Chấp trước vào ăn và ngủ
Tác giả: Tịnh Tâm
[ChanhKien.org]
Tôi là một đệ tử Đại Pháp trẻ tuổi. Mấy hôm trước mẹ tôi mua mấy con cua nhỏ cho tôi ăn. Mẹ nói rằng tuy có hơi nhỏ một chút nhưng “ăn ngon”. Nghe mấy từ “ăn ngon” tôi cảm thấy tôi đã có một nhận thức mới về phương diện tu bỏ cái tâm thích ăn uống. Sư phụ giảng:
“Con người truy cầu những kích thích tâm lý, cái gì thỏa mãn điều ấy thì [đọc]”. (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)
Tôi cảm thấy tâm chấp trước vào việc thích ăn một thứ gì đó thật hoang đường làm sao. Có rất nhiều người lúc thì muốn ăn món này lúc thì muốn ăn món khác, chỉ bất quá là để “ăn ngon”, truy cầu sự kích thích vị giác nhất thời mà thôi…
Ngày nay có rất nhiều món ăn thực sự ngon mà lại rất rẻ, chỉ với vài tệ là đã có thể dễ dàng thỏa mãn cơn thèm ăn của mình rồi. Nhưng Pháp lý của vũ trụ là “bất thất bất đắc”, tại sao loại “sung sướng” này lại đến dễ dàng như vậy? Nó tuyệt đối không phải là điều đơn giản. Chữ “吃” (ngật: ăn) được chia thành hai phần gồm “口” (khẩu: miệng) và “乞” (khất: xin ăn). Tôi nghĩ rằng chẳng phải Sư phụ cũng đã điểm ngộ cho chúng ta điều gì đó thông qua các hình dạng chữ viết sao?
Vấn đề không phải lo không có đồ ăn trong nhà mà lo ăn không hết. Vì vậy rất nhiều lúc tôi sẽ tìm cái cớ cho bản thân, nói rằng tôi muốn dọn sạch những thực phẩm này và không gây lãng phí, ăn một ít không vấn đề gì? Nhưng nếu như thực sự hoàn toàn vì mục đích này cũng tốt, nhưng đối với những thứ tôi không thích ăn hoặc không có hứng thú lắm, tôi thường chọn cách vứt bỏ hoặc để lâu ngày, đối với những thức ăn này đã lãng phí một cách thực sự tôi lại tìm những lý do mới để che đậy chúng, nó đã bộc lộ tôi tinh ranh như thế nào trong cái tâm ăn uống!
Những thứ người ta ăn ngày nay về cơ bản là ăn những gì họ muốn ăn, họ có nhiều thói quen ăn uống không tốt. Tất nhiên những thứ này hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến người tu luyện chân chính, miễn là xuất phát điểm của chúng ta không phải là chấp trước, mà chỉ là để lấp cho đầy bao tử, ăn như thế nào đều không sao hết. Pháp lý của Sư phụ giảng thế này:
“Bởi vì chư vị là một người tu luyện, năng lượng mà tự thân chư vị phát phóng ra, hữu ý [hay] vô ý đều có thể cải biến trạng thái của thân thể, cho nên vẫn là có khác biệt với người thường. Người tu luyện sợ ăn đồ ăn nóng sẽ phát hỏa, thì đó lại là một chấp trước, vả lại cũng không phải chuyện như vậy. Là một người tu luyện thì phải từ trong Pháp mà nhận thức Pháp, phải dùng lý siêu thường để đo lường bản thân. Cho nên chư vị cứ mãi dùng lý của người thường để đo lường bản thân, thì tôi nói rằng điều đó là không đúng, phải vậy không? Đó chính là vấn đề tâm tính. Sợ bị cảm lạnh, bị ho thì đó là một người thường, tôi biết rằng chư vị vẫn chưa tu luyện. Người tu luyện chúng ta, thân thể này cuối cùng đi đến tịnh bạch thể, sau đó ra ngoài tam giới, trở thành một thân thể cấu thành bởi vật chất