bảng Phong Thần đi về phía vách núi Kỳ Lân, vừa định độn thổ mà đi, thì bỗng nghe phía sau có người gọi. Tử Nha nghĩ rằng: “Quả thật có người gọi ta, ta không thể trả lời”. Phía sau lại có tiếng gọi “Tử Nha công!” Khương Tử Nha cũng không trả lời. Người đó gọi tiếp: “Khương Thừa tướng!” Tử Nha cũng vẫn không trả lời. Người ấy lại gọi liên tiếp năm lần bảy lượt, thấy Tử Nha vẫn không trả lời, liền lớn tiếng trách móc: “Khương Thượng! Huynh quá bạc tình bạc nghĩa đến cả người xưa cũng quên rồi, bây giờ huynh là Thừa tướng, ở ngôi cực phẩm nhân thần, huynh không còn nhớ đến người huynh đệ từng học đạo chung với nhau ở Ngọc Hư Cung suốt 40 năm sao? Hôm nay ta gọi huynh liên tục nhiều lần huynh cũng không trả lời!” Tử Nha nghe được những lời trách móc như vậy, đành phải quay đầu nhìn lại, thì ra là sư đệ Thân Công Báo. Khương Tử Nha nói: “Huynh đệ, ta không biết là đệ gọi ta, chỉ vì sư tôn dặn bảo, nếu trên đường về hễ có người gọi, nhất định không được trả lời, chính vì như thế ta mới làm thinh, đắc tội với đệ rồi”.

Đáng thương cho Tử Nha, nghe những lời lẽ tốt đẹp thì không thấy áp lực, vậy nên vượt qua được nhất quyết không trả lời, chỉ vì Thân Công Báo phát ra những lời mạnh mẽ phẫn nộ, đã liền trả lời, vì danh phận của một sư đệ đã làm cho ông không tuân theo lời dặn dò của sư phụ nữa. Rất nhiều người đều như vậy, không sợ người tốt mà sợ người xấu. Bảng Phong Thần là một thứ có tác dụng xung kích rất lớn. Thân Công Báo là một người vì đố kị mà chuyển sinh có thể nào không có phản ứng đây? Ông ta cho rằng mình mới xứng đáng có được điều đó, phải để ông ta đại diện cho Nguyên Thuỷ Thiên Tôn đi làm sứ mệnh Phong Thần mới đúng. Nhưng không đạt được điều đó thì làm sao đây? Ông ta liền ngăn cản và tìm cách lừa dối Tử Nha để cho ông ta đốt bảng Phong Thần đi rồi theo ông ta đi phò tá Trụ Vương. Tử Nha không chịu, thế là Thân Công Báo tự khoác lác: “Ta chặt thủ cấp liệng lên trời, cho đi du ngoạn ngàn vạn dặm, sau đó trở về vẫn có thể đặt lên cổ như cũ, thế mới đáng nói, thần thông của ta lớn như vậy còn không bằng huynh sao?”

Tử Nha bèn nói: “Huynh đệ, nếu quả làm được như vậy ta sẽ lập tức đem đốt bảng Phong Thần đi, và cùng đệ đi tới Triều Ca”. Thân Công Báo nói: “Huynh không được thất tín!” Tử Nha đáp lại: “Đại trượng phu một lời đã nói ra, nặng tựa núi Thái Sơn, há có lý gì để thất tín?”

Hãy xem, biểu hiện của Tử Nha chẳng phải đã coi là sư phụ không lớn bằng ông ta? “Phong Thần Bảng” – sứ mệnh sư phụ giao cho ông lớn như vậy mà bị ông ta dùng làm con bài thương lượng, nhưng ông đã không ý thức được vấn đề này. Chỉ một màn biểu diễn của Thân Công Báo đã làm cho ông quay lưng làm trái với sứ mệnh sư phụ giao. Không lấy làm lạ khi Nguyên Thủy Thiên Tôn nói về ông rằng “Căn cơ nông cạn, tiên đạo khó thành”. Chút ít căn cơ này tựa như cái rễ nông bám trên bề mặt đất, chỉ cần một lực nhỏ là có thể nhổ bật rễ, nhưng nếu là một cây đại thụ cao chọc trời vốn được cắm rễ dưới hốc sâu thì muốn nhổ cũng chẳng nhổ được. Do vậy ông chỉ có thể làm người.

Nam Cực Tiên Ông thấy Tử Nha bị mê hoặc, liền lệnh cho Bạch Hạc đồng tử ngậm đầu của Thân Công Báo tha đi, nhưng Tử Nha đã cầu xin Nam Cực Tiên Ông thương tình tha mạng sống cho Thân Công Báo, còn bản thân tình nguyện chịu 36 đạo binh chinh phạt, ông đã bị sự biến dị của cái tình ngăn trở nên đã không phân biệt được rõ thiện và ác.

Thân Công Báo được tha tội, cưỡi lên con cọp mặt trắng chỉ vào Tử Nha mà nói: “Huynh hãy đi! Ta nói cho huynh biết vùng đất Tây Kỳ sẽ lập tức biến thành biển máu, xương trắng chất thành núi” nói rồi hậm hực bỏ đi.

Tử Nha đi về phía trước gặp con quái vật một chân, con quái vật hét lớn một tiếng rằng: “Ăn một miếng thịt Khương Thượng kéo dài thọ mệnh 1000 năm”. Tử Nha nghe xong nghĩ: “Hóa ra là muốn ăn thịt ta đây”. Con quái vật lại nhảy tới hét lên: “Khương Thượng, ta phải ăn thịt ngươi!” Tử Nha nói: “Ta với ngươi không thù không oán, cớ gì muốn ăn thịt ta?” Quái vật nói: “Là Thân Công Báo nói vậy!”

Con quái vật này tên là Long Tu Hổ, khi Thân Công Báo lừa dối Khương Tử Nha còn cần phải dùng đến tình cảm huynh đệ, biểu diễn tà đạo để mê hoặc, nhưng đối với con quái vật này chỉ một câu nói là đã làm cho nó tin ngay rồi.

Điều này có lẽ được gọi là “đơn thuần”? Trẻ con đơn thuần ngây thơ, chỉ cần một viên kẹo có thể dỗ dành chúng, chúng không có khái niệm thiện ác, sống dựa vào bản tính tiên thiên. Nhân gian chính là một đống rác, chứa đủ mọi thứ xấu xa, do vậy cần có tâm tính hoàn chỉnh tốt đẹp mới không bị lừa dối mê hoặc.

Văn Thái sư vì chinh phạt Tây Kỳ đã cầu cứu khắp nơi, một ngày nọ cưỡi Hắc Kỳ Lân đến đảo Kim Biệt, thấy trên đảo không có người bèn lên Hắc Kỳ Lân bỏ đi, vừa định rời đi thì phía sau có người nói: “Văn đạo huynh, định đi đâu vậy?” Văn Thái sư ngoảnh lại nhìn thấy hóa ra là Hạm Chi Tiên liền vội vàng chạy lên phía trước cúi đầu làm lễ chào hỏi: “Các đạo hữu đi đâu hết cả?” Hạm Chi Tiên đáp lời: “Ta tới để gặp huynh đây. Chính vì huynh mà các đạo hữu ở đảo Kim Ngao kéo tới đảo Bạch Lộc đi luyện tập trận đồ, hôm trước Thân Công Báo đến mời bọn ta tới Tây Kỳ để giúp huynh”.

Những đạo nhân này vốn là người minh bạch đạo lý, vậy vì sao vẫn còn tin lời Thân Công Báo? Dưới con mắt của Trụ Vương, Khương Tử Nha là người nghịch thiên phản đạo. Tại không gian cao tầng mà nhìn, phản nghịch ở bất kể cảnh giới nào cũng đều là xúc phạm Thiên lý. Nhưng nhân gian là một cảnh giới đặc thù được tạo ra cho Chính Pháp trong thời kỳ mạt pháp của vũ trụ, thiên mệnh vô thường, duy chỉ người có đức mới vĩnh viễn hưởng phúc của Thiên thượng, nhưng những người tu đạo này lại không nhận ra điều đó.

Triệu Công Minh trong động La Phù ở núi Nga Mi trợ giúp Văn thái sư chinh phạt Tây Kỳ bị Đinh Đầu Thất Tiễn Thư (mũi tên vô hình) của Lục Áp đạo nhân bắn chết, Thân Công Báo cưỡi cọp tới đảo Tam Tiên thông báo với ba chị em Vân Tiêu, Bích Tiêu, Quỳnh Tiêu nương nương. Thân Công Báo đi vào trong động cất tiếng hỏi: “Có ai trong đó không?”, không bao lâu một nữ đạo đồng bước ra, nhận ra Thân Công Báo bèn hỏi: “Lão sư từ nơi nào đến đây?” Thân Công Báo trả lời: “Báo với sư phụ ngươi, có ta tới thăm”. Nữ đạo đồng quay vào trong động bẩm báo: “Khởi bẩm nương nương, có Thân lão gia tới thăm”, nương nương nói: “Hãy mời vào”. Thân Công Báo vào trong động và kể về cái chết của Triệu Công Minh, lại nói rằng: “Thương thay Triệu huynh ngàn năm một phen khổ công tu luyện, ngờ đâu lại chết dưới tay của một kẻ vô lại! Quả là mối thù oán hận thấu xương!”

Cái chết của huynh trưởng làm Bích Tiêu, Quỳnh Tiêu nương nương nổi giận đùng đùng bay về phía Tây Kỳ tìm Lục Áp cùng Khương Tử Nha để báo thù, liên lụy cả Vân Tiêu nương nương cũng bị động xuống núi bày binh bố trận “Cửu Khúc Hoàng Hà Trận”, hủy hoại thành quả ngàn năm tu luyện của 12 đại môn đồ của Nguyên Thuỷ Thiên Tôn, ba chị em Vân Tiêu cũng vì ác quả ấy mà cùng nhau chết ở đây. Chỉ một tin báo của Thân Công Báo đã tước đoạt mất ngàn năm tu luyện của môn đồ hiển hách bậc nhất của Nguyên Thuỷ, cũng hại chết ba vị tiên tử tu luyện đứng đầu tam giới, người tật đố thuộc về ngụy thiện, thuộc về ác khiến cho người ta nghiến răng thống hận, có ai không muốn giết hắn? Nhưng người tật đố luôn luôn cảm giác thấy bản thân rất tốt, không biết rằng người khác đều hận và muốn đem hắn nghiền xương thành tro bụi.

Thân Công Báo đi khắp nơi tìm kiếm Tiên khách để chinh phạt Tây Kỳ, có một hôm đi tới động Phi Long Giáp Long, nhìn thấy người lùn Thổ Hành Tôn bèn hỏi: “Ta nhìn ngươi không thể theo đạo thành Tiên, chỉ có thể tu thành người phú quý ở nhân gian, đeo đai ngọc, thụ hưởng giàu sang của quân vương ban cho”. Thổ Hành Tôn hỏi lại: “Làm thế nào để được như vậy?” Thân Công Báo đáp: “Ta viết thư tiến cử ngươi tới chỗ Đặng Cửu Công ở ải Tam Sơn Quan, đại sự ắt thành”, và như vậy ông ta đã xúi giục thành công Thổ Hành Tôn.

