Tổ tiên tích đức, con cháu hưng vượng; tổ tiên giết người, con cháu gặp báo ứng



Tác giả: Tâm Không

[ChanhKien.org]

1. Tổ tiên tích đức, con cháu hưng vượng

Theo cuốn “Thanh hà gia thừa” ghi chép lại, Trương Hư Giang là người Côn Sơn, từng đảm nhiệm chức vụ đạo đài ở Ninh Thiệu, tỉnh Chiết Giang trong thời Gia Tĩnh. Kể từ khi nhậm chức, Trương Hư Giang luôn từ chối nhận mọi quà tặng và hồng bao, là một vị quan thanh liêm, không nhiễm bụi trần. Ông từng nói: “Tôi chỉ uống một thìa nước Chiết Giang để giữ phúc cho con cháu đời sau cũng được làm quan ở Chiết Giang”.

Về sau, cháu trai của ông là Trương Thái Phù quả nhiên trở thành tri phủ ở Thiệu Hưng. Khi đó, cách phủ thành khoảng năm sáu mươi dặm có một đập nước tên Tinh Tú, nó liên quan đến lượng nước và vấn đề khô hạn trong thành, do Chu Mãi Thần năm xưa xây dựng. Nơi này giáp biển, có 28 động, trải dài khoảng ba bốn dặm, khi thế nước nguy cấp nhất rất khó tu bổ. Thái thú họ Tiền đã tu sửa con đập, nhưng sau một ngày liền sụp đổ. Nó đã nhiều lần được xây dựng rồi nhiều lần bị hư hỏng, bách tính vì thế mà phải chịu đựng thống khổ.

Trương Công (Trương Hư Giang) đã cẩn thận kiểm tra và đo đạc toàn diện thế nước vào thời điểm đó, cho rằng việc dùng đá để xây không thể bền chắc nên đã nung chảy chì và thiếc để đúc đá làm cầu và cống thành một khối, tiêu tốn lượng lớn ngân quỹ, đến ngày nay nó vẫn đứng sừng sững ở đó. Người dân Thiệu Hưng thờ cúng Trương Công như một vị Thần. Sau này, Trương Thái Phù cũng được thăng làm đạo đài ở Ninh Thiệu, rồi được thăng chức làm quan lớn một phương cho đến khi ông được thăng chức tổng tào của bảy tỉnh. Cả đời làm quan, ông chưa bao giờ rời khỏi Chiết Giang, người ta cho rằng đây là kết quả của sự liêm khiết, chính trực của Trương Hư Giang.

Cha của Trương Hư Giang là Trương Nam Lộc, vì tiền bối của ông xuất thân là học trò của Phương Hiếu Nhụ (Phương Hiếu Nhụ, người gốc Ninh Hải, tỉnh Chiết Giang vào thời nhà Minh, ông là đệ tử của Tống Liêm. Khi Yên vương Chu Đệ khởi binh, hầu hết các chiếu chỉ lúc bấy giờ đều do ông viết. Lúc quân Yên tiến vào Nam Kinh, Chu Đệ ra lệnh cho Phương Hiếu Nhụ soạn chiếu chỉ để lên ngôi nhưng Phương Hiếu Nhụ không chịu tuân theo và bị giết. Bằng hữu thân thuộc trong dòng tộc bị giết vì tội liên đới, tổng cộng 10 gia tộc, 847 người) nên đến Đường Phố, Trường Châu tránh nạn, con cháu làm nghề nông, không dám bàn luận chuyện sách vở với người ngoài. Một ngày nọ, khi đang đi ra ngoài, Trương Nam Lộc nhìn thấy bên đường có người đánh rơi một chiếc túi, nhấc lên rất nặng, bên trong có đến 300 – 400 quan tiền, ông không dám mở ra nhìn. Ông liền dừng thuyền, lên bờ chờ đợi ba ngày thì nhìn thấy một người đàn ông đang hốt hoảng đến tìm thứ gì đó trên đường, sau khi Trương Nam Lộc hỏi rõ sự tình liền đem chiếc túi trả lại cho người ấy. Do đó, Trương Nam Lộc đã sinh hạ Trương Hư Giang vào những năm cuối đời và mẹ đứa bé đã mang thai cậu 16 tháng. Trương Hư Giang đọc sách từ nhỏ, chỉ cần liếc nhìn qua là có thể đọc thuộc lòng, tuổi còn trẻ mà đã thi đỗ đầu bảng trong kỳ thi hội thời kỳ Gia Tĩnh. Con cháu đều hưng vượng. (Trích từ bài viết đăng trên Chánh Kiến Net: “Tổ tiên tích đức, con cháu hưng vượng: Chuyện thật chứ không phải bịa đặt!”)

