Tôi có dối gạt Sư phụ không?



Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Anh quốc

[ChanhKien.org]

— Thể ngộ sau khi đọc bài kinh văn “Đối đãi chính xác với người nhà Sư phụ”–

Sau khi đọc bài kinh văn “Đối đãi chính xác với người nhà Sư phụ” tôi đã cảm thấy hết sức bàng hoàng! Đồng thời tôi cũng thấy vô cùng cảm kích trước Phật ân hạo đãng của Sư phụ.

Ở góc độ cá nhân tôi lý giải được rằng vào thời điểm khẩn bách này Sư phụ lại một lần nữa tiết lộ nhiều thiên cơ, giúp quy chính những lỗi lầm của các đệ tử, đồng thời cũng đã triển hiện phía uy nghiêm của Phật Pháp.

Trong kinh văn Sư phụ có đề cập rằng một số người tu luyện, dưới sự ảnh hưởng của những quan niệm biến dị của tà đảng, đã làm ra những cái gọi là xây dựng mối quan hệ với Sư phụ và người nhà của Sư phụ như đi cửa sau, cũng như biểu hiện ra các nhân tâm nhơ bẩn như muốn được ưu ái, muốn có được chỗ tốt nào đó…, ấy là hành vi biến dị khinh nhờn Sư phụ và Đại Pháp, là hành động hại người hại mình, đồng thời cũng đang gây hoạ loạn cho môi trường tu luyện của mọi người.

Đối với chỉnh thể các đệ tử Đại Pháp mà nói, chỉ có một số ít người được tiếp cận với người nhà Sư phụ, còn lại tuyệt đại đa số chúng ta là không được. Nhưng kinh văn của Sư Phụ là hướng đến các giới chúng sinh vũ trụ, khi đối chiếu kinh văn với chính mình, tôi đã cảm thấy rất xấu hổ, thậm chí là sợ hãi!

Sư phụ đã nói cho chúng ta biết lý do vì sao chúng ta may mắn trở thành đệ tử Đại Pháp, rằng:

“Đặc biệt là đệ tử Đại Pháp, phần nhiều từng nhiều đời là thân nhân trực hệ với Thầy, đó cũng là nguyên nhân chủ yếu cái duyên có thể trở thành đệ tử Đại Pháp”. (Đối đãi chính xác với người nhà Sư phụ)

Chúng ta đã từng có những mối quan hệ thân nhân trực hệ với Sư phụ trong nhiều kiếp, đó là vinh diệu lớn ngần nào! Nhưng đồng thời trách nhiệm của chúng ta cũng rất là trọng đại!

Tôi ngộ được rằng Sư phụ đang tiết lộ một thiên cơ khác, muốn trở thành đệ tử Đại Pháp thì phải có tiêu chuẩn, đó chính là:

“có hai điểm là tuyệt đối không thể làm: Một là dối gạt Sư phụ! Hai là can nhiễu cứu độ chúng sinh!” (Đối đãi chính xác với người nhà Sư phụ)

Không thể dối gạt Sư phụ

Tôi cảm thấy rất chấn động trước hai tiêu chuẩn này, và tôi tự hỏi mình rằng tôi có dối gạt Sư phụ không? Tôi không dám nói rằng mình không có! Khi tham gia vào các hạng mục Đại Pháp tôi có tâm lười biếng, né tránh việc khó hoặc làm chiếu lệ qua loa không? Tôi đã làm được những việc mà tôi nói khi quỳ trước Pháp tượng Sư phụ chưa? Trong những hạng mục cứu người tôi đã làm tận hết sức mình chưa? Tôi không dám nói rằng tôi đã làm được tất cả!

Dối gạt Sư phụ là một trong những nguyên nhân khiến chúng ta không thể trở thành đệ tử Đại Pháp, chúng ta phải biết rằng, con người hiện đại dưới sự ảnh hưởng của các quan niệm biến dị đã có những cách lý giải khác nhau về “dối gạt” và với khái niệm “tôn Sư” họ cũng có những cách lý giải khác nhau. Con người hiện đại đã không có cách nào lý giải được lòng kính trọng và cảm kích vô tỉ đối với sư phụ của người xưa là như thế nào.

Trong vở diễn Shen Yun “Lão Tử vượt ải Tây”, khi Doãn Hỷ ở bên Lão Tử, ông ấy luôn đứng phía dưới bậc thềm của thầy (nếu chỗ đó có bậc thềm), sự ngưỡng mộ, tôn kính và cung kính lễ độ đối với người thầy đã được thể hiện một cách sống động trên sân khấu.

Ngược lại đó trong chúng ta có một số người không lưu tâm tới những “việc nhỏ”, nhưng có thể đó đã là bất kính với Sư phụ rồi, dưới tác dụng của các quan niệm biến dị chính chúng ta cũng không nhận thức ra được một cách triệt để, bởi vì chúng đã bị ô nhiễm với sự thô lỗ, vô lý của văn hóa đảng và không biết được nội hàm thực sự của văn hóa truyền thống là gì.

