Lời tự sự của một người Tây phương: Tại sao tôi tình nguyện phục vụ đoàn thể Pháp Luân Công



[ChanhKien.org]

Hôm nay, tôi muốn quay một video cá nhân để chia sẻ quan điểm của tôi với mọi người. Lý do là tôi vừa đọc xong bài viết mới nhất nằm trong loạt bài công kích nhắm thẳng vào tín ngưỡng và nghệ thuật, chĩa mũi nhọn trực tiếp vào Pháp Luân Công và Shen Yun của tờ “The New York Times”. Bài viết này cố gắng miêu tả những học viên Pháp Luân Công như những “phần tử cuồng tín không có suy nghĩ”, họ dường như bị thao túng để cống hiến hết thảy thời gian và nguồn lực của mình, theo đuổi một mục tiêu tinh thần nào đó. Thế nhưng, loại nhận thức thiên kiến này, những miêu tả đơn giản hóa và không đúng sự thật này, khác biệt hoàn toàn so với những gì tôi đã trải qua trong suốt hơn 20 năm tu luyện và làm tình nguyện viên. Vì thế, tôi quyết định chia sẻ câu chuyện cá nhân của mình, về những người đáng kính mà tôi đã gặp, hy vọng có thể cung cấp cho mọi người một góc nhìn chân thực hơn.

Duyên phận của tôi với Pháp Luân Công

Năm 20 tuổi tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Khi ấy, tôi xuất thân trong một gia đình trung lưu khá giả và đang theo học tại một trường đại học danh tiếng. Thế nhưng, lúc ấy tôi nghiện rượu, và rất muốn thay đổi tình trạng này. Thời điểm đó, tôi đã tiếp xúc với thiền định và những lời dạy bảo của Pháp Luân Công. Đối với tôi mà nói, đó là lần đầu tiên trong đời tôi tìm được một phương pháp giúp mình đề cao. Nguyên tắc “Chân, Thiện, Nhẫn” đơn giản của Pháp Luân Công đã khiến tôi xúc động sâu sắc. Tôi đặc biệt yêu thích vì họ không có những ngôi chùa cố định, không có các quy định giáo điều, hình thức, hơn nữa hoàn toàn miễn phí. Dù là lớp học về các bài thiền định hay Kinh sách, tất cả đều có thể đọc miễn phí trên mạng, tôi có thể lựa chọn tu luyện hoặc không tu bất cứ lúc nào.

Thuận theo việc tôi bắt đầu đọc các giáo lý của Pháp Luân Công, nỗ lực đề cao tu dưỡng đạo đức của bản thân và thông qua việc thiền định tự xét lại bản thân, cuộc sống của tôi đã có những thay đổi cực lớn. Tôi cai được rượu, kết quả học tập tiến bộ ngoạn mục (GPA gần như đảo ngược). Trong 20 năm qua, tôi đã trở thành một người thành công trong sự nghiệp, là một người chồng, hơn nữa vô cùng tự hào vì đã trở thành một người cha. Đối mặt với những thăng trầm trong cuộc sống, tôi có thể bình tĩnh đối đãi, đây hoàn toàn là những lợi ích từ tín ngưỡng của tôi. Càng quan trọng hơn đó là Pháp Luân Công đã cho tôi mọi thứ, hơn nữa hoàn toàn miễn phí. Không ai ép tôi tu luyện, cũng không có ai cấm cản tôi tu luyện. Trên thực tế, tự do lựa chọn tu hay không cũng là một phần trong giáo lý của Pháp Luân Công.

Những thành kiến và xuyên tạc của tờ “The New York Times”

Những bài báo gần đây của tờ “The New York Times” trên thực tế là cực kỳ giống với tuyên truyền của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sau những năm 1999 khi bắt đầu bức hại Pháp Luân Công. Họ âm mưu miêu tả những học viên Pháp Luân Công thành “một đoàn thể người cuồng tín kỳ dị”. Nhưng là một người tu luyện Pháp Luân Công, tôi có thể chịu trách nhiệm mà nói rằng, tôi cũng như tất cả những học viên Pháp Luân Công khác mà tôi biết tuyệt đối không phải như vậy. Những bài viết này đã phớt lờ một sự thật cực kỳ quan trọng: học viên Pháp Luân Công là những người bị bức hại tôn giáo có quy mô lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc, hơn nữa cuộc bức hại này đến nay vẫn đang tiếp diễn. Chính vì cuộc bức hại này, mới có rất nhiều học viên Pháp Luân Công muốn dùng phần lớn thời gian và công sức để giúp đỡ những đồng tu tại Trung Quốc.