2. Tổ tiên giết người, con cháu gặp báo ứng

Đây là câu chuyện có thật do chính miệng một cụ bà 80 tuổi kể lại.

Thời Trung Hoa Dân Quốc, có hai thanh niên A và B khoảng chừng 20, 30 tuổi sống chung làng cùng nhau gánh thuốc lá đến Quảng Châu bán, bán xong họ lấy tiền cùng nhau về nhà. Trên đường về, nam thanh niên B có ý đồ xấu đã đánh chết nam thanh niên A rồi đẩy anh xuống mương, lấy lá cây phủ lên người và cướp tiền của nam thanh niên A, rồi một mình về nhà.

Về nhà được vài hôm, người nhà của A thấy A mãi vẫn chưa về nên đến hỏi B. B nói: “Tôi không biết, tôi không gặp A”. Người nhà của A lo lắng nên lần theo con đường mà A đã đi Quảng Châu để tìm, tìm hơn mười ngày không thấy A, đang lúc không có manh mối gì thì nhìn thấy một cụ già đang chăn trâu gần ngọn núi nơi A bị giết, cụ già nói: “Bên kia có một con mương bốc mùi hôi thối, trâu của ta khi đến đó thì quay đầu bỏ chạy, các ngươi có thể tới đó xem thử”. Gia đình của A đi theo con đường mà cụ già chỉ, quả nhiên tìm thấy thi thể của A dưới mương, họ đau lòng khiêng A về nhà chôn cất.

Sau khi A qua đời, anh để lại vợ và ba đứa con một mình không nơi nương tựa, vật lộn mưu sinh, thê lương khôn xiết. Trong số ba đứa con của A, có cô bé A Phương lúc đó mới ba tuổi, lớn lên cô được gả sang làng khác, sinh con đẻ cái, nảy nở đời sau, mãi cho đến khi 90 tuổi mới qua đời. Người con gái của A Phương tên là Tứ Bà đến nay đã ngoài 80 tuổi vẫn còn tỉnh táo sáng suốt, bà luôn tin vào lời dạy của người xưa: Con người phải hướng thiện, tu dưỡng tâm tính. Tứ Bà mới đây đã kể lại cho con cháu nghe một sự việc, bà nói rằng vụ án oan của ông tổ ngoại (A) cuối cùng cũng đã được giải quyết, thế rồi bà đã kể lại sự việc.

Tứ Bà kể rằng những năm gần đây tại ngôi làng nơi nhà ngoại, mẹ của bà (tức A Phương) sinh sống đã xảy ra một chuyện kỳ ​​lạ, cháu trai của một gia đình đi chăn trâu thì bất chợt bị sét đánh, trâu sợ hãi bỏ chạy. Cháu trai bị sét đánh chết, gia đình rất đau buồn. Tuy nhiên, mọi chuyện vẫn chưa kết thúc, đàn gà, vịt, lợn trong nhà họ lần lượt mắc bệnh dịch mà chết. Gia đình cảm thấy rất kỳ lạ, tại sao lại xảy ra những chuyện như vậy? Thế là gia đình họ đi hỏi thăm “Tiên cô” trong làng. “Tiên cô” xem toán rồi nói: “Ông tổ B của các ngươi đã đánh chết ông tổ ngoại A của Tứ Bà hiện đang còn sống, khiến vợ con của A không người nương tựa. A kiện ông tổ B của các ngươi 60 năm dưới địa phủ không thành, sau đó kiện đến thiên đình, Thiên Vương phái người tra xét ra các người là con cháu của B bèn phái Lôi Công đến đòi nợ”.

Con cháu của B sau khi trở về nhà rất sợ hãi, nghe nói ban đêm còn nhìn thấy A đi lại trong nhà mình, vô cùng sợ hãi, sợ đến mức phải rời khỏi ngôi làng nơi họ đã sinh sống qua nhiều thế hệ để đến nơi khác sống. Trong dịp lễ Tết cũng không dám quay trở về cúng bái. Cuối cùng, ngay cả miếu thờ tổ tiên cũng dời đi.

Sự việc này lan truyền khắp làng và đến tai con cháu của A ở nơi đó. Con cháu của A là Tứ Bà đến nay mới biết được nguyên nhân cái chết của ông tổ. Người dân trong làng cảm thán về nhân quả báo ứng, thiên lý tuần hoàn, vì con cháu thế hệ mai sau, chúng ta không thể làm điều xấu.

Các cháu trai của Tứ Bà khi nghe được sự việc này vô cùng cảm động, viết ra bài viết này để cảnh báo thế nhân, đừng nghĩ rằng làm việc xấu không ai biết, ông trời sẽ ghi chép lại, cũng đừng tưởng làm việc xấu sẽ không sao cả, không phải là không có báo ứng, chỉ là thời gian chưa đến mà thôi. (Trích từ bài viết đăng trên Minh Huệ Net: “Câu chuyện nhân quả: Tổ tiên giết người, con cháu chịu quả báo”).

