Tác giả: Vương Kim Đinh
[ChanhKien.org]
Nội dung trong video:
Trà đối với mỗi người chúng ta đều không còn xa lạ, gần như là thứ mà mỗi người đều phải tiếp xúc hàng ngày. “Củi, gạo, dầu, muối, tương, giấm, trà” được người xưa gọi là bảy việc lớn khi mở cửa (ám chỉ những nhu cầu thiết yếu trong đời sống hàng ngày). Người đầu tiên ghi chép về trà là Thần Nông Thị, tương truyền rằng Thần Nông có một cái bụng thủy tinh, có thể nhìn thấy phản ứng của thức ăn trong bụng. Ông phát hiện sau khi uống trà, trà sẽ kiểm tra toàn bộ thức ăn trong bụng, và loại bỏ những thứ độc hại, vì vậy ban đầu trà được gọi là “tra” (查 – nghĩa là kiểm tra), sau này đọc thành “trà” (茶). Điều đó cho thấy công dụng lớn nhất của trà là giải độc.
Vào thời Đường, Lục Vũ đã viết một cuốn sách tên là “Trà Kinh”, trong đó giới thiệu chi tiết về vùng trồng trà, các giống trà, dụng cụ pha trà, cách nấu trà, và kiến thức về thưởng trà, đồng thời cũng đem trà quy về một loại đạo – gọi là trà đạo. Cuốn “Trà Kinh” đã cung cấp một nền tảng lý luận vững chắc cho sự phát triển của trà. Những người thưởng trà, thông qua việc uống trà, tu dưỡng đề cao phẩm hạnh đạo đức của bản thân, tu tâm dưỡng tính, từ đó trở thành một phương thức thanh tao để các văn nhân nhã sĩ thoát khỏi sự trần tục. Đối với người bình thường, tác dụng giải độc của trà mới là quan trọng nhất, ngoài ra, trà còn là một công cụ để tiếp khách và giao lưu với người khác. Chúng ta thường nói: "Quân tử chi giao đạm như thủy", có phải cũng là đang nói đến trà chăng? Tôi đã thật sự trải nghiệm công dụng giải độc của trà. Có một lần, mẹ sau khi được tôi khuyên đã ăn một miếng bánh nếp (niên cao) trước khi đi ngủ, kết quả là nửa đêm thức dậy, bà thấy bụng đầy trướng và rất khó chịu, liền đến tìm tôi để nhờ giúp đỡ. Tôi đã pha cho mẹ một ly trà xanh đậm đặc, chưa đầy mười phút sau cảm giác khó chịu đã dần dần thuyên giảm, trong vòng một giờ thì toàn bộ triệu chứng đều biến mất. Hiệu quả này thậm chí còn vượt xa thuốc men.
Trà có rất nhiều chủng loại, như trà xanh, trà hoa, hồng trà (trà đen), trà phổ nhĩ, v.v... Mỗi loại trà khác nhau có công dụng khác nhau, và thích hợp với những thể chất khác nhau. Ví dụ, vào mùa đông uống một chút hồng trà có thể dưỡng dạ dày, còn mùa hè uống trà xanh “lục trà” có thể giúp giải độc. Tôi không khuyến khích uống các loại trà thảo dược (trà thuốc), và những loại trà có pha hương liệu nhân tạo cũng có hại cho sức khỏe.
Bản chất của trà chính là để kiểm tra thức ăn trong dạ dày và loại bỏ các chất độc hại. Việc chỉ chú trọng đến nguồn gốc xuất xứ của trà, thời gian thu hái, hay phần nào của trà (chồi non hay lá) mà bỏ qua công dụng thực sự của trà thì là được chẳng bù cho mất.
Dịch từ: