Tết Đoan Ngọ | Văn Hóa Truyền Thống
Media“Tết Đoan Ngọ” cùng với Tết Năm Mới, Tết Thanh Minh, Tết Trung Thu được xem là bốn ngày Tết truyền thống lớn của người Hán ở Trung Quốc, tại Trung Quốc và các nước khác có nền văn hoá Hán Tự xung quanh Trung Quốc cũng được lưu hành phổ biến rộng rãi. Thế nhưng, các em thiếu niên biết không, “Tết Đoan Ngọ” thực ra lại không chỉ là như những gì chúng ta đã biết, rằng đơn giản vì để tưởng nhớ nhà thơ yêu nước Khuất Nguyên vậy đâu. Bởi vì, nó không chỉ chứa đựng triết học nhân văn và tự nhiên cổ xưa như tín ngưỡng nguyên thuỷ, văn hoá tinh tượng, văn hóa cúng tế và thiên tượng, lịch pháp của dân tộc Trung Hoa, mà còn ẩn chứa nội hàm phong phú sâu dày của văn hóa Thần truyền trung Hoa nữa đó.
Từ “Đoan Ngọ” xuất hiện sớm nhất trong «Phong Thổ Ký» của Tây Tấn. Đoan, Hán ngữ cổ có nghĩa là mở đầu, ban đầu, gọi “Đoan Ngũ” cũng gọi là “Mồng Năm”. người xưa lấy Thiên Can Địa Chi làm tải thể, Thiên Can gánh vác cái Đạo của Trời, Địa Chi gánh vác cái Đạo của Đất, thiết lập Thiên Can Địa Chi để khắc hoạ sự vận hành của Thiên Địa Nhân Sự. Người xưa ghi giờ, ghi ngày, ghi tháng, ghi năm thường dùng Thiên Can Địa Chi, căn cứ lịch Can Chi, theo tuần tự 12 Địa Chi mà tính, tháng thứ năm tức “tháng Ngọ”, ngày Ngọ tháng Ngọ gọi là “Trùng Ngọ”, mà ngày Ngọ lại là “Dương Thần”, vậy nên “Tết Đoan Ngọ” cũng gọi là Tết Đoan Dương, Tết Trùng Ngọ, Tết ngày Ngọ, Tết tháng Năm.
“Tết Đoan Ngọ” khởi nguồn vào thời Xuân Thu Chiến Quốc ở trung Quốc, thực ra còn sớm hơn cả Khuất Nguyên, đến nay đã có hơn 2000 năm lịch sử. Nhưng cả trăm ngàn năm nay, vì duyên cớ tinh thần yêu nước và thơ từ cảm động lòng người của Khuất Nguyên đã ăn sâu vào lòng người một cách phổ biến, cách nói tưởng nhớ Khuất Nguyên có ảnh hưởng sâu rộng nhất, từ đó đã giữ vị trí chủ yếu về nguồn gốc của “Tết Đoan Ngọ”. Thực ra “Tết Đoan Ngọ” là do sự diễn biến từ việc tế rồng thời thượng cổ mà ra, lưu truyền chủ yếu tại dải đất Ngô Việt phương Nam (bây giờ là vùng trung hạ sông Trường Giang và khu vực phía Nam), ban đầu là bộ tộc khu vực Bách Việt cổ đại sùng bái vật tổ rồng, chọn ngày Đoan Ngọ này làm ngày cử hành cúng tế vật tổ. Và cũng chính là nói “Tết Đoan Ngọ” thực ra là ngày mà người cổ đại cúng tế tổ rồng.
Link bài viết: https://chanhkien.org/2024/01/thieu-nien-thoi-khong-37-mung-5-thang-5-am-lich-noi-chuyen-doan-ngo.html