Đây là hai câu chuyện về việc tổ tiên tích đức và sát sinh tạo nghiệp mang đến cho con cháu đời sau những kết quả khác nhau, cho thấy tích đức và tạo nghiệp là những đạo lý từ xưa đến nay. Cùng với sự thay đổi của thời đại và sự phát triển của khoa học công nghệ, thiên lý vẫn không hề đổi. Điều thay đổi chính là nhân tâm, thiên lý thiện ác hữu báo vẫn không hề thay đổi từ cổ chí kim. Khi còn nhỏ, chúng ta thường nghe ông bà hay dùng thiên lý để đo lường phán đoán đúng sai, thiện ác, con cái ngày nay không còn nghe lọt tai điều ấy nữa, Trung Cộng đã phá hủy môi trường văn hóa này. Sau khi Trung Cộng nắm quyền, nó đã dựa vào các cuộc vận động chính trị để phá hủy văn hóa truyền thống, văn hóa tu luyện, đặc biệt là cuộc Cách mạng Văn hóa kéo dài 10 năm đã làm xáo trộn thiện ác đúng sai, làm băng hoại nhân tâm, đồng thời nó còn âm mưu phá hủy các giá trị chính thống trong tư tưởng của ông bà xưa. Sau những năm 1980, Trung Cộng dưới chiêu bài phát triển kinh tế, đã phá hủy các chùa miếu, di tích và công trình cổ có thể khơi dậy sự suy ngẫm và hồi tưởng của người dân về lịch sử, tiến thêm một bước hủy hoại văn hóa truyền thống và văn hóa tu luyện một cách trá hình.

Vào tháng 7 năm 1999, Trung Cộng bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công, chỉ cần suy nghĩ một chút, bạn có thể thấy những lỗ hổng, sơ hở trong các lời dối trá bịa đặt, chẳng hạn như “Bao vây Trung Nam Hải”, “1400 vụ án”, “tự thiêu ở Thiên An Môn”, v.v. Thế nhưng người Trung Quốc vẫn tin đó là thật. Mật lệnh của kẻ đầu sỏ cuộc bức hại là Giang Trạch Dân cực kỳ hung bạo tàn ác, chẳng cần suy nghĩ, dựa trên bề mặt chữ là chúng ta có thể biết được các biện pháp đàn áp như “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể”, “đánh chết không tính”, “đánh chết tính là tự sát”, “không tra danh tính, trực tiếp hỏa táng thi thể”, “không dùng luật pháp với Pháp Luân Công”, v.v. Các nhân viên công an, kiểm sát, tư pháp và tổ chức của Trung Cộng coi đó là “công tác” cần phải tuân theo và chấp hành; đặc biệt là mệnh lệnh bí mật thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân cho đến nay vẫn chưa hề dừng lại. Nó vẫn đang diễn ra một cách ác độc trong bóng tối.

Những kẻ làm điều tà ác để bức hại Pháp Luân Công này chưa bao giờ nghĩ đến tương lai của bản thân và con cháu. Thủ đoạn bức hại Pháp Luân Công của Trung Cộng là dùng tiền bạc và quyền lực để xúi giục người dân tham gia cuộc bức hại, hành động này tạo tội nghiệp lớn hơn nhiều so với người B trong câu chuyện trên khởi niệm giết người khi nhìn thấy tiền tài. Tội nghiệp của nó tràn đầy khắp vũ trụ, báo ứng bi thương của việc ác này là không thể tưởng tượng nổi. Ngược lại, những người minh bạch chân tướng và lắng nghe lời thiện của các học viên Pháp Luân Công, họ không chỉ làm tam thoái (thoái xuất khỏi các tổ chức đảng, đoàn, đội của Trung Cộng), thành tâm niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo”, mà còn thiện đãi các học viên Pháp Luân Công, người có điều kiện cũng truyền bá chân tướng cứu người. Đây là những hành động đại thiện có thể tích lũy vô số phúc đức và sẽ để lại vô lượng phúc báo cho con cháu đời sau.

Trong thời đại ngày nay, đại thiện và đại ác cùng tồn tại, chân tướng về Pháp Luân Công đồng thời tồn tại với những lời dối trá của Trung Cộng, sự lựa chọn của con người đặc biệt quan trọng. Một niệm tốt sẽ mang lại vô số phúc báo cho chính bạn và con cháu; một niệm xấu cũng sẽ đem lại vô số ác báo cho chính bạn và con cháu bạn. Bạn làm gì, trời xanh đều nhìn thấy, “trên đầu ba tấc có Thần linh”, ông trời đang dõi theo sự thay đổi và lựa chọn của nhân tâm.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/257989



Ngày đăng: 25-03-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.