Bao dung đồng tu
Cảm nghĩ sau khi đọc bài “Tiệc bàn đào” của đồng tu
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Đại Lục
[ChanhKien.org]
Sau khi đọc bài “Tiệc bàn đào” đăng trên Chánh Kiến Net, tôi rất xúc động ở một số điểm. Trong bài có viết: Một lần nguyên thần (của tác giả) ly thể và tham gia tiệc bàn đào trên thiên đình, chúng Thần có mặt đều nghi hoặc một chuyện: “Hóa ra thiên giới có một vị đại Thần, pháp lực cao cường và là một trong những nhân vật nhất nhì trên thiên giới. Vị Thần này lúc bình thường biểu hiện ngôn hành không giống như các vị Thần khác trên thiên giới. Chúng Thần đều cho rằng vị ấy có chút điên rồ kỳ quái, không phù hợp với phép tắc sinh mệnh của tầng thiên giới này, nhưng nếu thật sự điên rồ kỳ quái không phù hợp thì vị ấy đã không nên có bản sự lớn mạnh như vậy, vì vậy chúng Thần thiên giới hoàn toàn không thể hiểu được”.
Đọc đến đây, tôi nhớ đến hiện tượng này cũng thường xuất hiện giữa các đồng tu, ví dụ: có đồng tu tính cách kỳ quái, khi làm hạng mục rất khó câu thông; có đồng tu tự ngã rất mạnh, đôi khi chia sẻ cùng nhau, chỉ cần hơi nói không đúng suy nghĩ của họ, họ liền “liều mạng” với bạn một trận, thậm chí nổi đóa lên; có đồng tu ôm giữ thiện tâm chỉ ra khuyết điểm của họ, họ lại buông ra những nhận xét mỉa mai; còn có đồng tu cướp lời, khi ở cùng nhau bạn hoàn toàn không có chỗ để lên tiếng… Trước đây, mỗi khi gặp phải những chuyện này, tôi liền nghĩ: “Bỏ đi, không tiếp xúc với họ nữa, tu bản thân mình thôi, tránh sinh ra gián cách”. Mặc dù cũng có lúc nhận thức được rằng: “Chỉ khi hiểu được đồng tu thì mới có thể bao dung đồng tu”. Nhưng lý giải này chỉ giới hạn ở bề mặt, khi gặp phải sự việc thường sẽ không làm được. Đối với những đồng tu trong “vòng tròn”, thay vì nhìn vào ưu điểm của họ, tôi lại thường bình luận những khuyết điểm của họ. Điều này không giống như trong bài viết của đồng tu, nói rằng: “Tôi chưa từng gặp qua vị Thần này nên sẽ không tùy tiện đưa ra kết luận gì, chỉ có thể dựa trên Pháp lý tôi được học mà phân tích một chút, nếu không đúng xin vui lòng chỉ giáo”. Sự chân thành và tâm thái này phản ánh cảnh giới của một người tu luyện với nội tâm khiêm nhường, thành thật, thiện lương, như vậy lời nói ra mới thuần tịnh, nhân hậu khiến người nghe không phiền lòng.
Các đệ tử Đại Pháp đều đến từ các thiên thể khác nhau, mỗi sinh mệnh có sự khác biệt rất lớn, có người cá tính rất mạnh. Khi “các Vương” ở cùng một chỗ, khi những thứ của tự ngã không được người khác công nhận thì rất dễ nảy sinh va chạm và gián cách. Dù là cùng làm một hạng mục hay cách xử lý vấn đề, về nhận thức khẳng định là có sự khác biệt. Thường do điểm khác biệt này mà dẫn đến mâu thuẫn liên miên. Nếu khi đó có thể lùi một bước: đứng ở vị trí của đối phương mà nghĩ một chút, thấu hiểu và bao dung hơn, thì lập tức sẽ ở một trạng thái khác. Cũng giống như nhận thức của đồng tu trong bài có viết: “Sinh mệnh của những cảnh giới khác nhau có sự khác biệt rất lớn. Ngôn hành của vị Thần đó trên thiên giới không thể khiến chúng Thần lý giải, nhưng không có nghĩa là vị ấy có vấn đề, nó có thể liên quan đến nguồn gốc của vị ấy, nói không chừng vị ấy đến từ tầng thứ và không gian cao hơn, vị ấy đang chiểu theo quy phạm của nơi đó mà hành sự”.
Khi chúng ta đối mặt với người và sự việc mà không thể lý giải kiểu này, then chốt là không nên dùng nhận thức quan niệm của bản thân để bình luận phán xét, mà hãy mở mang đầu óc, mở rộng tư duy của bản thân và đứng ở góc độ của đối phương để bao dung và tiếp nhận. Sư phụ của tôi cũng khai thị một chân lý vũ trụ:
“Tâm tính cao bao nhiêu công cao bấy nhiêu”. (Chuyển Pháp Luân)
Nếu mọi người đều có thể dùng từ bi để bao dung và lượng thứ cho người khác, thì giữa các sinh mệnh sẽ chung sống hài hòa và hạnh phúc. Ngưỡng vọng vũ trụ bằng trái tim nhỏ bé, mở rộng tấm lòng của bản thân, mở rộng tư duy, đối diện với người hoặc vật không thể lý giải, cố gắng đứng ở góc độ của đối phương mà suy xét. Cũng chính là tiên tha hậu ngã, vô tư vô ngã, giải quyết sự việc thì trước tiên đứng ở góc độ của người khác mà nghĩ cho người khác trước.
Tôi đã đọc đoạn này nhiều lần, và điều tôi thiếu chính là tâm thái và cảnh giới này. Cho dù một sinh mệnh đã làm được bao nhiêu việc trong Đại Pháp, phó xuất bao nhiêu, xuất sắc đến nhường nào, nhưng một khi đặt họ vào vũ trụ thì đều rất nhỏ bé, giống như một giọt nước hòa tan vào đại dương. Từ điểm này mà nói, thì còn điều gì mà chúng ta không thể hiểu và bao dung đồng tu chứ? Không thể hiểu được người khác cũng là vì cho rằng bản thân rất có bản sự, mạnh hơn người. Có thể hiểu được người khác là sự khoan dung của việc hoán đổi vị trí mà suy xét; bao dung người khác là biểu hiện của lòng từ bi khoáng đãng rộng lượng. Mặc dù sinh mệnh cựu vũ trụ cũng nói về “thấu hiểu và bao dung”, nhưng sự thấu hiểu và bao dung của họ là có giới hạn, vượt qua khả năng chịu đựng và giới hạn của họ, thì “cái đuôi” vị tư muốn thao túng và áp đặt người khác liền lộ ra.
Tôi biết điều tôi thiếu chính là cảnh giới của bao dung, đây là tiêu chuẩn mà người tu luyện cần đạt được. Được truyền cảm hứng từ nhận thức của đồng tu, tôi dường như lại “trưởng thành” lên một chút, tôi không còn “nóng ruột nóng gan” vì nhân tâm của đồng tu khác nữa; không còn “không ngừng vọng niệm” về những đồng tu có tính cách và nhận thức khác nhau nữa, chính là buông bỏ, hoàn toàn buông bỏ!
Một chút thiển ngộ và nhận thức viết ra chia sẻ cùng các đồng tu, mong các đồng tu góp ý chỉ chính.
Ngày đăng: 09-10-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.