Lại nói, Xích Tinh Tử ở Vân Tiêu động trên Thái Hoa Sơn nhìn thấy Bạch Hạc đồng nhi của Ngọc Hư Cung cầm trát tới, Xích Tinh Tử tiếp kiến, Bạch Hạc đồng nhi mở ngự trát ra đọc, tạ ơn xong, biết được Khương Tử Nha lên Kim Đài làm lễ bái tướng. Xích Tinh Tử tiễn Bạch Hạc đồng nhi trở về cung, đột nhiên nhìn thấy trước cửa Ân Hồng đang đứng cạnh đó, đạo nhân hỏi: “Đồ đệ, hiện tại con ở đây, nhưng không phải là người có số theo đạo thành Tiên, nay Vũ Vương là vị quân vương thánh hiền nhân đức, sẽ đứng ra cứu dân, trừ kẻ bạo ngược, Khương sư thúc của con cũng sẽ được phong tướng, tiến về phía Đông, vượt qua năm ải, hội họp chư hầu ở Mạnh Tân, tiêu diệt bạo chúa ở Mục Dã. Vậy con hãy xuống núi, trợ lực giúp Tử Nha một tay. Nhưng ta chỉ ngại con sẽ gặp việc cản trở”. Ân Hồng hỏi: “Lão sư, chẳng hay đệ tử có việc gì cản trở vậy?” Xích Tinh Tử nói: “Con là con trai của Trụ Vương, chắc con sẽ không chịu phò tá nhà Chu đâu”. Ân Hồng nghe lời ấy thì nghiến răng, trợn tròn đôi mắt: “Lão sư ở trên chứng cho, đệ tử tuy là con trai Trụ Vương, nhưng với Ðát Kỷ có mối thù muôn kiếp không đội trời chung, cha bất từ, thì con bất hiếu. Ông ta nghe lời Đát Kỷ hành hạ mẫu thân con, khoét một bên mắt, đốt hai bàn tay, khiến bà bỏ mạng chết thảm ở Tây Cung. Đệ tử thống khổ nuốt hận trong lòng đã lâu, quyết nhân cơ hội này bắt giữ Đát Kỷ, trả thù cho mẫu thân, đệ tử dù chết cũng không hối hận!” Xích Tinh Tử sau khi nghe xong vui mừng khôn xiết: “Con tuy đã có ý này, nhưng chớ có thay đổi đấy!” Ân Hồng đáp: “Đệ tử sao dám cãi lời sư phụ?” Đạo nhân vội lấy ra chiếc áo Tử Thọ tiên y, kính Âm Dương, dùi Thuỷ Hoả đưa cho Ân Hồng và ra lệnh cho Ân Hồng xuống núi trợ giúp Tử Nha. Nhưng lòng vẫn chưa yên tâm, lại dặn dò thêm: “Con nhất định không được quên lời dặn của sư phụ”, Ân Hồng đáp: “Đệ tử nếu không được lão sư cứu lên núi thì đã chết lâu rồi, làm sao có được ngày hôm nay? Đệ tử làm sao dám quên lời dạy, phản lại sư phụ?” Xích Tinh Tử nói: “Con người xưa nay vốn luôn hai lòng, cũng khó mà tin, trước mặt ta, con phải thề chắc một lời”. Ân Hồng liền thề ngay, không chút đắn đo: “Nếu đệ tử có ý đồ khác, thì toàn thân tứ chi sẽ nát thành tro bụi!” Xích Tinh Tử nói: “Thề sao, ứng vậy, con hãy đi đi”.

Ân Hồng đang đi thì gặp một người tu đạo trên không trung bay tới, người này mặt trắng râu dài, nhìn thấy Ân Hồng liền cúi đầu thi lễ, Ân Hồng vội hỏi: “Xin hỏi đạo trưởng cao danh quý tính là gì? Hôm nay tới đây có điều gì chỉ bảo?” Đạo nhân trả lời: “Ta chính là Thân Công Báo, muốn hỏi ngươi hiện giờ tính đi đâu vậy?” Ân Hồng đáp: “Đệ tử phụng mệnh sư phụ tới Tây Kỳ trợ giúp Vũ Vương chinh phạt Trụ”. Đạo nhân nghiêm mặt nói: “Lẽ nào lại như vậy! Trụ Vương là người thế nào của ngươi?” Ân Hồng trả lời: “Là cha của đệ tử”. Đạo nhân quát lớn một tiếng hỏi rằng: “Trên thế gian có lý nào con trai giúp đỡ người khác chống lại cha mình sao?!” Ân Hồng trả lời: “Trụ Vương vô đạo, thiên hạ vì thế mà rối loạn, khiến dân làm phản, hôm nay trừng phạt là thuận theo ý trời mà làm, trời tất nhiên sẽ ưng thuận, dẫu có con hiếu cháu hiền cũng không chuộc lại được tội lỗi ấy”. Thân Công Báo cười mà nói: “Ngươi là kẻ ngu muội, cố chấp, không biết đại nghĩa là gì, ngươi là hậu duệ dòng dõi Thành Thang, tuy Trụ Vương vô đạo đi chăng nữa cũng không thể có lý nào con lại đi chống lại cha. Huống hồ một mai Trụ Vương trăm tuổi ai là người kế nghiệp? Ngươi lại không coi xã tắc làm trọng, nghe lời người khác xúi bẩy, làm chuyện ngỗ nghịch mất hết cả luân thường đạo lý, sẽ bị người đời đàm tiếu chê ngươi là một vị điện hạ bất hiếu xưa nay chưa từng có! Nay ngươi giúp Vũ Vương phạt Trụ, nếu như lỡ có bất trắc, có phải là tông miếu bị người khác phá hủy, xã tắc sẽ bị người khác chiếm lấy đúng không nào, mai sau ngươi xuống suối vàng, còn mặt mũi nào gặp tổ tiên đây?” Ân Hồng bị Thân Công Báo dùng một tràng lời lẽ thuyết phục động đúng tâm can thì cúi đầu im lặng không nói lời nào. Một lát sau mới lên tiếng: “Lời lão sư tuy có lý, nhưng tôi đã thề với sư phụ, quyết ý trợ giúp Vũ Vương”. Thân Công Báo nói: “Ngươi đã phát lời thề thế nào?” Ân Hồng đáp: “Tôi đã phát lời thề, nếu như không giúp Vũ Vương phạt Trụ thì toàn thây tứ chi đều biến thành tro bụi”. Thân Công Báo cười mà nói rằng: “Đây chỉ là lời thề mu muội không bao giờ ứng nghiệm, thế gian không có lý do gì xương thịt biến thành tro bụi, ngươi hãy nghe theo lời ta, thay đổi suy nghĩ mà đi chinh phạt nhà Chu, sau này tất thành đại sự, không phụ với anh linh của tổ tiên xã tắc, mà cũng mát lòng ta thật lòng khuyên bảo”. Ân Hồng khi ấy nghe lời Thân Công Báo, trong đầu không còn nhớ tới lời đã hứa với Xích Tinh Tử, lời thề trước đây đã sớm thành những lời ngụy ngôn lừa dối sư phụ. Chính là: Hận thay miệng lưỡi hoạt ngôn của Thân Công Báo, Ân Hồng khó mà thoát khỏi nạn này.

Quan sát điều này thấy rằng: Từ đầu tới cuối Thân Công Báo đều dùng cái tình sai lầm của con người mà Ân Hồng lại không nhận ra được. Ngay cả cái tình chân chính ở nhân gian cũng không như vậy, làm người phải dựa vào đạo đức, tam cương ngũ thường (thời đó còn chưa có cách gọi này) trong Nho gia là nguồn gốc sinh ra đạo đức, là xuyên suốt từ trên xuống dưới, một thứ ở tầng thấp, một thứ ở tầng cao không hề có mâu thuẫn. Khi con người tự cho mình là to (tầng thấp là lớn) thì họ sẽ dùng nhận thức sai lầm ấy của bản thân con người để đo lường Thiên lý, mà ở tầng thứ hơi cao hơn một chút thì, cha, con, người thân đều cuốn trong nghiệp lực luân báo, báo ân, báo oán mà thành, cái tình trong vòng mê hoan hư ảo chỉ là để duy trì quan hệ gia đình, ở trong đó mà xoa dịu giảm nhược đi nỗi thống khổ cho nhau, khi nhắm mắt xuôi tay ai còn nhận ra ai nữa? Nghiệp lực do bản thân tạo thành chỉ có thể tự mình hoàn trả. Chỉ khi sinh mệnh đề cao thiện niệm mới có được quan hệ gia đình và xã hội tốt đẹp nhất.

Con người chấp theo lý của con người, nhưng người bình thường là tôn kính trời do vậy không làm điều gì trái với Thiên lý; Thần chấp vào cái lý của Thần, bởi vậy Xích Tinh Tử tuân theo Thiên đạo; chỉ có người biến dị do tư tưởng sai lệch khỏi chính đạo mới có thể làm trái ý trời.

Cơ điểm của tật đố là sự biến dị mạnh mẽ của “tư” – hết thảy đều coi bản thân mình là trung tâm, thế giới này chỉ có bản thân họ là lớn nhất, tất cả mọi người đều phải phù hợp với tư tưởng của họ mới được. Lý luận dẫn dắt đều là sự biến dị của danh, lợi, tình, nếu như đối chiếu với Thiên đạo thì không cách nào tự biện hộ cho mình được. Người tật đố đều đang ở chốn con người, không nhận thức được mình chẳng qua chỉ là một hạt bụi nhỏ bé chẳng là gì trong vũ trụ mênh mang này, tất cả những ngu xuẩn, tự đại, không biết trời cao đất dày, chỉ muốn tự mình sống theo cách của mình, coi sự sống còn của vô số người khác chẳng là gì, cũng chính là không có một chút thiện tâm nào.

Binh lính của Tử Nha đến Giai Mộng Quan lại gặp Thân Công Báo, Tử Nha bái chào nói: “Hiền đệ từ đâu tới vậy?” Thân Công Báo cười mà nói rằng: “Tôi tới là để gặp huynh, Khương Tử Nha, huynh giờ vẫn cùng một chỗ với Nam Cực Tiên Ông thì không hay đâu, nay cuối cùng cũng có cơ hội chỉ gặp có một mình huynh, liệu xem hôm nay huynh có thoát khỏi tay tôi không?” Khương Tử Nha trả lời: “Huynh đệ, ta với ngươi không thù không oán, hà cớ gì phải ở đây chọc giận ta?” Thân Công Báo đáp: “Huynh không nhớ chuyện trên núi Côn Luân, huynh ỷ vào thế lực của Nam Cực Tiên Ông, không coi ta ra gì, đầu tiên gọi huynh, huynh không thèm trả lời, sau lại cùng Nam Cực Tiên Ông làm nhục ta, lại còn gọi Bạch Hạc đồng nhi ngậm đầu của ta đi, chỉ mong làm hại ta, đây là mối oán thù sát nhân, huynh còn nói được gì đây! Huynh hôm nay lên Kim đài nhận lễ bái tướng, muốn phạt Trụ cứu dân, chỉ sợ rằng huynh không thể đem quân binh tiến vào năm ải mà đã chết ở đây trước rồi”. Nói rồi rút bảo kiếm nhằm vào Tử Nha mà chém tới.

Tử Nha tại vách núi Kỳ Lân cố gắng hết sức cầu xin Nam Cực Tiên Ông mà tha cho Thân Công Báo, trong mắt Thân Công Báo đó là một sự sỉ nhục, lấy việc giết người để báo thù, lợi dụng lúc không có người liền tự mình ra tay giết Tử Nha. Hầu hết những người tật đố đều ở cảnh giới như vậy, không tính đến hành vi của mình, lấy oán báo ân, lòng dạ hẹp hòi, ăn miếng trả miếng. Hết thảy đều là lấy tư tưởng trạng thái của bản thân mình làm tiêu chuẩn, coi người khác, Thiên lý, đạo đức, đều đặt ở bên dưới.