cao năng lượng, vậy trong quá trình tu luyện chúng ta chẳng phải là cần dùng tiêu chuẩn cao để yêu cầu bản thân sao? Nói rằng trước khi tôi chưa đạt được, thì tôi dùng quan niệm của con người để đo lường để yêu cầu bản thân tôi, vậy thì sẽ vĩnh viễn là con người. Bởi vì chư vị đạt được hay chưa đạt được, [dù] bản thân chư vị không biết, chư vị đều phải dùng tiêu chuẩn cao để yêu cầu bản thân”. (Giảng Pháp tại Pháp hội New Zealand 1999)
Vì vậy không còn nghi ngờ gì nữa, là một đệ tử Đại Pháp chân tu, ăn như thế nào mà không chấp trước thì không thành vấn đề, lo lắng về điều này là biểu hiện của chấp trước và không tín Sư không tín Pháp, điểm mà tôi cũng cần phải tu là về phương diện này. Tuy nhiên, những thói quen ăn uống không tốt đó như ăn quá no, ăn nhiều muối, nhiều đường hoặc thực phẩm biến chất, đối với những người thường và đệ tử Đại Pháp vẫn còn tâm chấp trước, thì điều đó rất nguy hiểm. Có thể cựu thế lực đang mượn điều này, bằng cách phá hủy cơ thể của họ, để cơ thể họ xuất hiện tình trạng bệnh tiểu đường, bệnh dạ dày, táo bón, v.v., nó phá hủy tín tâm của những người tu luyện với tâm chấp trước mạnh mẽ, khiến người thường mắc bệnh, đau đớn và mất hy vọng vào cuộc sống, nghiêm trọng trực tiếp hại chết sinh mệnh của họ, nhằm đạt được mục đích nham hiểm của chúng, đó là đào thải sinh mệnh…
Ví dụ, bà nội của tôi là một đồng tu, nhưng hiện tại việc tu biểu hiện trên bề mặt con người không tốt lắm, có giả tướng nghiệp bệnh “tiểu đường”, thường cảm thấy khó chịu trong người. Khi tôi đến nhà bà, tôi thấy bà ăn các thứ rất không lành mạnh. Nhiều thứ đã hư hỏng cũng ăn, khi xào rau còn cho nhiều muối, bột ngọt và xì dầu. Nấu cháo bát bảo cho tôi ăn, bà lo không ngon thì tôi không ăn, nên muốn thêm đường vào cháo, đột nhiên xúc một thìa lớn đường từ trong lọ, tôi hơi sững sờ khi nhìn thấy thế. Trước đây khi tôi còn nhỏ bà tôi thường cho đường như thế vào cháo của tôi, điều này có hại biết bao nhiêu cho cơ thể của người thường! Nhưng cho nhiều đường như vậy chỉ là để món ăn ngon hơn một chút, tức là để “ăn ngon”, như thế chẳng phải đã hoàn toàn lợi bất cập hại hay sao? Tôi cũng đã thấy các thủ đoạn mà tà ác đang sử dụng trong vấn đề này. Đương nhiên, một đệ tử Đại Pháp chân chính và tinh tấn, nếu thực sự xuất phát từ mục đích không lãng phí thức ăn và để lấp đầy bao tử thì cũng không có gì sai trái, ngược lại là hảo sự để đề cao tâm tính, đó là thể hiện đủ tín Sư tín Pháp và tâm tính đã được đề cao. Nhưng nếu tự mình làm không tốt, lại không chú ý đến đồ ăn lành mạnh, thì điểm khởi đầu là tâm thèm ăn, ham lợi ích, tham lam,… thì tà ác có thể sẽ lợi dụng sơ hở đó, điều này cũng rất nguy hiểm. Người tu luyện cần cố gắng hết sức để duy trì một cuộc sống và thói quen ăn uống bình thường lành mạnh không có chấp trước là được rồi. Nếu không, sẽ giống như người mà Sư phụ đã giảng trong Chuyển Pháp Luân rằng: “Có Lý Sư phụ bảo hộ thì không sợ xe hơi đâm”.