Tình nguyện lên tiếng thay cho những người không thể lên tiếng

Tôi làm tình nguyện viên, là bởi vì muốn lên tiếng cho những người đang bị ĐCSTQ bức hại đến mất đi sinh mạng vì tín ngưỡng của mình. Họ không thể lên tiếng cho bản thân, hơn nữa tôi cho rằng phát ngôn thay cho họ là việc tối thiểu mà tôi có thể làm. Tôi lớn lên trong một gia đình Do Thái, đã nghe rất nhiều lần câu ngạn ngữ “Tuyệt đối không được để lịch sử lặp lại” (Never Again), tôi hiểu sâu sắc rằng, lên tiếng cho những người không thể lên tiếng ấy là việc quan trọng đến nhường nào. Trong gần 20 năm qua, chưa từng có một ai xin tôi một đồng, mà việc này là tôi cam tâm tình nguyện cống hiến thời gian, sức lực của mình để góp phần chấm dứt cuộc bức hại tàn khốc này.

Sứ mệnh phục hưng văn hóa của Shen Yun

Nói về Shen Yun, tôi cũng từng tình nguyện giúp đỡ đoàn nghệ thuật này, vì tôi đã tự mắt nhìn thấy ảnh hưởng tích cực của họ trên toàn thế giới. Sứ mệnh của Shen Yun là phục hưng “Nền văn hóa Trung Quốc trước thời chủ nghĩa cộng sản”. Đây là văn hóa chân chính được kiến lập dựa trên cơ sở tư tưởng Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo, tôn sùng Thần linh và đạo đức. Loại văn hóa này giống hệt với nền văn hóa nghệ thuật thời kỳ Phục Hưng, được dẫn dắt bởi linh cảm và nguồn cảm hứng thần thánh. Chính vì thế, Shen Yun mới có sự độc đáo sắc nét như vậy. Lẽ nào chúng ta cũng cho rằng các bức vẽ tôn giáo của Leonardo Da Vinci hay Michelangelo đều là tác phẩm của những “phần tử cuồng tín” hay sao? Nếu có cơ hội, tôi cũng muốn mình được tình nguyện làm công việc cầm cọ vẽ giúp cho Michelangelo.

“The New York Times” đã bôi nhọ hoạt động tình nguyện phục vụ và cống hiến cho tôn giáo

Tại xã hội Hoa Kỳ cũng như xã hội quốc tế, làm tình nguyện vì nhân quyền hoặc một tín ngưỡng tôn giáo là việc hết sức bình thường. Rất nhiều tôn giáo thậm chí có cả truyền thống “cống hiến” (cúng dường), tức là giáo đồ đem một phần thu nhập quyên góp cho giáo hội hoặc tổ chức tôn giáo, thậm chí cũng có công ty làm thế, bên cạnh tôi có những người bạn như vậy. Thế nhưng, Pháp Luân Công không hề yêu cầu quyên góp hay cống hiến nào cả, quyên góp lại không phải là một bộ phận của Pháp Luân Công. Đương nhiên, nếu có người muốn tình nguyện quyên góp những gì mình có, dù là để ủng hộ sự nghiệp tôn giáo hay là để giải quyết vấn đề nhân quyền tại Trung Quốc, tôi cho rằng đây cũng là hết sức bình thường. Vậy mà tờ “The New York Times” lại mưu đồ nói rằng tất cả những điều này là “một âm mưu vơ vét tà ác”. Tôi không thể tự hỏi, rằng liệu họ có dám dùng phương thức này để bình luận những tôn giáo khác không?

Sự thất vọng của độc giả lâu năm với “The New York Times”

Là một độc giả lâu năm đã đọc “The New York Times” từ nhỏ, tôi thật sự rất khó hiểu vì sao kênh truyền thông này ngày nay lại trở thành vậy. Họ đã tiêu tốn lượng lớn thời gian và nguồn lực để công kích Pháp Luân Công và Shen Yun – một công ty biểu diễn nghệ thuật được sáng lập bởi một dân tộc thiểu số và một nhóm tôn giáo. Loại hành vi này rõ ràng quá phản cảm, hơn nữa cực kỳ bất công. Mục tiêu của họ rõ ràng muốn ngăn cản người Mỹ cũng như người dân toàn cầu ủng hộ Pháp Luân Công và xem biểu diễn Shen Yun. Mà đây lại đúng là mục tiêu mà ĐCSTQ đang nỗ lực thực hiện trong suốt 25 năm qua.

Hiểu rõ chân tướng, ủng hộ nhân quyền

Vì thế tôi hy vọng mọi người trước khi nghe và tin những lời lẽ của các bài viết lệch lạc này, có thể dành chút thời gian tìm hiểu thêm những tài liệu khác, ví như Trung tâm Thông tin Pháp Luân Công (FDIC) hoặc trang chủ của Shen Yun, để hiểu rõ hơn sự thật. Không nên bị những báo cáo sai lệch này ngăn cản việc phục hưng nghệ thuật, cũng đừng vì thế xem nhẹ nguy cơ nhân quyền của người Trung Quốc. Hy vọng chúng ta có thể cùng nhau truyền rộng sự thật và chính nghĩa.

Tôi là Ben – quản lý truyền thông kỹ thuật số của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Công.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/294321



Ngày đăng: 15-01-2025

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.