Nguồn gốc của Tôn Ngộ Không và Chính Pháp (2)
Tác giả: Hán Minh
[ChanhKien.org]
Tất cả mọi thứ đều được kiểm soát
Trong tu luyện chúng ta biết rằng văn hóa truyền thống 5.000 năm của Trung Hoa là do Sư phụ dẫn dắt các đệ tử Đại Pháp khai sáng ra, rất nhiều danh nhân thánh hiền nổi tiếng trong lịch sử đều là phân thân của Sư phụ đóng vai, trong đó có vua Nghiêu, vua Thuấn, vua Vũ, điều này được chứng thực trong loạt bài viết có tựa đề “Nhân vật anh hùng thiên cổ” của thời báo Epoch Times. Trong tu luyện tôi hiểu ra rằng không có nhân tố “ngẫu nhiên” tồn tại trong vũ trụ, tất cả đều là trật tự trong hỗn loạn. Pháp khí mà Tôn Ngộ Không sử dụng trong “Tây Du Ký” là Kim Cô bổng (còn gọi là gậy như ý), tiền thân của Pháp khí này chính là Định Hải Thần Châm mà Đại Vũ đã sử dụng để trị thủy.
Từ trong nguyên tác được biết rằng, vài ngày trước khi Tôn Ngộ Không chuẩn bị đến Long cung, cây Thần Châm này đột nhiên tỏa ra màu sắc dị thường, thần khí tràn đầy; và chuyến đi đến Long cung này là chủ ý của bốn con khỉ già ở Hoa Quả Sơn đã đề xuất cho Ngộ Không. Nhưng những con khỉ này từ trước khi Ngộ Không nhảy qua cầu sắt thì ngay cả đến sự tồn tại của Động Thủy Liêm chúng đều không biết, làm sao bây giờ lại biết có đường thông đạo đi dưới nước thông đến Long Cung? Và còn biết rằng có một cây Thần Châm trong Long Cung? Hơn nữa, mỗi lần Ngộ Không gặp phải vấn đề thì chính là bốn con khỉ này có thể giải đáp được? Nếu không có sự tồn tại của “ngẫu nhiên”, liệu đây có phải là có sự điểm hóa của Thần ở đằng sau?
Khi một sinh mệnh được sinh ra, cả đời của anh ta đã đồng thời tồn tại, đối ứng tầng tầng hướng lên trên như thế, tầng trên cùng là có một vị Thần cao hơn đang an bài. Tôi hiểu rằng đây chính là nguyên nhân mà bốn con khỉ có thể hướng dẫn, giải đáp vấn đề cho Ngộ Không, vì đằng sau đó là trí tuệ do Thần cấp, Thần đang điểm hóa. Có lẽ những con khỉ này đều không biết suy nghĩ đó từ đâu ra. Tiền thân của Kim Cô Bổng là Thần Châm được Đại Vũ sử dụng để trị thủy, là có duyên phận như vậy với Ngộ Không. Trong tín tức về nguyên lai của sư tổ Bồ Đề bao gồm Nho gia, Phật gia, Đạo gia, lại là sư phụ thực sự của Ngộ Không. Nguồn gốc của ông cao hơn Phật gia và Đạo gia, lịch sử của sinh mệnh ông vượt qua sự hủy diệt và tái tạo của vũ trụ, vốn có năng lực rất lớn rất vi quan, đều là có nguồn gốc từ Đại Đạo.
Khi Ngộ Không nhảy ra khỏi hòn đá tiên thì bắt đầu dùng đồ ăn thức uống trong Tam Giới, bản tính liền dần dần bị che giấu bởi vật chất của Tam giới, bởi vì một sinh mệnh cao tầng bước vào hạ giới thì phải phù hợp với các yếu tố sinh mệnh của tầng đó. Đây chính là nguyên nhân vì sao mà anh ta tu luyện từ nơi sư tổ Bồ Đề sau khi có được thành tựu rồi thì nảy sinh các chủng tâm chấp trước như tâm hiển thị,v.v.., bởi vì khi tiến nhập xuống hạ giới thì cần khoác lên một lớp “y phục”, thêm một tầng lạp tử thô hơn. Trong tam giới đều bị nhấn chìm bởi loại vật chất tình này, đặc biệt là tầng này của con người, đã có cặp mắt thịt này của con người rồi thì không nhìn thấy chân tướng, giới hạn trong một phạm vi nhỏ hẹp. Chính vì như thế thì mới có thể tu luyện, giống như là một “lò luyện đan”, sử dụng những vật chất xấu này để tu luyện. Nếu coi cơ thể con người là một tiểu vũ trụ, vậy thì trong tu luyện tại xã hội người thường chính là sự đồng thời xuất hiện các vũ trụ khác nhau. Mà nghiệp lực là nạn của chúng sinh trong phạm vi cơ thể chúng ta, hành thiện tích đức chẳng phải tương đương với việc cứu họ và quy chính phạm vi vũ trụ tương ứng sao? Như thế khi những nghiệp lực này phản ánh đến không gian của người thường thì chẳng phải sẽ biểu hiện thành mâu thuẫn hàng ngày của chúng ta sao? Vì vậy xét từ góc độ này, trong cuộc sống hàng ngày, có vô số thành tựu, bổ sung và thiện giải cho nhau đến từ các thiên thể xa xôi khác nhau. Sau khi đề cao trong mâu thuẫn, thì đã quy chính được phạm vi vũ trụ tương ứng, những sinh mệnh đã tạo ra mâu thuẫn cho chúng ta chẳng phải cũng chính là giúp chúng ta sao? Kỳ thực cũng được coi là đã lập được một công trong Chính Pháp, tôi hiểu rằng để thành tựu đệ tử Đại Pháp thì không thể an bài một sinh mệnh đơn thuần nào đó tồn tại, vì vậy cuối cùng trừ những kẻ cặn bã tà ác ra còn tất cả đều có thể được cứu. Đó không phải là cách làm đòi nợ lẫn nhau của cựu thế lực, đó chỉ là biểu hiện bề ngoài, dùng Pháp lý của tầng sâu hơn để đo lường Pháp, kỳ thực là sự hỗ trợ, thiện giải mà Sư phụ muốn.
(Còn tiếp)
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/254588
Ngày đăng: 02-12-2022
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.