“Nhưng mà tiêu chuẩn tu luyện trong Chính Pháp, tiêu chuẩn mà Thần cần đạt tới sau khi canh tân đều là nghiêm túc, hết thảy điều này đều là tiêu chuẩn yêu cầu của vũ trụ mới”. (Giảng Pháp vào ngày Kỷ niệm 20 năm truyền Pháp)

Tóm lại, hậu quả của việc phản bội, dối gạt Sư phụ (gồm cả một số việc nhỏ chúng ta làm một cách không tự biết) sẽ là rất nghiêm trọng. Mặc dù Sư phụ đối với các đệ tử rất từ bi, võng khai nhất diện, nhưng Chính Pháp là vô tình, và tiêu chuẩn để tiến vào vũ trụ mới cũng là vô cùng nghiêm khắc.

“Thời cổ đại, người tu luyện nào bội bạc Sư phụ thì chỉ có thể rơi vào kết cục bị trục xuất khỏi môn phái. Nhưng Đại Pháp từ bi. Cho dù trong tình thế bị bức hại, những người đành trái với lương tâm mà viết bảo “chứng thư”, “tam thư”, “ngũ thư”, cũng vẫn có cơ hội tu luyện lại từ đầu, làm tốt lại từ đầu để bù đắp tổn thất. Nhưng tu luyện lại từ đầu nghĩa là khởi điểm rất thấp, không những chỉ là học viên mới, mà còn mang tội nghiệp phỉ báng Sư phụ, phỉ báng Pháp trước công chúng”. (trích từ bài “Tâng bốc và tự tâm sinh ma” trên Minh Huệ Net)

Không thể can nhiễu việc cứu độ chúng sinh

Tiêu chuẩn này cũng khiến tôi xấu hổ, nghĩ lại, vào mọi thời khắc tôi đã đặt Đại Pháp lên vị trí hàng đầu trong các hạng mục của mình hay chưa? Ví như tôi đã từng bài xích người khác vì tâm tật đố hay chưa? Có hạng mục cứu người trọng đại nào mà tôi hoàn thành theo kiểu đầu voi đuôi chuột không? (chú thích của người dịch: ý là khởi đầu tốt đẹp song lại kết thúc tồi tệ). Khi nhân niệm và tự ngã chiếm thế thượng phong, chúng sẽ can nhiễu đến các hạng mục cứu độ chúng sinh.

Từ các bài kinh văn mới của Sư phụ và các bài viết mà Minh Huệ Net liên tục công bố, cá nhân tôi lý giải rằng, tất cả đều đề cập đến những hiện tượng này, chẳng hạn như dẫn dắt sai đường đối với các học viên mới và các hành động làm nhũng nhiễu hoàn cảnh học Pháp ở địa phương, trào lưu tâng bốc, trường kỳ can nhiễu hoàn cảnh tu luyện của các học viên, những việc này là đang gây trở ngại cho việc cứu người ở một mức độ nhất định, kỳ thực đó thực sự là đang gây can nhiễu đến việc cứu độ chúng sinh.

“ví như, không làm tốt các việc của đệ tử Đại Pháp, không làm việc cứu người, do vậy mà có tâm người thường nặng nề, trường kỳ can nhiễu đến hoàn cảnh tu luyện của học viên; còn có [những người] đi theo kẻ tà ngộ hoặc đặc vụ Trung Cộng ngụy trang thành học viên, và [những người] gây ra can nhiễu nghiêm trọng đến các học viên, thì đều sẽ phải gánh chịu hậu quả trong thực hiện thệ ước. (Hãy tỉnh)

Về lời dạy của Sư phụ, cá nhân tôi lý giải rằng các đệ tử chỉ có thể “trọng chùy chi hạ tri tinh tấn” (diễn nghĩa: Dùi trống đập mạnh mà biết tinh tấn, Cổ lâu, Hồng Ngâm II).

Những lời tôi viết trên đây nghe có vẻ rất nghiêm trọng, nhưng xin các bạn hãy hiểu rằng tôi không có ý nhắm vào một cá nhân cụ thể nào, mà chỉ nhắm vào một số biểu hiện nào đó, chúng ta không được chỉ chọn ra những đoạn Pháp của Sư phụ phù hợp với nhân tâm mình hay khen ngợi chúng ta mà nghe, mà còn phải xét đến sự nghiêm khắc và nghiêm túc của các tiêu chuẩn Chính Pháp, cho đến sự uy nghiêm và thần thánh của Phật Pháp.

Tôi còn có chút thể ngộ, vì hầu hết chúng ta đều là người thân trực hệ của Sư phụ nên chúng ta cũng là “người nhà” của Sư phụ, chỉ bất quá là không phải người nhà ở đời này.

Sư phụ giảng:

“tất cả con người thế gian toàn thế giới đều từng là thân nhân của tôi”. (Giảng Pháp vào Tết Nguyên Tiêu năm 2003)

Vậy thì chúng ta lại càng cần phải từ bi, thiện đãi đồng tu và thế nhân hơn, bởi vì tất cả họ đều là người nhà của Sư phụ, Sư phụ cũng đã dồn cấp vô số phó xuất từ bi cho họ, thái độ của chúng ta đối với thế nhân cũng là thể hiện của lòng kính trọng với Sư phụ.

Trên đây là một chút lý giải của cá nhân, nếu có điều chi không đúng xin các đồng tu từ bi chỉ giúp.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/285896



Ngày đăng: 25-10-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.