Vũ trụ hình thành như thế nào? Con người từ đâu đến? Vũ trụ phải chăng không có biên giới? Ngước nhìn lên bầu trời đầy rẫy các vì tinh tú, biết bao người đã từng tự hỏi bản thân như vậy. Nhưng dù có tra cứu tất cả các sách vở kinh điển vẫn khó có thể tìm được đáp án đầy đủ. Đây đích thị là câu hỏi vĩnh viễn không có lời giải của nhân loại.
Ngành vũ trụ học hiện đại đã đưa ra nhiều giả thuyết về sự hình thành của vũ trụ: từ thuyết Thiên cầu đồng tâm (geocentric – Trái Đất là trung tâm của vũ trụ) đến thuyết Nhật tâm (heliocentric – Mặt Trời là trung tâm của vũ trụ), từ thuyết Vụ nổ lớn (Big bang) đến thuyết Đa vũ trụ (multiverse), những phát hiện mới liên tục phủ định những nhận thức cũ. Phát hiện mới nhất cho thấy, vũ trụ của chúng ta có lẽ chỉ là một trong vô số các vũ trụ đan xen ngang dọc, thế giới ba chiều quen thuộc với chúng ta có lẽ chỉ là một thế giới hư huyễn. Quá khứ, hiện tại, tương lai có lẽ cùng đồng thời tồn tại. Những nghiên cứu phát hiện này đã hoàn toàn lật ngược lại những lý giải hiện hữu về vũ trụ của chúng ta. Trực giác của chúng ta đối với sự vật quen thuộc sao có thể nhận biết sai đến vậy chứ? Những điều quá kinh ngạc này có lẽ sẽ khiến quý vị phải đặt câu hỏi rằng rốt cuộc mức độ đáng tin cậy của những nghiên cứu này ra sao. Loạt bài này sẽ cùng quý khán thính giả tìm hiểu những nghiên cứu phát hiện mới nhất, đồng thời cũng mở ra một cánh cửa mới cho quý vị, biết đâu từ đây quý vị có thể tìm ra được manh mối về vũ trụ chân thực.
Chúng tôi hân hạnh gửi đến quý vị: “Phần 3 - Nhận thức về vũ trụ” của loạt bài “Nhận thức về vũ trụ chân thực.”
Link bài viết:
Phần 1: https://chanhkien.org/2016/07/loat-bai-nhan-thuc-ve-vu-tru-chan-thuc-1-nhan-thuc-ve-khong-gian.html
Phần 2: https://chanhkien.org/2016/10/loat-bai-nhan-thuc-ve-vu-tru-chan-thuc-2-nhan-thuc-ve-thoi-gian.html
Phần 3: https://chanhkien.org/2017/11/loat-bai-nhan-thuc-ve-vu-tru-chan-thuc-3-nhan-thuc-ve-vu-tru.html
Phần 4: https://chanhkien.org/2017/11/loat-bai-nhan-thuc-ve-vu-tru-chan-thuc-4-nhan-thuc-ve-nhan-loai.html