Âm nhạc Đại Pháp thần kì



Tác giả: Vận Mai

[ChanhKien.org]

Gần đây, vợ chồng tôi cùng anh Lý bạn của chồng tôi và một nhóm bạn tham gia một chuyến du lịch kéo dài một tuần. Buổi tối cuối cùng trước khi trở về vào ngày hôm sau, tôi nằm trên giường và nghĩ về hành trình mấy ngày vừa qua, mỗi lần tôi giảng chân tướng cho anh Lý, anh ấy đều mơ hồ, ba phải, không phản đối cũng không tiếp nhận, sau mỗi lần nghe xong anh thường nói một câu: “Tôi là đệ tử Phật giáo và tôi tin vào Phật”. Ngày mai đã về rồi mà vẫn chưa làm thế nào để nhóm anh Lý hiểu rõ về chân tướng, tiếp nhận chân tướng, rốt cuộc tôi cần phải làm thế nào đây?

Lúc này, tôi nhớ ra có một lần lái xe điện đến trường đón cháu gái, trên đường về nhà cháu hỏi tôi: “Bà ơi, hôm nay bà dạy các bạn nhỏ hát bài gì vậy ạ?” (Bởi vì vào thời điểm đó, tôi đang dạy âm nhạc cho trường mẫu giáo của một đồng tu). Tôi trả lời cháu: “Sắp năm mới rồi, bà dạy các em nhỏ học một bài hát của đệ tử Đại Pháp sáng tác, tên bài hát là ‘Chúc mừng năm mới Sư tôn’”. Cháu gái nói với tôi: “Bà nội, bài hát này bà cũng đã dạy cháu rồi, chúng ta cùng hát trên đường về được không bà?”. Tôi bảo: “Được”, vậy là chúng tôi cùng cất tiếng hát thì thầm. Vừa đi vừa hát, vừa đi vừa hát, đột nhiên tôi phanh gấp và tiếng hát cũng đột ngột dừng lại. Sau một lúc, chúng tôi lại hát trở lại. Không ngờ mới hát được mấy câu, cháu gái đột nhiên nói: “Dừng!”, sau khi dừng mấy giây, cháu lại nói” “Hát!”, cứ như thế hát một lúc lại dừng một lúc, lặp đi lặp lại như vậy mấy lần.

Tôi không nhịn được bèn hỏi cháu: “Cháu làm cái gì thế?”, cháu tôi hưng phấn nói: “Bà nội ơi, cháu bảo bà này, khi chúng ta hát, cháu nhìn thấy xung quanh xuất hiện rất nhiều núi non xanh biếc, đẹp vô cùng; khi chúng ta dừng hát, cháu thấy những dãy núi ấy lại biến thành trơ trụi luôn ạ”. Ngay lúc đó tôi đã có cảm nhận sâu sắc về sự thần kì của âm nhạc Đại Pháp. Tôi nghĩ rằng chúng ta là đệ tử Đại Pháp, được tắm mình suốt cả ngày trong sự thần kì của âm nhạc Đại Pháp, thật là may mắn và hạnh phúc biết bao!

Nghĩ đến đó, tôi nhận thấy bất kể là anh ấy có tiếp nhận chân tướng tôi giảng hay không, tôi vẫn cần phải nghĩ cách để anh ấy và mọi người trên xe (bao gồm cả chồng tôi) đều được nghe âm nhạc của Đại Pháp. Vậy là nhân tiện có máy tính xách tay mang theo, tôi đã vào trang Minh Huệ Net và Chánh Kiến Net tải các bản nhạc “Phổ độ”, “Tế thế” và mấy bài hát các đồng tu sáng tác gần đây như bài “Tạ ân sư”, “Tiếng gọi của Thần”, “Chuyến tàu cuối cùng”.

Ngày hôm sau, lên xe được một lúc tôi bắt đầu mở nhạc Đại Pháp trên máy tính xách tay đã tải xuống tối qua, mọi người trên xe đều tĩnh lặng lắng nghe, anh Lý lái xe cũng đang nghe. Khi đến trạm dừng chân, chồng tôi sợ anh Lý mệt vì anh ấy mắc bệnh tiểu đường nên đã đề xuất lái thay để anh ấy được nghỉ ngơi, nhưng không ngờ anh Lý từ chối, nói rằng hôm nay lái xe không thấy mệt chút nào. Tôi nghe vậy thì trong lòng hiểu ra nguyên nhân là do hôm nay tôi đã bật nhạc Đại Pháp. Vậy là trên đoạn đường tiếp theo, tôi lại vừa bật nhạc Đại Pháp, vừa bắt đầu nói về nội dung bài hát, xen kẽ giảng rất nhiều chân tướng cho mọi người.

Ô tô của chúng tôi, bằng cách này đã thuận theo âm nhạc Đại Pháp mà chuyển động nhanh chóng và bình ổn. Khi chiếc xe chạy ra khỏi đường cao tốc rẽ vào thành phố, anh Lý đang lái xe bất ngờ nói: “Âm nhạc Đại Pháp của Pháp Luân Công các bạn thật là thần kì, tôi đã lái xe mấy chục năm rồi, cũng chạy xe đường dài vô số lần rồi, nhưng từ trước đến nay chưa bao giờ có cảm giác thoải mái giống như ngày hôm nay, không chỉ toàn bộ thân thể không mệt mỏi chút nào, mà còn cảm thấy tinh thần thoải mái, cơ thể phiêu đãng, nhẹ nhàng. Âm nhạc của Pháp Luân Công đã tốt như vậy thì các bài công pháp của Pháp Luân Công chắc sẽ càng đáng kinh ngạc hơn, xem ra hơn 20 năm tu theo Phật giáo của tôi đã đến lúc phải bỏ đi rồi. Sau này khi nghỉ hưu, tôi cũng muốn tập Pháp Luân Công. Trên thực tế điều này cũng cho thấy, cuộc đàn áp và bức hại Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân và phòng 610 của ông ta, thực sự đã phạm một sai lầm rất lớn”.

Sau đó, anh ấy lại nói: “Em dâu này, mấy hôm trước em có nói cho anh ghi nhớ ‘chín chữ chân ngôn’, em nói lại cho anh xem ‘chín chữ chân ngôn’ ấy là chữ gì vậy nhỉ. Tôi kiên nhẫn nhắc lại chín chữ cho anh ấy một lần nữa, anh ấy cũng cùng tôi đọc từng chữ từng chữ, rồi đột nhiên anh ấy hét lên: “‘Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo!’, lần này tôi đã nhớ rồi!”, nhìn thấy một sinh mệnh lại được đắc cứu, tôi đã không kìm được mà khóc thầm, tôi biết mỗi một sinh mệnh được cứu độ, đều là sự phó xuất vô số tâm huyết của Sư tôn, đều là Sư tôn đang vì họ mà gánh chịu nghiệp lực lớn như núi. Sư tôn, xin tạ ơn Người! Tạ ơn Người! Trong lòng đệ tử cảm tạ sự khổ độ từ bi vô hạn của Người!

Nhân đây tôi cũng chân thành cảm ơn sự cống hiến vô tư của các bạn đồng tu, vì để cứu độ chúng sinh đã viết lời bài hát, sáng tác nhạc, phối khí hòa âm, biểu diễn ca khúc, các bạn đã vất vả rồi! Cảm ơn các bạn thật nhiều!

Tác giả: https://big5.zhengjian.org/node/282331



Ngày đăng: 09-02-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.