Đệ tử Đại Pháp phân tích và giải nghĩa chữ “Đức”
Tác giả: Vô Ngân
[ChanhKien.org]
Trong các bài chia sẻ trước, tôi đã chia sẻ lý giải của cá nhân đối với chữ “Phật”, “Đạo”, “Thần”. Hôm nay, tôi sẽ lại chia sẻ về một chữ vô cùng then chốt trong văn tự Thần truyền – chữ Đức.
Hàm nghĩa của Đức
Đức có nghĩa là nhân phẩm, đức hạnh. Sư phụ giảng:
“‘Đức là một chủng vật chất” (Chuyển Pháp Luân)
Phân tích và giải nghĩa chữ Đức
1. Bộ Xích (彳), tức là hai người bên cạnh nhau, biểu thị rằng đức là một chủng vật chất có thể sản sinh, hoán đổi, lưu chuyển giữa người với người. Phía làm tổn hại người khác sẽ cấp đức cho đối phương, đức cũng có thể lưu truyền cho con cháu đời sau.
2. Phần dưới phía bên phải của chữ Đức là bộ Tâm (心), đức là do tâm tính làm cơ sở, thông qua việc tu tâm mà đắc được đức, đức nhiều hay ít là do tâm tính cao thấp quyết định.
3. Phía trên bộ Tâm (心) có “chữ nhất” (一), biểu thị rằng, đó chính là thước đo, tiêu chuẩn của tâm tính. Tâm tính là có tiêu chuẩn, chỉ khi đạt đến một tiêu chuẩn tâm tính nhất định thì mới có thể hoán đổi lấy đức. Mà tiêu chuẩn này chính là đặc tính của vũ trụ “Chân, Thiện, Nhẫn”. Đức là chủng vật chất hoàn toàn phù hợp với đặc tính “Chân Thiện Nhẫn” của vũ trụ.
4. Chữ Mãnh (皿) đứng ở giữa, nghĩa là đồ chứa đựng, dùng để chứa đồ vật, biểu thị rằng đức là một chủng vật chất thực tại, có thể lưu trữ và tích góp. Nó không giống với điều mà con người cho rằng đức là thứ tồn tại tinh thần hư ảo, do đó người xưa giảng “tích đức”. Đức có thể tích lũy từ đời này qua đời khác, và được lưu tồn trong một thời không đa chiều đặc định. Tổ tiên cũng có thể truyền cho đời sau, do đó người xưa giảng “tổ tiên tích đức”. Người làm những chuyện thất đức sẽ liên lụy đến con cháu, người tích đức hành thiện thì sẽ ban phúc cho đời sau.
5. Chữ Thập “十” đứng ở phía trên, có nghĩa là hợp “thập”, đây là một dạng lễ tiết của Phật gia, biểu thị sự khiêm nhường khi đứng trước người khác và sự tôn kính đối với người khác, có lễ có tiết mới có thể tích đức. Ngược lại, người có hành vi ngạo mạn thì sẽ mất đức. Bộ Thập (十) đứng ở phía trên, hợp thập là một kiểu lễ tiết thể hiện sự sùng kính đối với Phật, bàn tay hợp lại với nhau biểu thị rằng, chỉ có sự thành kính tôn sùng Thần Phật thì mới có thể khiến cho đức của bản thân liên tục thăng “lên trên”, đề cao cảnh giới và tầng thứ của sinh mệnh.
Đức và Đắc
Đức (德) và Đắc (得) là hai từ đồng âm. Trong đời người nếu muốn đắc được thứ gì đó, thì đều phải dùng đức để giao hoán. Đức nhiều có thể đổi lấy quan to lộc hậu, sự giàu có và danh tiếng. Đức ít thì dù có ăn xin cũng không ai cho. Sư phụ giảng:
“Vô đức thì chẳng được gì, mất đức sẽ mất hết” (Giàu mà có đức – Tinh tấn yếu chỉ)
Giải thích của cổ nhân đối với chữ “Đức”
Trong thuyết văn giải tự: “Đức, thăng dã. Tùng xích đức thanh”.
Ý tứ là chỉ sự thăng hoa, thu hoạch về đạo đức mới là đức thật sự.
Socrates từng nói: “Đức, chân chính chi tri thức giả, đạo đức dã”.
Tạm dịch: “Bậc tri thức chân chính là người có đạo đức”.
Ngày đăng: 18-04-2025
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.