Tôi thường tự nấu ăn ở nhà. Gần đây, tôi về cơ bản không thêm gia vị hoặc thậm chí là muối trong nấu ăn, nhưng điều đó hoàn toàn không ảnh hưởng đến thức ăn của tôi. Kỳ thực tôi thấy rằng hương vị nguyên bản của các nguyên liệu đã ngon rồi, tại sao tôi lại không thể ăn được? Tôi nghĩ rằng các đồng tu có chấp trước về khía cạnh này có thể tự mình thử chút xem sao, đảm bảo rằng sẽ “Liễu ám hoa minh hựu nhất thôn” như Sư phụ đã giảng trong Chuyển Pháp Luân. Quan niệm cho rằng thức ăn cần phải nêm gia vị mới ăn được thực chất là quan niệm của con người đã hình thành từ đời này qua đời khác của chúng ta, thực phẩm nguyên vị nguyên gốc mới là ăn ngon nhất và lành mạnh nhất.
Ở một mức độ nhất định nào đó, khái niệm “dinh dưỡng” của người thường cũng là một quan niệm lệch lạc. Người thường luôn nói ăn thứ này thứ kia rất bổ dưỡng, giải quyết được vấn đề gì, nhưng họ sẽ mắc bệnh gì thì vẫn mắc bệnh đó. Nhiều người không cần ăn bất kỳ thức ăn bổ dưỡng nào mà vẫn sống tốt. Ví dụ như ăn gì để đẹp da, có thực sự đẹp lên chăng? Ăn gì để có thể giảm cân, thực sự giảm cân chăng? Ăn cái gì để có thể thông minh, thực sự thông minh lên chăng? Nghiệp lực của con người ngày nay lớn như thế, làm sao những vấn đề đó có thể tiêu trừ bằng cách ăn một số thức ăn gì đó? Sư phụ giảng:
“Con người hiện nay thành phần đức thì ít, nghiệp lực thì lớn. Vậy nhìn thì không chỉ là người có nghiệp lực, ngay cả bùn, đất cũng có nghiệp lực. Trước đây mọi người biết rằng, ở Trung Quốc, người nông dân đang làm ruộng nếu mà bị đứt tay, lấy một ít bùn đắp lên sẽ khỏi, đắp một ít đất thì sẽ khỏi. Bây giờ chư vị có dám động đến đất không? Chư vị còn chưa động tới mà đã mắc uốn ván rồi!” (Giảng Pháp tại Pháp hội Sydney 1996)
Tôi ngộ ra rằng trước đây những người có nghiệp lực nhỏ ăn một số thứ bổ dưỡng là có thể điều chỉnh cơ thể, nhưng điều đó hoàn toàn không có tác dụng với những người có nghiệp lực lớn hiện nay. Người tu luyện càng không nên chấp trước vào thứ bổ dưỡng gì đó, quá chấp trước vào những thứ này là không tín Sư tín Pháp, đó cũng là “đại lậu” trong tu luyện.
