Hỏi rằng từ xưa đến nay, ai là anh hùng?



Tác giả: Tiêm Tiêm

[ChanhKien.org]

Anh hùng trong con mắt của mọi người, phần lớn là những người đã tạo dựng được sự nghiệp lớn lao. Trong lịch sử, những người lập nên được công lao sự nghiệp có không ít, nhưng trong con mắt của nhà thơ, nổi tiếng nhất chỉ có hai người, Khương Tử Nha và Gia Cát Lượng. Bởi lẽ, nhà thơ cho rằng năng lực cá nhân của hai người này là mạnh nhất. Nhà thơ triều Nguyên Tra Đức Khanh trong bài “Thiềm Cung Khúc – Hoài Cổ” viết rằng:

“Vấn tòng lai thùy thị anh hùng?
Nhất cá nông phu nhất cá ngư ông.
Hối tích Nam Dương, tê thân Đông Hải, nhất cử thành công.
Bát Trận Đồ danh thành Ngọa Long, Lục Thao thư công tại Phi Hùng.
Bá nghiệp thành không, di hận vô cùng.
Thục Đạo hàn vân Vị Thủy thu phong”.

Tạm dịch:

“Hỏi xưa nay ai là anh hùng?
Một người nông phu, một người ngư ông.
Ẩn mình Nam Dương, trú thân Đông Hải, một trận nên công.
Bát Trận Đồ danh xưng Ngọa Long, Lục Thao thư công tại Phi Hùng.
Bá nghiệp thành không, để lại nỗi hận vô cùng.
Mây lạnh đường vào đất Thục, gió thu bên sông Vị Thủy”.

“Hỏi xưa nay ai là anh hùng? Một người nông phu, một người ngư ông. Ẩn mình Nam Dương, trú thân Đông Hải, một trận nên công. Bát Trận Đồ danh xưng Ngọa Long, Lục Thao thư công tại Phi Hùng”. Nhà thơ cho rằng Khương Tử Nha và Gia Cát Lượng là những anh hùng trong lòng mình. Một người là nông phu, một người là ngư ông, cả hai người đều thành danh chỉ sau một trận chiến. Gia Cát Lượng nhờ vào Bát Trận Đồ, còn Khương Thái Công dựa vào cuốn sách Lục Thao.

Một người là nông phu, một người là ngư ông đánh cá, làm sao có thể một trận thành danh? Điều này tất nhiên phải có nguyên nhân, tức là sự thành công của họ đều có nguyên do và xuất xứ. Năng lực của Gia Cát Lượng có thể đến từ thầy của ông, Tư Mã Huy, hoặc nhạc phụ Hoàng Thừa Ngạn, không ai thành công một cách ngẫu nhiên. Còn Khương Thái Công, mọi người đều biết ông là đệ tử của Nguyên Thủy Thiên Tôn. Họ chỉ là những vai diễn, còn năng lực thực sự đến từ những cảnh giới khác nhau.

“Bá nghiệp thành không, để lại nỗi hận vô cùng. Mây lạnh đường vào đất Thục, gió thu bên sông Vị Thủy”. Tuy nhiên, thoáng chốc mọi thứ đều trở thành hư không. Nhà thơ sống trong thời nhà Nguyên, bản thân không được trọng dụng, nên tự nhiên hy vọng mình sinh ra vào triều đại của người Hán. Khi nhà thơ nhìn thấy “Mây lạnh đường vào đất Thục, gió thu sông Vị Thủy”, ông liền cảm nhận được một cảm giác mất mát, giang sơn vẫn còn đó, nhưng cảnh thì còn mà người đã mất.

Nhà thơ có lẽ đang băn khoăn không biết cuộc đời là vì điều gì, và những anh hùng trong lịch sử kia vì điều gì? Đương nhiên, nhà thơ không có câu trả lời, vì câu trả lời chỉ có ngày hôm nay mới thực sự có người biết được. Đời người vốn dĩ sống trong mê.

Sau khi bài Kinh văn mới của Sư phụ Đại Pháp Vì sao có nhân loại được công bố, con người mới thật sự hiểu rằng trải qua các triều đại, những sinh mệnh từ các thiên thể khác nhau trong vũ trụ đã đến đây để kết duyên với Pháp. Mục đích cuối cùng chính là vào thời khắc cuối cùng của vũ trụ, họ có thể đắc Pháp, cứu vãn thiên thể và chúng sinh của mình.

Hỏi từ xưa đến nay ai là anh hùng? Chỉ vì đắc Pháp mà đến một lần. Phía sau những điều huy hoàng đều có nội hàm văn hóa và nhân tố của nó. Là anh hùng hay không không quan trọng, ngày hôm nay có thể đắc Pháp, đó mới là điều thần thánh nhất. Bao nhiêu người vẫn còn đang do dự?

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/292428



Ngày đăng: 22-12-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.