Cụ Lưu Tôn cứu Khương Tử Nha. Phụng chỉ lệnh của Nguyên Thủy Thiên Tôn đem Thân Công Báo đến sườn núi Kỳ Lân, Nguyên Thủy nói: “Nghiệp chướng! Khương Thượng với ngươi có thù oán gì mà ngươi mời người ở Tam Sơn Ngũ Nhạc đi chinh phạt Tây Kỳ? Hôm nay số trời đã hết, ngươi vẫn còn giữa đường mà hại nó, nếu không phải là ta đã có chuẩn bị trước thì có lẽ nó đã bị ngươi hại chết rồi”. Thân Công Báo mở miệng nói: “Oan uổng quá!” Nguyên Thủy hỏi: “Ngươi rõ ràng muốn hại Khương Thượng, còn kêu oan uổng nỗi gì? Nhưng thôi, hôm nay nếu ta cầm giữ ngươi tại núi Kỳ Lân, ngươi ắt nói ta thiên vị Khương Thượng, nếu như lại dám cản trở Khương Thượng thì đừng trách, ngươi hãy thề đi”. Thân Công Báo liền thề, ông ta chỉ coi là lời nói đầu lưỡi, không biết rằng lời thề nói ra là có Thần chứng giám. Thân Công Báo thề rằng: “Nếu đệ tử lại xúi giục Tiên gia tới cản trở Khương Thượng, đệ tử xin chịu tội đem thân thể lấp biển Bắc Hải”. Nguyên Thủy nói: “Được rồi, hãy thả cho nó đi”. Thế là Thân Công Báo thoát nạn, đi liền.

Thân Công Báo tại trận Vạn Tiên tiếp tục cản trở Khương Tử Nha, sau khi trận Vạn Tiên bị phá vỡ, ông ta hòng tìm đường trốn về núi khác mà không biết rằng tội ác chồng chất, đang toan cưỡi cọp chạy trốn thì bị Bạch Hạc đồng nhi nhìn thấy. Bạch Hạc đồng nhi vội vàng bẩm báo với Nguyên Thủy Thiên Tôn, Nguyên Thủy ra lệnh cho Hoàng Cân lực sĩ đem ông ta giữ tại sườn núi Kỳ Lân. Lực sĩ bắt Thân Công Báo mang tới trước mặt Nguyên Thuỷ Thiên Tôn. Nguyên Thuỷ nói: “Ngươi từng phát lời thề, lấy thân mình lấp biển Bắc Hải, do vậy hôm nay ngươi cũng đừng oán trách”. Thân Công Báo cúi đầu không nói, Nguyên Thủy ra lệnh cho Hoàng Cân lực sĩ: “Lấy tấm bồ đoàn (đệm hương bồ) của ta quấn nó lại, rồi đem dìm xuống đáy biển Bắc Hải”. Lực sĩ vâng lệnh mang Thân Công Báo dìm xuống biển Bắc Hải.

Một đời của Thân Công Báo đã kết thúc. Ông ta trước mặt không phản lại sư phụ, nhưng sau lưng lại làm những việc phản lại sư phụ. Hiện nay cựu thế lực vũ trụ đang bức hại Đại Pháp, biểu hiện bề mặt đối với Sư phụ là đồng thuận cung kính, nhưng những gì chúng đang làm là phá hoại Đại Pháp.

Hành vi của Thân Công Báo là do sinh mệnh phụ diện ở bên trong dẫn tới tâm tật đố hại người hại mình mang đến hậu quả thảm khốc. Người tu luyện không bỏ được tâm tật đố, những gì đạt được cũng chỉ có bản sự như Thân Công Báo mà thôi, chỉ là chút công năng nhỏ bé mang theo thân thể mà thôi, đồng thời sẽ phải gánh chịu kết cục như Thân Công Báo, bất kể tu luyện bao nhiêu năm đều là tai hoạ cho chốn nhân gian, sẽ không thoát khỏi số phận bị người và chư Thần tiêu diệt, trở thành một nhân vật bi kịch đáng thương vậy. Mà người không tu luyện chỉ có thể tồn tại ở tầng nhân loại, hoặc là từ tầng nhân loại trở xuống, là người xấu điển hình, phải chịu ác báo mà người xấu tất sẽ phải gặp.

Ác quỷ ĐCSTQ Giang Trạch Dân bức hại Pháp Luân Đại Pháp, tật đố của nó là xưa nay chưa từng có, đem ra so sánh thì còn vượt xa so với Thân Công báo, nó không có biên giới, không có giới hạn, đã được định sẵn là hình thần toàn diệt, không còn cơ hội tái sinh.

(Trong sự việc đầu độc, mê hoặc hại người của Thân Công Báo trong “Phong Thần Diễn Nghĩa” chỉ có Ân Giao là không được ghi chép lại trong bài viết này bởi vì người này cũng tựa như Ân Hồng, nhưng có một điểm khác biệt là ông ta bị mê hoặc bởi tình huynh đệ, vì để cho Ân Hồng báo thù mà trợ Trụ vi ngược. Thái Vân Tiên Tử, Mã Nguyên, La Tuyên đều là Thân Công Báo trực tiếp thỉnh mời, không được tính là có âm mưu mê hoặc trong đó).

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/271111

The post Cách lý giải khác về “Phong Thần” (Phần 3): Thân Công Báo – Tâm tật đố hại chết người tu luyện first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Cách lý giải khác về “Phong Thần” (Phần 2): Na Tra – người phóng hoảhttps://chanhkien.org/2023/08/cach-ly-giai-khac-ve-phong-than-phan-2-na-tra-nguoi-phong-hoa.htmlMon, 21 Aug 2023 02:38:06 +0000https://chanhkien.org/?p=31147Tác giả: Minh Mâu [ChanhKien.org] Na Tra, tên này có hàm nghĩa là: “A! Phún giả (phún có nghĩa là phun ra ), Sất nộ giả (có nghĩa là người nóng giận)”, là một vị Cổ Chính Thần (vị Thần chính nghĩa ở Trung Quốc cổ đại), ông từ chữ「狠」“Ngận” (có nghĩa là hung dữ) […]

The post Cách lý giải khác về “Phong Thần” (Phần 2): Na Tra – người phóng hoả first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Minh Mâu

[ChanhKien.org]

Na Tra, tên này có hàm nghĩa là: “A! Phún giả (phún có nghĩa là phun ra ), Sất nộ giả (có nghĩa là người nóng giận)”, là một vị Cổ Chính Thần (vị Thần chính nghĩa ở Trung Quốc cổ đại), ông từ chữ「狠」“Ngận” (có nghĩa là hung dữ) trong Đạo gia hạ giới để trợ giúp Khương Tử Nha phạt Trụ. Trong Chính Pháp, có hình tượng của người nóng giận, do vậy Na Tra tới chính là để diễn dịch ra vai diễn này. Trên Thượng giới một [字] “tự (chữ)” viết thành chữ「狠」(Ngận), lại cũng là có vô số vai diễn ở trong cảnh giới đó, một trong số đó là Linh Châu Tử hạ giới chuyển sinh thành Na Tra vì những chúng sinh cần bị đào thải trong kiếp nạn.

「狠」(Ngận – hung dữ) không thuộc về 「惡」( ác), người ác cũng sẽ phát ra “Ngận – hung dữ”, nhưng đối tượng và cơ điểm tâm tính của hai loại người này là khác nhau. Vậy “Ngận – hung dữ” và “Thiện” có gì khác biệt? Kỳ thực nó cũng tương tự như “uy nghiêm” trong Phật giáo. “Phún giả” không mang ý nghĩa châm biếm do người hiện đại thêm vào, mà hàm nghĩa của nó là nói về mãnh sĩ uy vũ hùng tráng và dũng mãnh.

Chân của Na Tra đạp lên bánh xe Phong hoả, tay cầm Hỏa Tiêm Thương, ngọn lửa cháy hừng hực từ dưới chân dâng lên bay lượn khắp toàn thân thể, lại thêm ngọn lửa mãnh liệt ở trong tim (tâm hoả) – trở thành ngọn lửa cực lớn, vì vậy cần phải chiến đấu. Na Tra đã diễn ra một màn, từ “Ngận – hung dữ” không đủ “chính” cho đến nguyên hình “Ngận – hung dữ” của “chính”. Những người sử dụng vũ lực sẽ đối chiếu vào đó để tu “chính” lại sự “hung dữ” sai lệch của bản thân và từ đó điều chỉnh ngay chính lại tâm tính của mình.

Cha của Na Tra là Lý Tịnh, mẫu thân là Ân phu nhân. Ân phu nhân mang thai ba năm sáu tháng mà vẫn chưa sinh. Lý Tịnh trong lòng thường nghi ngờ lấy làm lạ, một hôm chỉ vào bụng vợ và nói: “Mang thai cả ba năm có thừa mà vẫn còn không sinh, không phải là yêu thì cũng là quái”.

Lý Tịnh là đồ đệ của “Độ Ách Chân nhân” ở Tây Côn Luân, nhận thức được tự nhiên có sự khác biệt với thông thường, biết được thai kỳ lần này không phải là thời không của phàm nhân, nhưng cũng không biết là Thần hay là quái ở động nào? Ba năm sáu tháng của gia đình Lý Tịnh ở chốn trần gian, so với thời gian ở động phủ của sư phụ Na Tra là “Thái Ất Chân nhân” có sự khác biệt lớn, ở động phủ bấy giờ mới chỉ trôi qua có 10 tháng. Những sự việc như vậy thì từ thượng cổ xa xưa cũng thường thấy, mẫu thân của Lão Tử cũng mang thai ông tới 72 năm mới sinh, khi sinh ra râu tóc đều bạc trắng, do vậy ông mới có tên gọi là Lão Tử. Tại Đâu Suất Thiên Cung của ông thì 10 tháng thực ra là 72 năm ở nhân gian.

Một đêm vào lúc canh ba, Ân phu nhân đang say giấc nồng, trong mộng thấy một đạo nhân đầu búi tóc đôi, thân mặc đạo phục tiến vào phòng, phu nhân quát hỏi: “Đạo nhân này không hiểu đạo lý, đây là nội thất sao ngươi lại dám vào đây, thật là xấu xa!” Đạo nhân nói: “Phu nhân hãy mau tiếp Lân nhi!”, nói rồi đem một vật đưa vào bụng phu nhân, phu nhân thất kinh giật mình bừng tỉnh, sợ hãi đến mức toàn thân lạnh toát mồ hôi. Sau đó liền thấy đau bụng và hạ sinh Na Tra.

Đến năm bảy tuổi, Na Tra muốn đến Cửu Loan Hà để tắm rửa. Mọi thứ trên thế gian trong mắt người thường hết thảy đều là ngẫu nhiên, tuy nhiên chân tướng đều là số kiếp đã định sẵn như vậy. Na Tra dùng dải Hỗn Thiên Lăng dài bảy thước nhúng xuống nước sông để tắm rửa làm chấn động đến Thủy Tinh Cung của Đông Hải Long Vương Ngao Quảng, Ngao Quảng phái tuần hải Dạ Xoa Lý Cấn tuần sát điều tra, thì nhìn thấy một đứa trẻ đang nhúng dải khăn lụa đỏ vào nước để tắm rửa, Lý Cấn rẽ nước trồi lên và quát lớn: “Đứa trẻ kia làm điều quái lạ gì khiến cả dòng sông chuyển sang ánh đỏ, còn làm dao động tới cả cung điện vậy?”

Đây chỉ là một câu hỏi thông thường, người bình thường sẽ không thấy cảm giác gì, có thể trả lời hoặc bỏ đi là xong. Tuy nhiên Na Tra bản tính là “hung dữ”, trong lúc bị uy hiếp liền muốn giết chúng sinh. Nghĩ xem, gia đình Lý Tịnh là hộ hào môn giàu có, thi thư lễ nghi gia giáo tất nhiên là không kém, vì sao Na Tra không học được những điều này? Cậu ta mở miệng liền mắng chửi: “Ngươi là đồ súc sinh, ngươi là cái thứ gì mà cũng dám lên tiếng?” Điều này khiến người ta nghẹn lời, trước mặt Long Vương đều là lính tôm, tướng cua và quan rùa, theo lý mà nói thì đều không mang hình dáng con người nhưng lại nói tiếng người, như vậy sẽ khiến con người sợ hãi, nếu như tâm tính tốt thì sẽ thản nhiên bất động, nhưng chúng đều là mang thú tính, vì vậy câu nói này đã chọc giận khiến cho Dạ Xoa dùng một búa nhằm đỉnh đầu Na Tra mà đánh xuống, Na Tra phản kích, Dạ Xoa bị Na Tra dùng một Càn Khôn Quyển đánh chết.