Đôi khi tôi đang ăn thứ gì đó vốn rất dễ khởi lên chấp trước của con người đối với thức ăn, chẳng hạn như khi ăn một số món ăn vặt nhiều muối và nhiều đường, tôi sẽ cố ý phân biệt ra trong tư tưởng loại cảm thụ đó làm cho vị giác kích thích và hưởng thụ. Tôi bèn tự hỏi, chính cảm giác này cũng có thể khiến người thường chấp trước đến vậy sao? Không lún sâu vào trong đó, và hãy thoát ra ngoài để xem xét cảm giác này, thì chính là giống như Sư phụ đã giảng:
“Ngươi nghĩ đi, ta xem ngươi nghĩ”. (Giảng Pháp tại Pháp hội Bắc Mỹ lần đầu 1998)
Từ góc độ của một người đứng ngoài cuộc, tôi xem xét cảm thụ kích thích này rốt cuộc hư ảo đến mức nào, cảm thấy hoàn toàn không đáng để chấp trước vào những thứ này. Theo thời gian, tôi cảm thấy ăn những thứ mà người thường cho là ngon này cũng không hứng thú gì lắm, ít nhất cũng đã loại bỏ được rất nhiều thứ so với trước đây. Sư phụ giảng:
“Con người ở thế gian này họ chỉ là hưởng thụ những cảm thụ được mang đến cho con người trong quá trình sinh sống”. “Con người cảm thấy bản thân đang làm chủ chính mình, và những gì mình muốn làm, kỳ thực đó là thói quen và chấp trước hậu thiên được dưỡng thành trong khi [cảm thấy] ưa thích, đang truy cầu cảm thụ, chỉ là thế mà thôi; còn nhân tố đằng sau vốn thật sự khởi tác dụng rằng muốn làm gì, chính là đang lợi dụng những thứ như thói quen, chấp trước, quan niệm và dục vọng của người ta để khởi tác dụng”. (Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp, Giảng Pháp tại các nơi XI)
Gần đây trước khi học Pháp, tôi cũng đã hình thành một thói quen: Nếu khi học Pháp cần phải đọc Pháp, tôi sẽ đánh răng hoặc súc miệng trước để loại bỏ cặn thức ăn bẩn trong miệng. Nếu không, việc đọc Pháp với những đồ ăn thừa này sẽ là bất kính đối với Sư phụ và Pháp!
Sở thích phổ biến nhất của người thường là ăn và ngủ. Ngủ cũng là một từ thường được nói đến và là một vấn đề lớn của người tu luyện. Tôi nghĩ giấc ngủ cũng có thể hình dung như “ăn ngon”, thứ nhận được là sự thoải mái bề ngoài, nhưng thứ mất đi chính là thời gian vô cùng quý báu của người tu luyện! Người thường nói rằng “thiếu thời gian ngủ thì tinh thần sẽ không tốt”. Đó là quan niệm của người thường, và quan niệm của họ cũng chưa chắc đã đúng đối với người thường. Nhiều người thường ngủ tăng hơn vài tiếng đồng hồ mỗi ngày mà vẫn mệt rã rời như thường. Hơn nữa cái lý của người tu luyện chúng ta và người thường là trái ngược nhau. Thường là ngủ càng nhiều càng muốn ngủ, bởi vì ngủ càng nhiều càng thỏa mãn những sinh mệnh tà ác đó, và những sinh mệnh tà ác đó sẽ càng khởi tác dụng hơn (không phải chỉ bản thân giấc ngủ, mà là những sinh mệnh thông qua ý đồ làm chúng ta ngủ để can nhiễu đến tu luyện của chúng ta). Tôi cho rằng buồn ngủ cũng là một loại khổ, và loại khổ này có thể giống như sinh lão bệnh tử, lạnh nóng mệt mỏi. Đó là cái khổ mà con người và người tu luyện khi còn ở tầng thứ nào đó nhất thiết phải chịu đựng, việc phải chọn cách xử lý nào, chẳng hạn như buồn ngủ thì phải tìm cách để tránh, cũng chỉ là chuyển đổi hoặc chuyển hóa mà thôi, nó kỳ thực là một cơ hội để tiêu nghiệp. Tất nhiên, đây là thể ngộ của cá nhân tôi ở giai đoạn hiện tại, không nhất định chính xác. Sau khi vượt qua nỗi thống khổ mệt mỏi của cơn buồn ngủ, thì ngược lại tinh thần nhanh chóng khởi lên, không cần ngủ cũng tràn đầy sinh lực, còn có thể làm được nhiều việc hơn.
Trạng thái phờ phạc thường bị nhầm cho là ngủ quá ít. Nhưng thông qua học Pháp, tôi phát hiện ra rằng kỳ thực không phải, mà ngược lại đó là ma tính! Trong Pháp của Sư phụ cũng đã giảng như thế này:
“Đệ tử: Con gần đây buồn bã ủ rũ, làm việc không khởi được tinh thần, có phải tính ỳ không?
