Đọc lại chuyện Hằng Nga bay lên cung trăng, nhận thức lại mới về Thần thoại
Bài viết của đệ tử Đại Pháp
Khi còn nhỏ, tủ sách của tôi rất nghèo nàn. Vô tình nhìn thấy truyện thần thoại Trung Quốc được viết vào những năm 50, chúng như đã đưa tôi vào một thế giới mới. Thế nhưng tôi cứ mãi xem chúng là những chuyện huyền thoại cho tới khi tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.
Từ góc độ của đệ tử Đại Pháp mà đọc những thần thoại này, những câu chuyện thì vẫn là câu chuyện, nhưng tôi không phải là tôi ban đầu nữa. Là một người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp biết được chân tướng vũ trụ, đả khai các tình tiết trên bề mặt, tôi đã nhìn thấy được sự thật đằng sau của các thần thoại.
Nhiều hơn thế, tôi còn cảm thụ được một loại thần thoại khác, đó là thần thoại dành cho người tương lai: Tôi tự hào khi được viết lên Thần thoại cho người tương lai, thần thoại về bản thân, về tất cả các Đệ tử Đại Pháp khác, vốn có thể khiến cho các Thần thoại trong quá khứ trở nên bị lu mờ thất sắc. Chúng ta đang định nghĩa thần thoại lại từ đầu, chúng ta đang nói với thế nhân thần thoại là gì.
Trước đây, con người giải thích thần thoại thông thường xuất phát từ một loại tưởng tượng trong mê và từ tính hiếu kỳ tự nhiên mà giải thích. Người không tin vào Thần đàm luận Thần tích thì ngay từ đầu sẽ từ cơ sở vô Thần luận nói chúng không tồn tại, vì thế khi đọc sẽ xem chúng như những chuyện không thể xảy ra. Bao nhiêu năm nay, chúng ta thông thường đều dùng loại quan niệm sai lầm này để đọc thần thoại.
Từ khi chúng ta minh bạch được Thần là sinh mệnh cao tầng, chuyện thần thoại hoặc những câu chuyện liên quan đến Thần đều trở nên rất thần thánh và thù thắng. Sự vĩ đại của Phật Pháp thần thông cũng có thể thể hiện ở bất cứ đâu trong thần thoại. Chúng ta hoàn toàn có thể lý giải.
Lấy chuyện Hằng Nga bay lên cung trăng làm ví dụ. Câu chuyện này có rất nhiều phiên bản. Nhân vật Hằng Nga và Hậu Nghệ khi thì tốt khi thì xấu, chính phản đều đủ cả. Có thể thấy rằng qua nhiều năm lưu truyền, câu chuyện đã bị thêm vào bản sắc địa phương cho tới các sắc thái tình cảm con người. Thế nhưng, câu chuyện vẫn có những điểm tương đồng sau đây: “Từ sau khi khai thiên tịch địa thì có mười mặt trời, sau đó bị Nghệ giỏi cung pháp bắn rớt chín cái, cuối cùng còn một.” (‘Tây Du Ký’) “Nghệ xin thuốc bất tử của Tây Vương Mẫu, Hằng Nga lấy trộm bay lên mặt trăng” (“Sưu Thần Ký”) Do trên trời từng xuất hiện chín mặt trời, nên đất đai khô hạn, cỏ cây héo úa, vạn vật lầm than; Hậu Nghệ bắn hạ chín mặt trời; Hằng Nga từ từ bay lên trời, từ đó có chuyện Hằng Nga bay lên cung trăng.
Lịch sử tu luyện uyên nguyên lưu truyền, Thích Ca Mâu Ni nói Ông đã tu thành đắc Đạo từ hằng bao nhiêu ức kiếp. Trước Ông còn có bảy vị Phật nguyên thủy. Hằng Nga phải chăng là đại biểu cho một kiểu người tu luyện nào đó thời ấy? Ở thời điểm ngay trước lúc bà tu luyện đắc đạo, thì trời cho thấy hiện tượng dị thường: 10 mặt trời đồng thời treo trên không trung, sau đó bầu trời khôi phục lại trạng thái bình thường, chỉ còn lại một mặt trời, thì Hằng Nga bay cao lên không trung? Kỳ thực “trời” đó theo lý giải của tôi, là vật chất vi lạp hơn, tức không gian khác, chỉ là do người thường ở không gian này không lý giải được, nên cho rằng bà bay lên mặt trăng. Đây chính là vì sao phi thuyền vũ trụ bay đến mặt trăng thì không thấy tung tích của Hằng Nga đâu hết. Sư Phụ Lý Hồng Chí đã từng giảng tới “Thiên” trong các bài giảng Pháp của Ngài.
Trong một thời kỳ nhất định của lịch sử, bản tính của con người vẫn còn giữ được rất tốt, cũng tin vào sự tồn tại của sinh mệnh cao cấp hơn, và tôn trọng họ, vậy thì người ở trạng thái đó sẽ được phép nhìn thấy một số Thần tích. Sau này, nhân tâm dần dần biến dị, không còn tin Thần nữa, rồi đến bất kính, kết quả là không còn nhìn thấy gì nữa. Trong kinh văn “Giảng Pháp tại Pháp hội Thụy Sỹ [1998]”, Sư Phụ giảng: “Người ta nhìn không thấy, không tiếp xúc được nên cũng không tin nữa. Càng không tin thì lại càng không cho con người biết được chân tướng, là vì nhân loại đã trở nên ngu xuẩn. Kỳ thực việc không tin của nhân loại cũng đã được an bài.” “Vì con người có các loại chướng ngại, có chướng ngại về tư tưởng [nên] không tin, họ không dám bước đi mà làm, họ cảm thấy không có ý nghĩa gì, nên cũng không thấy được sự tồn tại chân thực của chúng.”