Long binh báo cáo với Ngao Quảng về cái chết của Dạ Xoa, Ngao Quảng kinh hãi: “Lý Cấn là sai dịch làm ngự bút điểm của điện Linh Tiêu, ai dám đánh chết?” Ngao Quảng muốn tự mình thân chinh kiểm tra sự việc, nhưng bị Tam Thái tử Ngao Bính ngăn lại, nói rằng: “Phụ vương xin hãy yên tâm, để hài nhi đi bắt nó mang về là được”, Ngao Bính tới nơi ai ngờ lại bị Na Tra xem thường, Na Tra cười và nói rằng: “Ngươi nguyên là con trai của Ngao Quảng, ngươi tự cao tự đại, nếu như làm ta bực mình thì ngay cả con chạch bùn già ngươi, ta cũng sẽ lấy và mang đi lột da”. Tam Thái tử quát lớn một tiếng rằng: “Ngươi muốn giết người cho hả giận, ngang ngược côn đồ! Thật là vô lễ!”

Những lời của Na Tra thực sự vừa ngang ngược lại vừa vô lễ, Tam Thái tử nói rất đúng. Nhưng định số của Tam Thái tử là phải bị Na Tra diệt trừ, Na Tra giết chết Tam Thái tử, lại còn rút cả gân rồng, sự hung dữ xác thực là hết sức ghê sợ, nhưng cậu ta vẫn còn không biết như vậy là phạm tội, như vậy sau này làm thế nào để phò Võ Vương đây? Loại hành động tàn khốc như thế này, nơi tương ứng chỉ có ở địa ngục. Người ta nói rằng người xấu tại địa ngục bị rút gân lột da và ném vào vạc dầu, thật đáng thương phải không? Nhưng trên thế gian họ cũng lột da những người vô tội, tội ác chồng chất đến mức không có thuốc chữa mới bị rơi vào địa ngục và bị lột da. Long Vương thề rằng phải báo thù. Sự việc ấy vẫn còn chưa kết thúc, khi Na Tra chơi bắn tên, chỉ một mũi tên đã bắn xuống phía dưới vách đá của Động Bạch Cốt trên Núi Sọ, tình cờ bắn chết Bích Vân đồng tử – đệ tử của Thạch Cơ Nương Nương, đúng lúc tiểu đồng này mang theo lẵng hoa hái thuốc, xem ra thật là vô tội.

Chính là: “Duyên giang sái hạ câu hòa tuyến, tòng thử điếu xuất thị phi lai” (diễn nghĩa: ven sông rải dây và lưỡi câu, từ đó dẫn đến điều thị phi). Câu tục ngữ này có nghĩa là sự việc xảy ra không có gì là ngẫu nhiên, đều do có bày xếp sắp đặt sẵn, mọi điều thị phi đều bắt nguồn từ những nguyên nhân trước đó. Khi khắp nơi đều là dây và lưỡi câu, các loại cá làm sao có thể trốn thoát, bất luận là hành động hay không hành động, vô luận làm gì cũng đều sẽ đụng vào lưỡi câu, hoặc là lưỡi câu thiện, hoặc là lưỡi câu ác, mà chức năng hành xử của ác câu là Thiên diệt. Độc long Trung Cộng hiện nay chính là như vậy, vô luận bạn có làm gì đi chăng nữa, bạn sẽ luôn mắc phải móc câu, vô luận ý thức của bản thân có cao minh đến đâu đều cũng sẽ mắc phải lưỡi câu.

Thạch Cơ Nương Nương vì để bảo vệ công lý cho đệ tử của mình nên đã bắt Lý Tịnh đến để thẩm vấn, Lý Tịnh giải thích với Nương nương rằng: “Người bắn chính là nghịch tử Na Tra do Lý Tịnh sinh ra, đệ tử không dám làm trái, đã cầm giữ nó tại trước động phủ và chờ sắc lệnh”. Thạch Cơ Nương Nương ra lệnh cho Thái Vân Đồng nhi: “Đem hắn tới đây!” Ai ngờ Đồng nhi vừa ra khỏi động, liền bị Na Tra dùng một Càn Khôn Quyển đánh chết, Thạch Cơ Nương Nương nghe thấy động tĩnh bên ngoài, vội vàng chạy ra ngoài sơn động, Na Tra càng không thèm đáp lời, dùng Càn Khôn Quyển đánh tới, nhưng đánh không lại, đành phải xoay người bỏ chạy. Nương Nương gọi: “Lý Tịnh, sự việc không liên quan đến ngươi, ngươi hãy trở về đi”.

Thạch Cơ Nương Nương xử trí xem ra là thỏa đáng. Ai phạm tội tìm người đó, Lý Tịnh vô tội, do vậy liền để cho ông ta trở về. Việc Na Tra giết người mà không nói một lời đó là điều vô lý, do vậy mà dẫn đến cái chết thương tâm bi thảm.

Tứ Hải Long Vương vì để báo thù cho Tam Thái tử Ngao Bính, tâu lên Ngọc Đế cho phép bắt cha mẹ Na Tra, Na Tra vì cứu cha mẹ, đã nói với Ngao Quảng: “Ai làm người ấy chịu trách nhiệm, ta đánh chết Lý Cấn, Ngao Bính, ta chịu trách nhiệm đền mạng, hôm nay ta sẽ mổ bụng, moi ruột, róc xương thịt, hoàn trả lại cha mẹ ta, không liên luỵ gì tới song thân, ý các ngài ra sao? Nếu như không chấp nhận, ta cùng ngài tới điện Lăng Tiêu gặp Thiên Vương, tự ta sẽ nói”. Ngao Quảng nghe thấy vậy liền nói: “Cũng được thôi, ngươi đã muốn như vậy, cứu cha mẹ ngươi xem ra cũng là có hiếu”. Thế là vợ chồng Lý Tịnh liền được thả ra, Na Tra tay phải rút kiếm, đầu tiên chặt đứt một cánh tay, sau đó tự mổ bụng, moi ruột róc xương, ba hồn bảy phách tiêu tán rồi vong mạng.

Đền mạng bi thảm nên phải có nhiều đau đớn phải không? Nỗi thống khổ của việc róc xương trả cha, cắt thịt trả mẹ, nó khiến cậu ta hiểu rằng không nên làm hại những người vô tội, hết thảy đều phải tuân theo Thiên lý mà hành xử, hành vi trái ngược với Thiên lý chính là làm điều ác, chỉ có những hành vi thuận theo Thiên lý mới được công nhận.

Nhục thân đã tiêu tan mất, cũng là an bài của Sư phụ cậu ta là Thái Ất Chân Nhân, vì muốn dùng hoa sen, lá sen tái tạo thân thể cho cậu ta, lấy tâm thanh tịnh của sen, sinh ra từ bùn nhơ mà bản tính không bị ô nhiễm, để làm chủ ngọn lửa mạnh mẽ đốt cháy từ dưới bàn chân. Sau khi hóa thân thành hoa sen, cậu ta đã hành sự tuân theo Pháp lý, nhưng do ở tầng thứ thấp nên dẫn đến bản tính giết người của cậu ta vẫn còn rất lệch lạc. Vì lúc trước Lý Tịnh đã quất vào tượng Kim Thân đất sét của cậu ta, khiến cho hồn phách cậu ta không nơi nương tựa, do vậy mà muốn giết Lý Tịnh. Thái Ất Chân nhân, Văn Thù Quảng Pháp Thiên Tôn, Nhiên Đăng Đạo nhân đã tốn rất nhiều công phu mới dạy được cho cậu ta “Nhẫn” và “Thiện”, mài mòn đi tâm sát nhân không phù hợp với Pháp lý ấy của cậu ta, do vậy sau này mới có được vị trí là vị Quan tiên phong (người dẫn đầu) trợ giúp Khương Tử Nha chiếu theo Thiên lý thi hành binh sự.

Thế giới này là gì? Các loại sự vật rực rỡ muôn màu ấy, con người là ai ở trong đó? Họ đều là một chủng Pháp lý, tuân theo Pháp lý của bản thân mà sinh tồn. Đây đều là những nhân tố trong Đại Pháp của vũ trụ. Có lẽ việc Na Tra chuyển thế sát phạt như vậy là vì con đường tu luyện của cậu ta là dùng võ công để Chính Pháp mà thành tựu một vị Thần vĩ đại.

Quá khứ đã bị xóa tan như mây khói, trải qua hàng nghìn năm thành trụ hoại diệt, các tôn giáo lớn trên thế giới đã bước vào thời kỳ mạt Pháp, không còn cứu người được nữa, thời kỳ họ có thể cứu người ấy chỉ là cứu độ các phó nguyên thần chứ không phải là bản thân mình thực sự. Chỉ có hôm nay Pháp Luân Đại Pháp mới độ nhân một cách chân chính, do vậy chúng ta phải trân quý cơ duyên này.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/270959

The post Cách lý giải khác về “Phong Thần” (Phần 2): Na Tra – người phóng hoả first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Cách lý giải khác về “Phong Thần” (Phần 1): “Chính niệm không kiên định, một chút tình kéo Vân Tiêu nương nương vào chỗ chết”https://chanhkien.org/2023/08/cach-ly-giai-khac-ve-phong-than-phan-1-chinh-niem-khong-kien-dinh-mot-chut-tinh-keo-van-tieu-nuong-nuong-vao-cho-chet.htmlMon, 14 Aug 2023 02:12:00 +0000https://chanhkien.org/?p=31079Tác giả: Minh Mâu [ChanhKien.org] Ở Tam Tiên đảo có Vân Tiêu nương nương, Quỳnh Tiêu nương nương, Bích Tiêu nương nương dung mạo xinh đẹp và có pháp lực cao thâm, họ là chưởng quản đứng đầu trong chốn phàm nhân nơi tam giới, Vân Tiêu nương nương ngộ tính cao, pháp khí mạnh, […]

The post Cách lý giải khác về “Phong Thần” (Phần 1): “Chính niệm không kiên định, một chút tình kéo Vân Tiêu nương nương vào chỗ chết” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Minh Mâu

[ChanhKien.org]

Ở Tam Tiên đảo có Vân Tiêu nương nương, Quỳnh Tiêu nương nương, Bích Tiêu nương nương dung mạo xinh đẹp và có pháp lực cao thâm, họ là chưởng quản đứng đầu trong chốn phàm nhân nơi tam giới, Vân Tiêu nương nương ngộ tính cao, pháp khí mạnh, tính tình thận trọng và thanh nhã. 12 đệ tử của Nguyên Thủy Thiên Tôn muốn xuất khỏi tam giới, thì đều phải vượt qua quan này, nhưng họ đều không thể vượt qua được “Cửu khúc hoàng hà trận” của ba vị nương nương dung mạo tuyệt sắc này, tất cả họ đều bị ba vị nương nương mê hoặc và đánh hạ xuống nhân gian trở thành người thường.

Triệu Công Minh ở động La Phù của núi Nga Mi, người đã đắc đạo từ thời Thiên Hoàng, tu thành ngọc cơ Tiên thể, Văn Thái Sư mời hắn ta xuống núi để trợ giúp thảo phạt Tây Kỳ, hắn ta là một người nông nổi, không muốn chờ đợi, còn bất mãn sao Thái sư không tới sớm hơn.

“Định hải châu” của Triệu Công Minh đã đánh Nhiên Đăng đạo nhân, một người có công lực vượt khỏi tam giới đến mức quay đầu bỏ trốn. Sau khi “Định hải châu” bị Tiêu Thăng đạo nhân dùng “Lạc bửu kim tiền” lấy đi, Triệu Công Minh đi tìm Vân Tiêu, Quỳnh Tiêu, và Bích Tiêu nương nương để mượn pháp khí “Kim giao tiễn”.