Sư phụ: Hãy tinh tấn! Khởi tinh thần lên! Tôi nói với mọi người, đây cũng là một loại biểu hiện của ma tính. Đây là do nghiệp lực tư tưởng tạo thành, nó chính là khiến chư vị rơi vào trạng thái như vậy mà không tiến lên được. Từ trong Pháp lý mà nhận thức Pháp, thật sự tinh tấn thì có thể vượt qua được”. (Giảng Pháp tại Pháp hội New Zealand [1999])
Sư phụ giảng:
“Có người nói, tôi cứ luyện công là ngủ. Đó cũng là thứ mà ý chí của bản thân chư vị phải khắc phục, mặc dù nó không phải là ma, nhưng chúng nó có thể khởi tác dụng của ma đối với người tu luyện. Nếu chư vị không xung phá được nó, thì nó sẽ khởi tác dụng đối với chư vị”. (Giảng Pháp tại Pháp hội Thụy Sỹ [1998])
Sư phụ giảng:
“Nhưng mà là một người tu luyện mà giảng, đang tu luyện mà chư vị ngủ, vậy thì nó có thể là khởi một loại tác dụng của ma, không cho chư vị tu luyện. Bản thân nó không phải là ma, nhưng nó có thể khởi được một loại tác dụng như vậy. Nhưng nếu ngược lại mà giảng nó lại có tác dụng vì để gia cường ý chí của chư vị mà khởi tác dụng, ý chí ấy chư vị không tự mình mà tu sao? Cần gia cường ý chí của mình, khắc chế nó chính là gia cường ý chí, cũng là tu. Lúc luyện công mà buồn ngủ thì bản thân nó cũng là do nghiệp tư tưởng khởi tác dụng”. (Giảng Pháp tại buổi toạ đàm ở New York, Giảng Pháp tại Pháp hội Mỹ quốc [1997])
Sư phụ giảng:
“Học Pháp là ngủ, đọc sách là ngủ, luyện công chư vị cũng ngủ, rốt cuộc ngay cả những điều ở thời kỳ đầu nhất vẫn chưa vượt qua, đây là [vấn đề] ý chí! Như mọi người biết, chư vị trong tu luyện thì không chỉ là bất kể nhân tố nào cấu thành nên con người đều không để chư vị thoát ly con người, mà bất kể thứ gì cấu thành nên hoàn cảnh con người cũng không để chư vị ly khai, cái gì chư vị cũng phải đột phá, ma nạn nào cũng phải vượt qua. Biểu hiện lớn nhất là chúng tạo thống khổ cho chư vị. Nhưng thống khổ có các hình thức khác nhau, ngủ cũng là một loại”. (Giảng Pháp tại Pháp hội các phụ đạo viên ở Trường Xuân [1998])
Đối với tôi mà nói, ba năm cấp ba bài vở rất nặng nề, tôi thường cảm thấy bận rộn và mệt mỏi hơn, tôi muốn ngủ một giấc và có một giấc mơ để thư giãn. Tôi khao khát cảm giác an dật chìm vào giấc ngủ khi mệt mỏi. Đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ của nó và thấy rằng nguyên nhân là do trốn tránh thực tế và không muốn chịu đựng gian khổ mà tạo thành. Ngoài ra còn chấp trước vào giấc mơ, bởi vì trong giấc mơ là huyền ảo mơ hồ ở không gian khác, không có cảm giác áp lực và thiết thực như hiện thực, rất nhiều tình tiết trong giấc mơ đều liên quan đến cái tình mà mình chưa tu bỏ trong hiện thực, và tôi không chỉ không ý thức được tính nghiêm trọng của cái tình này, mà còn muốn thỏa mãn dục vọng giả tạo của bản thân qua giấc mộng.