Còn về việc Hằng Nga bay lên, nên là rất dễ để lý giải, rằng người đó luyện công đến đại chu thiên thông rồi, nên càng có thể tiến nhập vào trạng thái “Bạch nhật phi thăng”. Trong “Chuyển Pháp Luân” Sư Phụ giảng:
“Thực ra tôi nói với mọi người, hễ đại chu thiên [khai] thông một cái là cá nhân ấy có thể [bay] lên không trung, đơn giản vậy thôi.”
Các đệ tử Đại Pháp trên toàn thế giới đã có rất nhiều người từng thể nghiệm cảm giác bay lên. Một vị học viên Đài Loan là Hồng tiên sinh đã miêu tả trải nghiệm của bản thân mình như thế này: “Nghĩ lại tháng 7/1997 tự mình thể nghiệm được cảm giác bạch nhật phi thăng là hết sức thực tại: Mùa hè năm đó tôi dành một lần cuối tuần chơi với bọn trẻ đang nghỉ hè, đến sân bóng của công ty Núi Dương Minh đánh golf, hôm ấy tôi không thuê người phục vụ (Caddy), tự mình mang đồ chơi golf. Sau khi đánh xong lỗ thứ 7, vì tôi đưa bóng vào lỗ trước, nên vác gậy đi trước. Khi lên bục đánh lỗ thứ 8(so với lỗ thứ 7 thì cao hơn 1 tầng nữa), không được báo trước chút nào, xương cụt hơi ngứa một cái, thì đầu tiên cái gậy vác trên vai mất đi trọng lượng trước, sau đó toàn bộ thân thể bay lên, nhẹ nhàng bay lên bục phát bóng của lỗ thứ 8, cảm thấy hết sức mỹ diệu. Tôi hoàn toàn có thể thể được là lực mà đặc tính vũ trụ ước chế mình không còn nữa.” Khi Sư Phụ Lý giảng Pháp, từng có đệ tử hỏi, nói rằng bản thân mình đã bay lên, hỏi nên bay như thế nào cho thích hợp.
Còn nếu chú ý một chút về những tin tức gần đây, không khó để phát hiện giới tự nhiên xuất hiện rất nhiều cảnh tượng. Xin được trích ra một số hiện tượng liên quan đến Mặt trời như sau: Minh Huệ Net đưa tin, ngày 21/4 năm ngoái Pháp Luân xuất hiện ở thành phố Duy Phường, Sơn Đông. Tân Hoa Xã ở Lhasa đã đưa tin “Trên bầu trời Lhasa xuất hiện kỳ quan khí tượng đôi vòng tròn mặt trời hiếm có. Ngày 9/5 “Báo sớm Thành phố” đưa tin “Ngày hôm qua Mặt trời đeo ‘vòng hoa’, trên bầu trời Trịnh Châu xuất hiện hiện tượng kỳ dị.”
Một điều có liên hệ với việc bay lên trời là hình thức viên mãn của Đệ tử Đại Pháp. Trong kinh văn “Giảng Pháp tại Pháp hội Thụy Sỹ [1998]”, Sư Phụ giảng:
“Đạo gia còn một loại hình thức gọi là “bạch nhật phi thăng”. Bạch nhật phi thăng chính là thân thể của họ hoàn toàn tu xong rồi, tại thế gian trước khi tu viên mãn họ cũng đã hoàn thành các nguyện rồi, không còn việc gì [cần phải] làm nữa, cũng nên đi rồi. Lúc này gọi là “Thiên môn khai”, cũng chính là cánh cổng lớn của Tam Giới mở ra. Sau đó có [trường hợp] thì xuất hiện Thiên thần đến tiếp họ, hoặc là có rồng, hoặc là có hạc v.v., họ ngồi lên trên rồi bay đi, hoặc có chiếc thiên xa đến rước họ. Loại sự tình này vào thời cổ đại là hết sức nhiều, cũng có [hình thức] bạch nhật phi thăng như thế này. [Trong] môn này của chúng ta, [với những ai] sẽ đến thế giới Pháp Luân, tôi muốn chọn dùng biện pháp này – bạch nhật phi thăng.”
“Nói cách khác, lúc viên mãn tự có biện pháp viên mãn [thích hợp]. Nhưng chúng ta lần này viên mãn, tôi bảo chư vị, nhiều người như vậy, tôi nhất định sẽ lưu lại cho những người không tin một lần giáo huấn sâu sắc. Vậy nên tương lai đệ tử của tôi viên mãn, rất có thể sẽ là một cảnh tượng hùng tráng mà xã hội loài người vĩnh viễn khó có thể quên.”
Đây đúng là thần thoại trong thần thoại rồi! Sự huy hoàng của nó không phải là điều mà ngôn ngữ của con người có thể miêu tả. Sự xung kích đối với nhân tâm người ta sẽ là rất chấn động. Con người ơi, hãy nhận thức lại mới về Thần thoại, sau đó nắm lấy cơ duyên mà liễu giải ý nghĩa của sự hồng truyền của Pháp Luân Đại Pháp đối với mỗi sinh mệnh.
Dịch từ: https://www.pureinsight.org/node/7460
Ngày đăng: 05-10-2019
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.