Hắn ta leo lên lưng cọp cưỡi mây đến trước động phủ Tam Tiên đảo, hắng giọng lên một tiếng, một lúc sau, một đồng nhi bay ra, nhìn thấy Triệu Công Minh thì thốt lên: “Hóa ra là đại lão gia đã đến”, rồi vội vàng vào báo với ba vị nương nương, ba vị nương nương liền ra nghênh đón Triệu Công Minh vào động phủ, sau khi hành lễ xong, ba vị nương nương mời Triệu Công Minh ngồi xuống, Vân Tiêu nương nương hỏi: “Đại huynh, đi đâu ghé qua đây vậy?”

Triệu Công Minh nói: “Ta muốn mượn ‘Kim giao tiễn’, hoặc ‘Hỗn nguyên kim đấu’ để lấy lại ‘Định hải châu’ và các bảo vật khác rơi vào tay Nhiên Đăng đạo nhân”.

Vân Tiêu nương nương nghe xong, chỉ lắc đầu và nói: “Đại huynh, việc này không được, năm xưa ba giáo phái cùng nhau thỏa thuận, ký tên đánh dấu trên bảng Phong Thần, chúng ta đều có mặt ở cung Bích Du, sư phụ của chúng ta có nói: ‘Những người đáng ghi tên trên bảng Phong Thần phải cẩn thận’. Cửa cung lại có dán thêm hai câu đối ở bên ngoài:

Khép chặt cửa động, ngày tụng ‘Kinh thư’ hai ba cuốn. Đặt mình nơi Tây thổ, trên bảng ‘Phong Thần’ ắt có tên.

Nay môn đồ của Nguyên Thủy Thiên Tôn đã phạm sát giới, mà môn giáo của chúng ta thực là tiêu diêu tự tại, ngày xưa phượng hoàng xuất hiện, gáy trên núi Kỳ Sơn, nay Thánh nhân ra đời, hà tất chúng ta phải tranh giành với bọn họ làm gì? Đại huynh, huynh không nên xuống núi nữa, chúng ta chỉ cần đợi Khương Tử Nha Phong Thần, lúc đó sẽ rõ người nào là Thần, người nào là Tiên, ai là ngọc, ai là đá. Đại huynh xin hãy trở về núi Nga Mi, đợi ngày định xong việc Phong Thần, muội sẽ đích thân tìm Nhiên Đăng đòi lại Định hải châu cho huynh, nhược bằng lúc này huynh muốn mượn Kim giao tiễn, và Hỗn nguyên kim đấu, thì muội không dám nghe theo”.

Công Minh nói: “Lẽ nào ta đến mượn, mà muội cũng không chịu sao?” Vân Tiêu nương nương nói: “Nếu không từ chối, chỉ sợ nhất thời hồ đồ để lỡ cơ hội, lúc đó hối tiếc cũng không kịp! Dù sao thì cũng mời huynh trở về núi, việc Phong Thần đã gần kề, huynh đừng nên nóng nảy”. Công Minh thở dài: “Người một nhà còn như vậy, huống chi người ngoài!” nói rồi đứng dậy cáo từ, ra khỏi cửa động, mặt vẫn hầm hầm. Trong ba vị nương nương có Bích Tiêu nương nương động lòng muốn cho mượn, nhưng ngại Vân Tiêu là chị, không thể không theo.

Độc giả thân mến, ngộ tính của Vân Tiêu nương nương cao bao nhiêu? Nàng hiểu Thiên lý, biết Võ Vương và Khương Tử Nha thuận thiên thừa vận, làm theo ý trời, nên không những tự biết không nên gây cản trở, còn khuyên người khác không nên nghịch thiên, chống lại ý trời; vả lại giữa sư mệnh và tình huynh muội với Triệu Công Minh, nàng chọn tuân theo sư mệnh, mà không phải là theo tình cảm. Nhưng trong sự “ma sát và giằng xé kéo dài của tình”, liệu nàng có còn tuân theo mệnh lệnh của sư phụ đến cùng hay không?

Hãy cùng xem Vân Tiêu nương nương bị ma biến như thế nào!

Triệu Công Minh rời Tam Tiên đảo, tình cờ gặp Hạm Chi Tiên, Hạm Chi Tiên là ai? Cô ấy vốn là một tiên thảo lung linh thuần khiết tu thành Tiên nữ, cô ấy mời Triệu Công Minh quay trở lại động gặp Vân Tiêu, lấy tình thân ra mà thuyết phục rằng: “Huống hồ các vị là người một nhà, không phải người dưng, nay em ruột còn không cho mượn, nói chi người ngoài? Ngay cả pháp bảo ta luyện cũng lấy ra giúp sư huynh của cô, sao cô lại từ chối vậy!”, lúc này Bích Tiêu nương nương đang ở bên cạnh, cũng nhất mực tán thành và ủng hộ: “Tỉ tỉ, ta cũng không nên cứng nhắc, chúng ta cho huynh trưởng mượn Kim giao tiễn đi”.

Như vậy, khi Triệu Công Minh vào trong động lần thứ hai, cùng với sự công kích từ ba phía, một là từ người ngoài – Hạm Chi Tiên, một là người nhà – em gái Bích Tiêu, cuối cùng Vân Tiêu nương nương cũng đã mềm lòng thỏa hiệp, đem Kim giao tiễn cho Triệu Công Minh mượn, và dặn dò: “Đại huynh, huynh mang Kim giao tiễn đi, tìm Nhiên Đăng đòi lại Định hải châu, huynh phải hết sức thận trọng, tuyệt đối không được làm càn, muội thật lòng khuyên huynh như vậy!” nhưng đây chỉ là nàng tự an ủi bản thân mà thôi, Nhiên Đăng là tuân theo Thiên ý, liệu sẽ nghe lời của nàng chăng? Triệu Công Minh là người hơn thua, anh ta sẽ nghe nàng sao?

Độc giả thân mến, chính niệm của Vân Tiêu không kiên định, giống như nhiều người tu luyện chúng ta, khi không có can nhiễu của ma thì rất kiên định, nhưng khi bị tà niệm hoặc nhiều người bủa vây công kích thì họ sẽ từng bước tiến đến thỏa hiệp, thậm chí có rất nhiều người không nghĩ rằng họ đang bị bủa vây tấn công mà đang tự bủa vây chính mình, còn nghĩ rằng như thế là vì tốt cho bản thân.

Triệu Công Minh trước khi đến chiến trường Tây Kỳ tìm gặp Nhiên Đăng để đòi lại Định hải châu, tuyên bố rằng chỉ cần trả lại nó, thì mọi thứ sẽ kết thúc. Nếu Nhiên Đăng trả lại, Triệu Công Minh cũng có thể sẽ nghe theo lời khuyên của muội muội Vân Tiêu mà quay trở về núi, như vậy còn có thể giữ được Tiên thể, song Nhiên Đăng quả nhiên không trả lại, vì vậy Triệu Công Minh đã nổi giận lôi đình, dùng Kim giao tiễn tấn công Nhiên Đăng, Nhiên Đăng chống cự không nổi nên đã dùng thuật độn thổ mà chạy, con hươu sao mà ông ta cưỡi đã trở thành vật thế thân, liền bị cắt làm đôi.

Không một ai ở Tây Kỳ có thể chống cự lại được uy lực của Kim giao tiễn, cho nên Lục Yểm một vị khách đến từ núi Côn Luân đã đến tương trợ, dùng “Đinh đầu thất kiếm thư” bắn chết Triệu Công Minh. Theo lý mà nói việc này lẽ ra đã kết thúc. Nhưng lúc này Thân Công Báo lại xuất hiện, lợi dụng mối quan hệ huynh muội giữa Triệu Công Minh và Vân Tiêu nương nương để làm ma biến Vân Tiêu nương nương. Thân Công Báo đóng giả làm người ngoài cuộc để đưa tin về cái chết của Triệu Công Minh đến cho ba vị nương nương, Quỳnh Tiêu và Bích Tiêu nương nương đã bật khóc rất to khi nghe tin huynh trưởng chết trong tay của Lục Yểm và Khương Thượng. Thân Công Báo đưa ra đủ loại lời nói bóng gió, ông ta nói rằng: “Nghìn năm cực khổ tu luyện, đáng tiếc lại chết dưới tay của kẻ vô lại,v.v…” lại còn miêu tả những lời ăn năn, hối hận của Triệu Công Minh nói với Văn Thái Sư trước khi chết: “Sau khi tôi chết, nhất định các muội muội của tôi sẽ tới lấy lại Kim giao tiễn, phiền anh nhắn lại các muội ấy, rằng ta rất hối hận vì đã không nghe lời của Vân Tiêu nên rơi vào cạm bẫy. Ta để lại đạo phục và dây lưng lụa của ta, sau này các muội ấy nhìn thấy đạo phục và dây lưng lụa này, thì cũng như là đang nhìn thấy huynh trưởng của mình vậy”. Triệu Công Minh chết rồi mà vẫn kéo theo Vân Tiêu nương nương bị ma biến, hắn thực sự là một người sinh ra để làm hại Vân Tiêu.

Độc giả thân mến, đến đây, mọi người đều có thể nhìn ra, có một loại lực lượng vô hình đang nhắm đến Vân Tiêu nương nương, luôn muốn kéo nàng xuống nước, và kéo đến chết mới thôi.

Vì Vân Tiêu có ngộ tính và tầng thứ cao, nên đã nói rằng: “Sư phụ của chúng tôi đã dặn, tất cả những người trong bổn môn không được phép xuống núi, nếu như có người xuống núi, thì phải là người có tên trong bảng Phong Thần. Xem ra số trời đã định, huynh trưởng của tôi không nghe lời sư phụ, do đó khó thoát khỏi kiếp nạn này”.

Nhưng muội muội Quỳnh Tiêu lại bắt đầu dùng ma tình để kích động nàng: “Tỉ tỉ, tỉ thật là vô tình! Không ra tay vì huynh trưởng, mà còn nói những lời này, dù ba tỉ muội chúng ta có tên trong bảng Phong Thần cũng vậy, muội nhất định phải đến nhìn hài cốt của huynh trưởng, cho trọn vẹn tình cốt nhục”.

Độc giả thân mến, tình quan trọng? Hay là pháp lệnh của sư phụ quan trọng? Vân Tiêu vô tình không phải là một điều tốt sao? Không có tình thì sẽ có từ bi, đối xử tốt với tất cả mọi người thì chính là vượt xa tình. Triệu Công Minh không tuân theo pháp lệnh của sư phụ, thì không phải là người tu luyện, hắn giết người ở Tây Kỳ, thì chẳng phải người ta nên tự vệ sao? Lúc này, cái tình của Quỳnh Tiêu đã lớn hơn Pháp rồi, thà chết cũng nguyện bám lấy tình không bỏ, hơn nữa cái tình này lại là không chính đáng, Triệu Công Minh trái lại ý trời mà hành ác ở Tây Kỳ, cho dù là người thường cũng đều đã biết ai đúng ai sai.

Quỳnh Tiêu và Bích Tiêu nổi giận đùng đùng, không nói thêm lời nào, Quỳnh Tiêu cưỡi hồng cốt, còn Bích Tiêu cưỡi hoa linh điểu cùng bay tới Tây Kỳ báo thù cho Triệu Công Minh. Thú cưỡi của họ thật là đáng kinh ngạc, nhưng người thì đã bị thù hận khống chế rồi, đâu còn phải là người tu luyện nữa.