Hơn nữa còn bởi khéo lừa dối, tự mình dối mình, thường nghĩ rằng: Mình sẽ ngủ trong vài phút. Nhưng thường là mười lần nghĩ như thế thì chín lần hoàn toàn ngủ quá giờ, ngủ mê man hơn mấy tiếng đồng hồ. Sau đó thường là vì kế hoạch sẽ bị đảo lộn nên gây ra rất nhiều phiền toái trong người thường. Học tập quá bận không phải là lý do của tôi mà vì học tập quá bận nên càng phải sắp xếp thời gian chứ!
Tôi nghĩ rằng ngủ cũng giống như ăn, nó mang lại cho bạn cái gọi là cảm giác thoải mái nhất thời, nhưng lại phải đổi một cái giá lớn hơn. Cái giá này không hề đơn giản, nó thực sự rất lớn. Đầu tiên là thời gian, nói chung tôi có thể học được bao nhiêu nếu dùng mấy tiếng đồng hồ ngủ đó để học Pháp? Nhưng lại dùng để ngủ, thật đáng tiếc biết bao! Cho dù là mấy chục phút, cũng có thể phát chính niệm hoặc luyện một vài bài công pháp. Thứ hai là nó có thể dễ dàng phá hỏng nhiều thứ mà bạn vốn đã dự tính ban đầu! Mỗi đệ tử Đại Pháp chân tu đều có thời gian rất eo hẹp và rất bận rộn, đôi khi một vài phút cũng rất quan trọng. Thực sự có thể làm mọi thứ cần làm theo cách từng bước như vậy, hãy ở trong Pháp để có thể phát huy tác dụng của các lạp tử Đại Pháp của chúng ta trong việc chứng thực Pháp liên tục. Nhưng trên thực tế, chúng ta thường bị tà ác can nhiễu và phá hoại do thiếu ý chí và thiếu tinh tấn, dẫn đến việc sắp xếp thời gian thường ngày luôn ở thế bị động, thời gian vốn đã eo hẹp lại càng eo hẹp hơn, nhiều việc đáng ra phải làm đã không làm được.
Và chấp trước vào giấc ngủ chính là một công cụ nham hiểm và được che giấu để tà ác phá hoại trật tự cuộc sống bình thường của chúng ta. Và để đạt được ý đồ đó, nó tìm ra một lý do rất xảo quyệt. Biểu hiện bề ngoài là đường đường chính chính, chẳng hạn như quá buồn ngủ, không học Pháp tốt được đâu, không làm việc tốt được đâu, cảm thấy người khác thường nói rằng mình quá mệt mỏi, thực sự có cần nghỉ ngơi không. Thỉnh thoảng ngủ một lúc thì không có gì sai. Đây kỳ thực là biểu hiện của việc không coi trọng đến quan nạn, thiếu chủ kiến chính niệm của bản thân, coi ma nạn là lớn. Bây giờ tôi thấy rằng việc tìm kiếm lý do cũng là một loại tâm chấp trước rất mạnh. Nếu thực sự muốn làm điều gì đó, thì sẽ không nghĩ đến vấn đề như vậy, sẽ chỉ nghĩ rằng vì muốn làm điều này, làm sao tôi có thể vượt qua khó nạn này, chẳng nhẽ vì có khó nạn này mà không làm, đây chính là vì chuyện nhỏ mà bỏ việc lớn! Từ trong Pháp tôi ngộ ra rằng nếu đồng thời thực sự có thể chú ý và nghiêm túc đối đãi những khổ nạn mà bản thân gặp phải, có ý chí thực sự muốn vượt qua ma nạn, đồng thời có thể xem nhẹ khổ nạn của bản thân, thì chúng ta nhất định sẽ có thể vượt qua quan này, thông thường là do chúng ta không coi trọng lắm đến nó, cảm thấy vượt qua hay không đều không có vấn đề gì, nó sẽ sinh ra trạng thái tiêu cực mà không muốn đối mặt trực tiếp, chúng ta không có đủ tâm và chính niệm muốn giải quyết vấn đề, còn xem ma nạn của bản thân là quá lớn nên không thể làm tốt, gây ra hối tiếc.
Việc ăn và ngủ thường trực tiếp can nhiễu đến việc tu luyện của tôi. Ví dụ khi học Pháp, tôi nghĩ: nán lại để ăn chút gì đã. Khi học Pháp thì bị niệm đầu này can nhiễu, khiến rất khó tập trung. Tất nhiên tôi không cần nói nhiều đến sự can nhiễu của loại vật chất buồn ngủ này đối với việc học Pháp, mọi đệ tử Đại Pháp đều cần phải trải qua. Khi phát chính niệm lúc 12 giờ, đôi khi sẽ có cách nghĩ thấp kém như thế này: phát chính niệm xong là mình có thể ngủ. Khi phát chính niệm, thì tôi mang niệm đầu này một cách cố ý hay vô ý mà phát.
Sư phụ giảng:
“Có hoà thượng ở đó [vừa] niệm kinh, vừa nghĩ trong tâm: ‘Khai quang xong [người ta] đưa mình bao nhiêu tiền nhỉ.’ Hoặc là vừa niệm kinh vừa nghĩ: ‘Người kia xử tệ với mình quá’”. (Bài giảng thứ năm, Chuyển Pháp Luân)
Phát chính niệm mà xuất một niệm đầu như thế liệu có thể thực sự khởi tác dụng không? Chẳng phải nhầy nhụa và dơ bẩn sao?
Tôi cho rằng vượt qua dục vọng đối với ăn và ngủ cũng là vượt quan. Tâm sợ khổ cực, tâm lười biếng, tâm cầu an dật, tâm giảo hoạt, đều thể hiện trong đó, đều đang chờ chúng ta tu bỏ! Từ góc độ tu luyện mà xét, đây vốn là những cơ duyên tu luyện vô cùng trân quý, chịu đựng thống khổ một khắc thì cũng có thể tiêu nghiệp, đề cao tâm tính, phát huy tác dụng chứng thực Pháp nhiều hơn, nhưng nếu làm không tốt sẽ mang đến ảnh hưởng nghiêm trọng. Ăn và ngủ, “hưởng thụ” càng nhiều cũng chỉ là “ăn ngon”, cũng không đắc được gì cả. Không cầu những cảm giác an dật hư huyễn này, thì không chỉ có thể tránh được những hậu quả nghiêm trọng đó mà còn có thể làm nhiều việc hơn nữa để chứng thực Pháp, điều quan trọng nhất là còn có thể đề cao tâm tính và nâng cao khả năng chịu khổ.
Sư phụ giảng:
“Chịu khổ chịu nạn là cơ hội rất tốt để tiêu trừ nghiệp lực, tiêu trừ tội lỗi, tịnh hoá nhân thể, đề cao cảnh giới tư tưởng, và thăng hoa tầng thứ; đó là việc rất tốt; Pháp lý chân chính là như vậy”. (Càng về cuối càng tinh tấn, Tinh Tấn Yếu Chỉ III)
Chúng ta nhất định phải chịu được những thống khổ do ăn và ngủ gây ra, nhưng nói thì dễ còn thực hiện thì quả thực là phải trải qua một quá trình gian khổ, nếu bảo là nhẹ nhàng thì khẳng định đó là việc không hề nhẹ nhàng. Nhưng khổ tận cam lai, đoạn quá trình này nhất thiết phải trải qua, chúng ta không nên lãng phí thời gian nữa.
Tuy nhiên, chúng ta không thể đi đến cực đoan ở phương diện này, ăn và ngủ bình thường là điều chắc chắn phải làm. Nhưng đối đãi với nó cụ thể thế nào, nên đặt sự tu luyện của mình lên vị trí thứ nhất, chủ yếu lựa chọn dựa trên tình huống tu luyện cụ thể của bản thân, nhất thiết không được để dục vọng và chấp trước chi phối!
Trên đây là thể ngộ nông cạn của tầng thứ cá nhân, vấn đề cụ thể xin các đồng tu hãy dĩ Pháp vi Sư. Có chỗ nào không ở trong Pháp xin các đồng tu từ bi chỉ bảo. Hợp thập!
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/271498
Ngày đăng: 30-12-2021
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.