Lúc này Vân Tiêu đối với mọi việc vẫn còn minh bạch, thầm nghĩ: “Tỉ muội mình đi lần này, nhất định sẽ dùng Hỗn nguyên kim đấu để gây rối với các đệ tử của Nguyên Thủy Thiên Tôn, như vậy không tốt, sẽ sinh ra phiền phức! Ta phải đích thân đi chuyến này để ngăn cản bớt, may ra có thể vãn hồi được”. Nàng dặn dò các nữ đồng: “Hãy trông coi động phủ cẩn thận, ta đi rồi sẽ về ngay”.

Ôi chao! Độc giả thân mến! Vân Tiêu đã không tuân lệnh sư phụ “không được phép xuống núi!” để được có tên trong bảng Phong Thần! Nhưng nàng vẫn cho rằng mình đang làm đúng “Ta phải đích thân đi chuyến này để ngăn cản bớt, may ra có thể vãn hồi được”. Nàng vẫn cho rằng “ta đi rồi sẽ về ngay”, nhưng một khi đã đi thì không còn đường quay đầu lại nữa rồi!

Vân Tiêu đáng thương, cuối cùng đã bị ma biến. Ở Tây Kỳ nàng bị Khương Tử Nha dùng roi thần đánh trúng, lăn khỏi thanh loan (thú cưỡi của Vân Tiêu), nàng bị đánh đến thảm hại, bị đánh nặng đến nỗi phát hoả mà không hay, ma tính đã khống chế nàng, nàng không còn quan tâm đến bất cứ điều gì, cuối cùng đã bày ra “Cửu khúc hoàng hà trận” khiến cho hàng ngàn năm tu luyện của 12 đại đệ tử của Nguyên Thủy Thiên Tôn hóa thành hư không, hãy xem xem 12 đại đệ tử của Nguyên Thủy Thiên Tôn là những ai: Văn Thù quảng pháp thiên tôn, Từ Hàng đạo nhân, Phổ Hiền chân nhân, Đạo Đức chân quân, Linh Bảo đại pháp sư, Thái Ất chân nhân, Hoàng Long chân nhân, Cụ Lưu Tôn, Quảng Thành Tử, Xích Tinh Tử… họ đều là những người tu luyện hiển hách bậc nhất trong lịch sử, có thể thấy ma tính của Vân Tiêu lợi hại đến mức nào.

Tuy thắng được 12 đại đệ tử của Nguyên Thủy Thiên Tôn nhưng Vân Tiêu lại hối hận, ngồi trầm ngâm suy nghĩ: “Việc đã xong, sao lại có thể khiến cho nhiều đệ tử của Nguyên Thủy Thiên Tôn bị vây hãm trong trận đến như vậy được, rốt cuộc, việc này chẳng tốt đẹp gì, nó sẽ khiến cho ta rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan”. Điều này cho thấy Vân Tiêu vốn dĩ không muốn hành ác, mà do hình thế ép buộc, tự mình không thể kiên trì kháng cự lại được những cám dỗ nên đành thỏa hiệp, rồi từng bước đi vào vực sâu. Lúc này, nếu nàng có thể quay đầu gỡ bỏ “Cửu khúc hoàng hà trận”, đến nhận tội với Nguyên Thủy Thiên Tôn, có lẽ còn có thể giữ được tính mạng, và nếu lúc đầu nàng kiên cường hơn một chút, thì nàng đã có thể không xuống núi mà hành ác.

“Cửu khúc hoàng hà trận” giống như lá cờ vàng do Vân Tiêu nương nương xinh đẹp nhất trong tam giới cầm trong tay, tung bay trong gió. Vân Tiêu có cốt cách của một người đẹp từ trong ra ngoài, bởi vì vẻ đẹp của nàng không chỉ biểu hiện ở hình dáng của con người, mà còn ở hình thái vật chất – nó tựa như những ráng mây sắc màu rực rỡ, bồng bềnh như một khu vườn tiên cảnh hoa lệ và lộng lẫy trên đỉnh của tam giới. Nó tựa như một thế giới mỹ lệ đẹp đẽ, say đắm mê hồn được nắm giữ trong tay của Vân Tiêu, tùy theo tâm ý của nàng mà phất phơ xoay chuyển, hương thơm của lá cờ ấy phảng phất khiến nàng giống như những gợn sóng đang chầm chậm thấm nhập vào thân tâm của những ai đang trong cảnh giới đó. Hầu hết những người tu luyện trong quá khứ đều không thể tu xuất khỏi tam giới, bởi vì pháp họ tu là nhỏ, sự mỹ lệ trên đỉnh của tam giới có thể dễ dàng mê hoặc họ, nếu tâm của họ đặt ở đây, thì chính là không thể xuất khỏi tam giới. “Cửu khúc hoàng hà trận” nhằm vào những người tu luyện có thành quả trong môn phái của Nguyên Thủy Thiên Tôn, nhưng không ai trong số họ vượt qua được quan này, mà bị hủy trong đó. Và ba vị nương nương cũng vì thế mà tội nghiệp tày trời, nên bị Lão Tử và Nguyên Thủy Thiên Tôn tiêu diệt.

“Hỗn nguyên kim đấu” dùng để bắt đệ tử của Nguyên Thủy Thiên Tôn là cái gì? Nó là quả của một cây cổ thụ Tiên Đằng, có hình dạng như một cái gáo, được luyện thành bởi sức hấp dẫn và gia trì của ba vị nương nương, trở thành ma khí Thần mê, mà “hỗn nguyên” lại là ma đạo, chính là đem hết thảy mọi thứ trộn lại với nhau, làm cho bất cứ thứ gì cũng đều không có biên giới, có thể dung hợp lẫn nhau, ta là ngươi, ngươi là ta, vì vậy ma cũng là đạo, đạo cũng là ma, cho nên có một số người tu luyện mới trộn lẫn hết thảy các môn trên thế gian lại với nhau – Nho gia, Đạo gia, Phật gia, Pháp gia, tất cả các môn không cùng thể hệ đều trộn lẫn với nhau, gọi là vạn pháp quy tông, lấy được sở trường của tất cả các môn phái, trở thành cái gì cũng không phải, trở thành người hồ đồ mắc đủ thứ bệnh. Vân Tiêu nương nương mỹ lệ nhất tam giới đã lấy Quỳnh Tương ngọc dịch (một loại rượu quý) rót đầy kim đấu để mời mọi người uống nhằm mê hoặc họ, mọi người sẽ uống nó chứ? Nàng có thể ngăn cản họ tiến về phía trước không?

Thông Thiên Giáo Chủ là ma vương, mặc dù cảnh giới vượt xa phàm nhân, nhưng vì bản tính của ông ta là tà ác, dưới ảnh hưởng của tâm tật đố, tranh đấu v.v…nên ông ta cũng đứng ra đối lập với chính giáo, cuối cùng gây họa hại cho vạn Tiên.

Mỹ sắc có ba loại: một là sắc đẹp của con người, một là vẻ đẹp của cảnh vật, một nữa là vẻ đẹp của không gian thời gian. Đặt tâm tình vào cái nào thì cũng là sắc.

“Cửu khúc hoàng hà trận” là sắc trận, những người bị bắt đều là những “nam nhân” tu luyện, không có một nữ nhân nào, chẳng có lẽ ở Tây Kỳ không có người tu luyện nào là nữ nhân? Trận này, bên ngoài thì nhu – Vân Tiêu nương nương tiếp kiến mọi người và mời mọi người vào trận; trong lại cương – tất cả trận này đều là do những nam tử hán oai phong như hùm tổ thành, nhưng những người này đã quen với việc nhìn vào bề mặt, vì vậy chỉ thấy sắc đẹp của Vân Tiêu. Điều nó muốn là người tu luyện phải vứt bỏ hết thảy những lưu luyến (chấp trước) vào tam giới, khi người ta nghĩ rằng bản thân không có chấp trước vào “sắc” với nữ sắc, với nam nhân anh tuấn và trẻ con, thì họ sẽ coi nhẹ ái (tình) của cảnh giới tầng thấp hơn? Còn bất cứ loại tâm nào ở trong tam giới, thì đều sẽ như xiềng xích buộc chặt người ta lại.

12 đại đệ tử của Nguyên Thủy Thiên Tôn phải đương đầu với cảnh vật tuyệt đẹp trên đỉnh của tam giới, và vẻ đẹp tuyệt sắc của nữ nhân, đó là hóa thân của Vân Tiêu nương nương. Vì điều này, họ đã bị Vân Tiêu nương nương đánh bại, sau đó họ mới biết được chướng ngại của tầng này, chỉ cần cố gắng tu luyện lại một lần nữa thì có thể vượt qua.

(Lưu ý: Một số nội dung trong bài viết này không có trong sách gốc “Phong Thần diễn nghĩa”. “Cửu khúc hoàng hà trận” là một sắc trận, cùng với nguyên thân giống như cái gáo của Hỗn nguyên kim đấu, đều không có trong sách gốc).

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/270817

The post Cách lý giải khác về “Phong Thần” (Phần 1): “Chính niệm không kiên định, một chút tình kéo Vân Tiêu nương nương vào chỗ chết” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Cách lý giải khác về “Phong Thần” (Phần 4): Đát Kỷ thú tínhhttps://chanhkien.org/2022/11/dat-ky-thu-tinh-cach-ly-giai-khac-ve-hoi-4-cua-phong-than-dien-nghia.htmlSun, 27 Nov 2022 03:52:35 +0000https://chanhkien.org/?p=29319Tác giả: Minh Mâu [ChanhKien.org] Con người có cái tình của con người, thú vật có cái tình của thú vật, khi con người hành xử như thú vật thì người ta mắng họ là đồ súc sinh (súc vật). Tư tưởng của giới động vật, loài người hiếm có tiếp xúc, hồ ly tinh […]

The post Cách lý giải khác về “Phong Thần” (Phần 4): Đát Kỷ thú tính first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Minh Mâu

[ChanhKien.org]

Con người có cái tình của con người, thú vật có cái tình của thú vật, khi con người hành xử như thú vật thì người ta mắng họ là đồ súc sinh (súc vật). Tư tưởng của giới động vật, loài người hiếm có tiếp xúc, hồ ly tinh là động vật nào? Chỉ cần nhìn vào Đát Kỷ thì sẽ biết.

Đát Kỷ, trước đây là con Hồ Ly Tinh nghìn tuổi trong mộ của Hiên Viên, mượn lệnh của Nữ Oa thu được hình người. Nhưng tai ương sẽ xảy ra như thế nào khi thú tính tham dự vào nhân gian?

Vào ngày 15 tháng 3, là ngày sinh của Nữ Oa Nương Nương, Tể tướng Thương Dung đã mời vua Trụ đến miếu Nữ Oa để dâng hương, đó là khởi đầu sự chờ đợi cái chết của Thương Dung và sự diệt vong của nhà Thương. Thương Dung đối đãi với vua Trụ như đối đãi với Thánh Quân nhân đức, không nghĩ tới việc vua Trụ là một kẻ ngông cuồng tửu sắc không ước thúc được, việc mời ông ta đi tham kiến Nữ Oa Nương Nương xinh đẹp sẽ dẫn đến hậu quả gì. Kết quả là Trụ Vương đã đề thơ trong điện của Nữ Oa khinh nhờn bậc Thánh minh rồi ra về.

Lại nói về sinh nhật của Nữ Oa Nương Nương, vào ngày 15 tháng 3 bà đi lên cung Hỏa Vân chầu ba vị Thánh Phục Hy, Viêm Đế, Hiên Viên rồi trở về, xuống đến miếu, lên ngồi nơi bảo điện, Ngọc Nữ Kim Đồng chầu lễ xong, Nương Nương ngẩng đầu lên và thấy bài thơ trên tường. Bà nổi giận nói: “Ân Thọ hôn quân vô đạo, không lo tu thân lập đức để bảo hộ thiên hạ, nay lại không sợ Thượng thiên, đề thơ xúc phạm ta, thật đáng ghét”.

Con người là do Nữ Oa tạo ra, ai tạo ra họ thì người đó quản. Để cảnh báo mối nguy hiểm về sắc tâm của con người thế gian, Nương Nương đã ra lệnh cho Hồ Ly Tinh ngàn tuổi, Cửu Đầu Trĩ Kê Tinh (chim trĩ tinh chín đầu), Ngọc Thạch Tỳ Bà Tinh nương thân vào cung viện để mê hoặc Trụ Vương, đợi khi Vũ Vương phạt Trụ thì giúp cho việc này thành công, đồng thời ra lệnh không được làm hại chúng sinh.

Có vô số loại yêu quái trong thiên hạ, tại sao chỉ dùng ba con yêu quái đó? Yêu đạo và nhân đạo là giống nhau, đều có tâm tính riêng của nó, Hồ Ly Tinh tham dự vào việc của con người có thể bộc lộ sự ác độc của tâm sắc dục. Nhưng Nữ Oa Nương Nương từ bi, đã ra lệnh cho ba con yêu quái “không được làm hại chúng sinh”, chỉ cần chúng làm được điều đó, thì thú tính được loại bỏ, có thể thành công trong tu luyện. Nhưng đây là tử quan của dã thú – con người coi động vật là thú, giới động vật cũng coi con người là thú, các thú tinh của đạo Tu La thích ăn thịt người, cũng như con người thích ăn thịt động vật.

Từ xa xưa hồng nhan đã gây nhiều mầm họa, căn nguyên từ bĩ cực thái lai, thịnh cực tất suy. Nhân gian là một cảnh giới đặc biệt, khi nhan sắc đạt đến đỉnh cao thì chính họ đã tu đạt đến đỉnh cao trong hình hài con người, nếu như không thể nhảy ra khỏi phạm vi con người, lại không giấu được hình hài thì sẽ làm sao đây?

Ký Châu hầu Tô Hộ có một người con gái tên là Đát Kỷ, dung mạo rất xinh đẹp, vua Trụ đã dùng binh tấn công Ký Châu để chiếm cô ấy. Tô Hộ nhìn con gái ruột của mình với khuôn mặt tươi cười dịu dàng, nước mắt lưng tròng gật đầu thở dài nói: “Oan gia, vì ngươi mà huynh đệ ta bị người khác bắt, kinh thành bị kẻ khác bao vây, cha mẹ ta bị kẻ khác giết hại, tông miếu bị người khác sở hữu, ta sinh ra một mình ngươi đã hủy diệt cả nhà họ Tô!”

Để tránh thảm họa diệt tộc, Tô Hộ bất đắc dĩ phải dâng nạp Đát Kỷ, đích thân hộ tống đến kinh đô Triều Ca. Đát Kỷ từ biệt mẫu thân, nước mắt rơi như mưa, than khóc bi thương, trăm ngàn quyến luyến, thật giống như hoa thược dược trong lồng khói, hoa lê trong mưa, mẹ con sao có thể chia lìa? Chỉ thấy hai bên tả hữu người hầu hết lời khuyên giải, Phương phu nhân khóc lóc bước vào trong phủ, tiểu thư đẫm nước mắt bước lên xe.

Đi đến trạm Ân Chu, Hồ Ly Tinh ngàn tuổi đã ẩn náu ở đây suốt ba năm, đến tối linh hồn của Đát Kỷ đã bị Hồ Ly hút mất, con Hồ Ly Tinh đã mượn thân thể của Đát Kỷ để thành hình. Không chỉ một hôm, khi đến Triều Ca, vua Trụ nhìn thấy những lớp tóc như mây đen trên thái dương của Đát Kỷ, mặt hạnh má đào, lưng nhỏ dịu dàng, thật giống như một đóa hải đường say nắng, hoa lê trong mưa, chẳng kém gì Cửu Thiên Tiên Nữ hạ Dao Trì, từ cung trăng Hằng Nga rời điện ngọc. Đát Kỷ hé môi son tựa như một đóa anh đào, liếc nhìn mày cong mắt phượng sóng thu ba, trong khóe mắt ẩn chứa đủ loại phong tình nũng nịu yểu điệu, miệng chỉ nói mấy câu: “Đát Kỷ con gái kẻ phạm tội, chúc bệ hạ vạn tuế! Vạn tuế! Vạn vạn tuế!”, chỉ mấy câu đó lập tức khiến vua Trụ hồn xiêu phách lạc lên chín tầng mây, xương cốt mềm nhũn, tai nóng và mắt giật giật, không biết phải làm sao.

Đát Kỷ và Trụ Vương lộ rõ sự xấu xa, thực sự là những kẻ thấp hèn đê tiện, họ không biết mình đã trở nên kinh tởm trong mắt toàn thể mọi người, mà lại còn tự cảm thấy rất tốt. Vẻ đẹp của con người kỳ thực là do suy nghĩ và hành vi, tục ngữ nói “Tình nhân nhãn lý xuất Tây Thi” (trong mắt người đang yêu thì người yêu của họ là đẹp như Tây Thi), nghĩa là tất cả mọi thứ chỉ là giả, là do suy nghĩ méo mó gây ra. Và trên thực tế cơ thể con người giống như một lớp da thối tha thô ráp, bề mặt đó và da heo có gì khác biệt? So với da thực vật có gì khác biệt? Hơn nữa bên trong chứa đầy phân, nước tiểu, mủ, máu, giun nhỏ, vi khuẩn, vi rút, tổ bệnh, xì hơi, đi ngoài, tiểu tiện. Cái gọi là mỹ miều thực chất là giòi ăn phân. Văn nhân thi sĩ vì danh tiếng tiền bạc hoặc ngu dốt mà phóng túng đã bịa đặt ra vô số văn thơ, lừa dối vô số người trên thế gian.

Sau khi vua Trụ chiếm được Đát Kỷ, làm những việc thú vật, yến tiệc vui vẻ trong triều, triều chính suy sụp, tấu chương lẫn lộn, quần thần dù có tấu chương can gián, vua Trụ vẫn coi đó như trò trẻ con, yêu khí của Đát Kỷ lượn lờ quấn quanh cung điện, phòng văn thư tấu chương chất đống như núi, người ta đã thấy được thiên hạ đại loạn.

Nếu như chỉ cần mê hoặc vua Trụ như thế, không làm hại chúng sinh, thì Đát Kỷ cũng có thể hoàn thành sứ mệnh mà Nữ Oa Nương Nương giao cho. Nhưng sự việc không kích động đến cái tâm của con Hồ Ly Tinh thì không có tác dụng, nên Vân Trung Tử đã dâng một thanh kiếm gỗ để vua Trụ treo trong lầu Phấn Cung để trấn áp Đát Kỷ, suýt chút nữa đã lấy mạng cô ta. Quan Tư Thiên Đài Đỗ Nguyên Tiển lại tấu: “Sương mù ma quái báo điềm chẳng lành, ánh sáng ma quái bao quanh nội điện, thảm khí bao trùm chốn thâm cung”, ám chỉ việc Đát Kỷ đang mê hoặc Thánh Cung, làm rối loạn triều cương. Đại phu Mai Bá thẳng thắn chỉ trích vua Trụ và Đát Kỷ “vui thú trong chốn thâm cung, sớm sớm yến tiệc, đêm đêm hoan lạc, không để ý đến triều chính, không chịu được những lời can gián, chỉ nghe theo lời của ái phi xinh đẹp, chém đầu Đỗ Nguyên Tiển, phế bỏ các đại thần của tiên đế”.

Điều này làm Đát Kỷ nổi giận, thú tính cuối cùng cũng bùng phát mạnh mẽ, đã chế tạo ra 20 Bào Lạc, đặt ở phía Đông của điện Cửu Gian. Bào Lạc là dụng cụ hành hình cao khoảng hai trượng, tròn tám thước, ở phần trên, phần giữa, phần dưới có ba cửa lửa, được tạo ra giống như một cột đồng, dùng lửa than đốt đỏ bên trong, lột bỏ quan phục của người bị tội, quấn dây sắt quanh thân, quấn quanh cột đồng, chỉ dùng Bào Lạc thì gân cốt tứ chi trong chốc lát tan thành mây khói, tất cả đều hóa thành tro tàn.

Vua Trụ nghe theo lời của Đát Kỷ, đem Mai Bá hành hình bằng Bào Lạc trước Cửu Gian đại điện để ngăn chặn lời can gián của người trung lương, cho rằng cách hành hình mới là hiếm lạ. Việc ông ta hành ác từ lâu đã trở thành hành ác mà tâm bình thản, coi việc hành ác như là tìm kiếm thú vui mới lạ hiếu kỳ, nhưng không biết rằng hai bên quan văn võ đã nhìn thấy hình phạt này, Mai Bá chết một cách bi thảm, tất cả đều hoảng sợ, ai ai cũng đều chùn bước, tất cả đều có ý nghĩ không muốn làm quan.

Vào ngày Sóc Vọng, Khương Hoàng hậu ở trung cung, phi tần các cung đến chầu chúc mừng Hoàng hậu, Hoàng Quý phi Tây Cung, Dương Quý phi Cung Hinh Khánh đang ở trong chính cung, thấy Khương Hoàng hậu lên bảo tọa, Hoàng Quý Phi ở bên trái, Dương Quý Phi ở bên phải, Khương Hoàng hậu quở trách Tô Thị rằng: “Thiên Tử ở cung Thọ Tiên, chìm đắm trong tửu sắc, không nghe lời can gián, giết hại trung thần, hủy hoại đại nghiệp Thành Thang, làm hại đến an nguy của quốc gia, những việc ấy đều tại ngươi cả. Từ nay về sau, nếu không hối cải, lộng quyền mà dẫn dụ vua, nếu vẫn cứ như trước chẳng kiêng nể gì, ta nhất định sẽ lấy phép của chánh cung mà xử đó! Ngươi lui ra!” Đát Kỷ trở về cung, nghiến răng nói: “Ta là sủng phi được Thiên tử yêu mến, Khương Hoàng hậu ỷ thế là chánh cung, sỉ nhục ta thậm tệ trước mặt hai vị Hoàng Quý phi và Dương Quý phi, oán hận này làm sao có thể không báo thù!”

Sau đó bày mưu ám sát vua Trụ rồi vu oan giá họa cho Khương Hoàng hậu, Khương Hoàng hậu bị khoét mắt, dùng Bào Lạc đốt hai tay mà chết, các con trai của bà là Thái tử Đông cung Ân Giao và nhị Điện hạ Ân Hồng vì minh oan cho mẹ mà bị truy sát, qua bao khó nhọc vẫn không trốn thoát, sau đó khi bị hành hình tại pháp trường Ngọ Môn mới được Xích Tinh Tử và Quảng Thành Tử dùng gió thần cứu thoát.

Xúi được vua chém oan Thái sử, khinh thường đại thần, giết vợ, giết con, Đát Kỷ bắt đầu ra sức tàn sát sinh linh.

Một ngày nọ, vua Trụ đang dự tiệc với Đát Kỷ ở lầu Trích Tinh, uống rượu đến khi nửa say nửa tỉnh, Đát Kỷ đã múa hát được một hồi, thì các phi tần của tam cung, người của lục viện đều đồng thanh tán thưởng, duy chỉ có 72 người hầu cận của Khương Hoàng hậu vì cái chết oan uổng của chủ mẫu mà nước mắt lưng tròng, không tán thưởng. Đát Kỷ rất tức giận, tâu với vua Trụ rằng: “Dưới lầu Trích Tinh, xung quanh đào hố rộng hai mươi bốn trượng, sâu năm trượng, bệ hạ truyền chỉ lệnh cho tất cả mọi người trong kinh thành, mỗi hộ hãy nộp bốn con rắn và bỏ chúng vào trong hố này, bắt 72 người trong cung này, lột sạch quần áo rồi tống xuống hố cho rắn độc này ăn thịt, hình phạt này gọi là Sái Bồn”. Vua Trụ hoan hỉ chuẩn tấu.

Giao Cách phòng văn thư vì thế mà ra sức can gián vua Trụ bỏ hình phạt tàn ác này, vua Trụ ngược lại muốn đưa ông ta cùng các cung nữ vào Sái Bồn cho rắn ăn thịt, Giao Cách đã nhảy xuống từ lầu Trích Tinh mà chết, cũng bị lột sạch y phục, cùng với 72 cung nữ đã bị lột quần áo trói hai tay đều đồng thời bị đẩy xuống Sái Bồn cho rắn ăn! Ngàn năm tu luyện của con Hồ Ly Tinh tà ác này, cuối cùng những gì nó tu thành là giết người tàn ác khiến người khác phải phẫn nộ.

Vua Trụ làm những việc như thú vật, ném các cung nhân xuống Sái Bồn, nghĩ rằng đó là một hình phạt hay, Đát Kỷ lại còn tâu thêm: “Bệ hạ lại có thể truyền chiếu chỉ, cho đào một cái ao bên trái Sái Bồn, bên phải đào một cái hồ, trong ao lấy hèm ủ rượu đắp thành đống làm núi, bên phải thì đổ rượu làm hồ, trên núi hèm rượu thì dùng cành cây cắm đầy, lấy thịt được cắt thành lát mỏng treo lên cành cây gọi là Nhục Lâm (rừng thịt), bên phải thì đổ đầy rượu gọi là Tửu Trì (hồ rượu), Thiên tử giàu có khắp thiên hạ, lẽ ra phải hưởng phú quý vô cùng vô tận, Nhục Lâm Tửu Trì này chẳng phải là tôn quý của Thiên tử sao, đừng tự ti về hưởng thụ của bản thân”. Vua Trụ nói: “Phu nhân đặc chế ra kỳ quan, thực sự đáng thưởng ngoạn, nếu không có ý tưởng kỳ diệu tuyệt vời, thì không có chuyện này”. Theo đó truyền chỉ, theo luật pháp mà làm, sau thời gian không chỉ một ngày, cuối cùng đã làm xong. Vua Trụ tổ chức yến tiệc cùng Đát Kỷ thưởng thức Nhục Lâm và Tửu Trì. Trong khi uống rượu, Đát Kỷ tâu: “Nghe nhạc cũng chán, múa hát cũng là chuyện bình thường, bệ hạ hãy truyền chỉ, lệnh cho cung nhân và hoạn quan vật lộn nhau, kẻ thắng cuộc sẽ được thưởng rượu trong Tửu Trì, kẻ thua là nô tì vô dụng, trước ngự tiền làm nhục Thiên tử, có thể dùng kim qua (chùy) đánh vào đầu, thả vào trong bã rượu”. Đát Kỷ tấu xong, vua Trụ nghe theo tất cả.

Thưa các bạn, sự mê muội độc ác của vua Trụ và sự tà ác của Đát Kỷ là xưa nay hiếm thấy. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa kết thúc. Đát Kỷ quyến rũ con trai của Chu Văn Vương là Bá Ấp Khảo không thành công, nên đã ra lệnh lấy bốn chiếc đinh từ trái qua phải đóng vào tay chân của Ấp Khảo, dùng dao băm vào người, tấm thân thảm thương gục xuống, nhưng đã bị đóng đinh vào tay chân, Ấp Khảo hét lên, không ngừng mắng: “Tiện nhân! Ngươi đã biến giang sơn gấm vóc của Thành Thang thành hư vô, ta chết không luyến tiếc, danh trung nghĩa luôn còn, lòng hiếu thảo sẽ trường tồn mãi mãi! Tiện nhân! Ta sống không thể ăn thịt ngươi, nhưng sau khi chết ta sẽ làm ác quỷ ăn linh hồn ngươi!” Người con hiếu thảo tội nghiệp vì cha mà đến chầu nhà Thương, mà thân mình bị chém bởi vạn đao, băm thành mắm, làm thành bánh nhân thịt ban cho Chu Văn Vương ăn.

Đát Kỷ đã làm hại Hoàng thúc Tỷ Can, làm cho Trĩ Kê Tinh biến thành Hồ Hỉ Mị, tự mình lừa dối mắc bệnh ngã xuống đất, vua Trụ hoảng sợ, Hồ Hỉ Mị nói rằng Đát Kỷ có tật cũ là bị bệnh tim, phải cần một mảnh Thất khiếu linh lung tâm (trái tim bảy lỗ quý hiếm) mới có thể trị khỏi, vua Trụ vội vàng hạ lệnh tìm tim! Hồ Hỉ Mị cố làm ra vẻ huyền bí, bấm ngón tay tính đi tính lại rồi tâu rằng: “Trong triều có một vị đại thần, quyền cao chức trọng, là người có địa vị cao nhất trong các đại thần. Chỉ sợ người này không chịu, không bằng lòng cứu Hoàng hậu”. Vua Trụ nói: “Là ai? Nói ta nghe ngay!” Hỉ Mị nói: “Chỉ có Á tướng Tỷ Can là có Thất khiếu linh lung tâm”. Vua Trụ nói: “Tỷ Can là Hoàng thúc, trực hệ với họ vua, lẽ nào không muốn cho mượn một mảnh linh lung tâm để chữa căn bệnh trầm trọng cho ngự thê sao? Mau gửi ngự trát, truyền báo cho Tỷ Can!” Như thế Tỷ Can đã bị mổ bụng cắt tim ra mà chết.

Thưa các bạn, trong mắt vua Trụ, sinh mệnh con người được coi là gì? Sinh mệnh của Hoàng thúc coi là gì? Tùy tiện lấy một miếng tim, lòng của kẻ độc tài còn độc hơn rắn và bọ cạp.

Lại đến mùa xuân năm khác, vua Trụ và bách quan thưởng thức hoa mẫu đơn tại Mẫu Đơn Đình, thiết yến tiệc đến tận khuya, Đát Kỷ say rượu đi ngủ sớm, sang canh ba xuất hiện nguyên hình hồ ly trong cung tìm người để ăn thịt, Hoàng Phi Hổ trong bữa tiệc đã thả một con Kim Nhãn Thần Ưng (đại bàng thần mắt vàng) và cào vào mặt Hồ Ly nên nó ôm mối hận.

Năm vua Trụ thứ 21, ngày mồng một tháng Giêng, trăm quan vào chầu chúc tụng, các vương công và phu nhân các đại thần đều vào nội cung chúc mừng Hoàng hậu Đát Kỷ, Đát Kỷ thầm gật đầu: “Hoàng Phi Hổ, ngươi dựa vào uy lực thả thần ưng, cào mặt của ta, hôm nay người vợ của ngươi là Giả Thị cũng giống như thế sẽ rơi vào bẫy của ta!”

Đát Kỷ lừa phu nhân Hoàng Phi Hổ lên lầu Trích Tinh để vua Trụ trêu chọc, Giả Thị là phu nhân thủ tiết đã nhảy lầu tự sát. Hoàng Phi Tây Cung là em gái của Võ Thành Vương Hoàng Phi Hổ, nghe tin chị dâu chết thê thảm, lên lầu tranh luận phải trái với vua Trụ, bị vua Trụ ném xuống chết ở dưới lầu Trích Tinh.

Hôn quân và Hồ Ly Tinh giết người không chớp mắt, sau trận tuyết, vua Trụ và Đát Kỷ dựa vào lan can, ngắm tuyết ở Triều Ca, chợt nhìn thấy một con sông nhỏ bên ngoài cổng phía Tây, thấy một ông già chân trần đang băng qua dòng nước không sợ lạnh mà bước nhanh, lại có một thanh niên khác cũng băng qua nước với đôi chân loạng choạng, bước chậm vì sợ lạnh, lại có vẻ sợ hãi.

Vua Trụ ra lệnh đem hai người đến, dùng rìu chặt đứt xương ống chân của hai người rồi đem ra khám nghiệm. Người tùy tùng chặt đứt xương ống chân của ông già và người trẻ rồi cầm lên xem, quả nhiên ông già đầy tủy, người trẻ ít tủy hơn. Vua Trụ vui mừng khôn xiết, hạ lệnh cho tả hữu lôi xác ra ngoài. Những bách tính vô tội đáng thương đã bị tra tấn thảm khốc như thế này.

Trụ Vương thấy Đát Kỷ thần kỳ như thế, liền vuốt lưng nàng và nói: “Ngự thê thật đúng là Thần nhân, sao có thể thần kỳ như thế này?” Đát Kỷ cũng nói rằng “có thể đoán đúng nam hay nữ trong tử cung của phụ nữ mang thai”. Vua Trụ ra lệnh cho các quân sĩ tìm kiếm phụ nữ có thai trong toàn thành và bắt ba người đến, vua Trụ ra lệnh đưa ba người phụ nữ đến Lộc Đài, mổ bụng từng người lấy thai để trắc nghiệm, quả nhiên không sai, vua Trụ vui mừng nói: “Ngự thê diệu thuật như Thần, dù có quy thệ (thuật bói toán dùng cỏ thi) cũng không địch được nàng”.

Vào ngày khi những người phụ nữ mang thai bị mổ bụng, trời đất u ám tối đen, không có ánh Mặt Trời và Mặt Trăng, vua Trụ và Đát Kỷ chẳng kiêng nể gì, hoành hành vô đạo, độc ác dị thường, dân chúng nghiến răng tức giận! Vua Trụ cũng tin Đát Kỷ bắt đồng nam cắt thận để làm canh, làm cho ngàn họ tuyệt tự, tàn nhẫn hiểm ác, gây ra nỗi oan cực lớn từ cổ chí kim.

Khuôn mặt này của Đát Kỷ rất đẹp: bừng lên như một mảnh ngọc bích đẹp không tì vết, như đóa hoa yêu kiều biết nói, khuôn mặt rạng rỡ ánh bình minh, đôi môi như hai mảnh ngọc bích, thái dương tóc mây xõa xanh biếc, khuôn mặt đỏ nũng nịu, ánh mắt đưa như sóng mùa thu vô cùng tình tứ, giọng hát trăm chiều quyến rũ.

Và ở phía bên kia là ma quỷ: xúi vua Trụ chế tạo Bào Lạc để giết hại trung thần can gián, khoét mắt Khương Hoàng hậu, dùng Bào Lạc đốt cháy tay bà, trừng phạt các cung nga một cách tàn độc bằng Sái Bồn, để xây dựng Lộc Đài nên phải thu thập của cải của thiên hạ, vì Tửu Trì, Nhục Lâm mà các quan trong triều mất mạng, mổ sống lấy tim của Tỷ Can, chặt xương xem tủy, mổ bụng xem thai. Độc ác như vậy, tội đó không dung, trời đất, người và Thần đều nổi giận, dẫu có ăn thịt lột da nó cũng không lấy hết tội của nó.

****** ****** ******

Thế nào là sắc? Là như Đát Kỷ. Thế nào là độc ác? Là như Đát Kỷ. Mỹ nữ độc ác là ai? Là Đát Kỷ. Thật là cách nói “ăn thịt người chẳng buồn nhả xương ra” cũng khó mà mô tả nổi cô ta.

Trong các triều đại trước đây, các sự kiện ăn tươi nuốt sống người hầu hết là thú vật chuyển sinh, giống như Đát Kỷ, là một con hồ ly. Các quan chức Đảng Cộng sản thời hồng triều của Trung Cộng hầu hết họ đều là chuyển sinh từ thú vật, côn trùng độc và quỷ quái như rắn, bọ cạp, vì vậy luôn là kẻ thù của loài người, thể chế toàn quốc này đã phạm tội ác tày trời là mổ cướp nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công, tội ác đó còn muôn phần ác độc hơn cả Đát Kỷ.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/271146

The post Cách lý giải khác về “Phong Thần” (Phần 4): Đát Kỷ thú tính first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>