“Triển lãm mỹ thuật quốc tế Chân-Thiện-Nhẫn” ở quãng trường Federation, Melbourne
[ChanhKien.org]
Trong vòng 10 ngày từ 09 đến 19 tháng 01 năm 2015, cuộc “Triển lãm mỹ thuật quốc tế Chân-Thiện-Nhẫn” đã diễn ra tại trung tâm triển lãm Atrium, quảng trường Federtion, thành phố Melbourne, Úc.
Năm nay “Triển lãm mỹ thuật quốc tế Chân-Thiện-Nhẫn” trưng bày 40 bức tranh sơn dầu, đây là những tác phẩm hội họa do các học viên Pháp Luân Công sáng tác với các chủ đề và bối cảnh khác nhau, trong đó phần lớn biểu đạt những quan niệm truyền thống của Trung Quốc về “thiên nhân hợp nhất” (người và Trời cùng hòa hợp), ca tụng Thần Phật, và sự kiên định của người tu luyện Đại Pháp trong hoàn cảnh bị bức hại. Thông qua tu luyện, những họa sĩ này đã lĩnh hội được chân lý của vũ trụ và ý nghĩa của nhân sinh, họ đã dùng hình thức nghệ thuật để biểu đạt điều đó một cách sinh động. Những tác phẩm đó mang theo vẻ đẹp tinh thần cùng năng lượng ôn hòa và kiên nhẫn của bản thân các nghệ thuật gia.
Các tác phẩm tại triển lãm được phân thành bảy chủ đề khác nhau, thông qua các kỹ thuật hội họa tả thực chính thống, các tác phẩm đã biểu hiện ra sự trong sáng, thuần chính, và cái thiện vốn có của nghệ thuật.
Trung tâm nghệ thuật Atrium, quãng trường Federation
“Triển lãm mỹ thuật quốc tế Chân-Thiện-Nhẫn” năm nay là năm thứ tư liên tục diễn ra tại trung tâm triển lãm Atrium, quảng trường Federation. Quảng trường Federation là tòa kiến trúc độc đáo của trung tâm thành phố Melbourne, và cũng là nơi công cộng để mọi người tập trung hội họp giao lưu văn hóa. Nơi đây luôn có du khách đến tham quan. Khu triển lãm có diện tích rộng rãi và yên tĩnh, tạo điều kiện cho khách tham quan có thể tập trung tinh thần để thưởng thức các tác phẩm.
Trung tâm triển lãm mở cửa suốt 24 tiếng, ngày diễn ra khai mạc triển lãm đã có hàng trăm lượt khách tham quan. Bà Janine Rankin – người tổ chức điều phối trong ba năm liên tiếp – đã để ý và phát hiện ra điểm đặc biệt của năm nay.
Bà chia sẻ: “Năm nay có rất nhiều phản hồi từ khách tham quan bày tỏ sự đồng cảm với những bức tranh. Họ thật sự cảm thấy năng lượng phát ra từ những tác phẩm. Có người đã viết trong sổ lưu niệm rằng ‘chúng tôi đã tìm thấy ý nghĩa nhân sinh và cảm hứng cho cuộc sống’. Đây là điều chưa từng có trong những năm trước. Năm nay tôi nhận thấy rằng sự gián cách đã mất đi, và mọi người đã thật sự cảm thụ được những bức tranh, kết nối tâm linh nhiều hơn. Thông qua triển lãm, họ muốn hiểu sâu hơn nội hàm về mặt tinh thần của Pháp Luân Công”.
Triển lãm bắt đầu mở cửa từ hôm thứ Sáu (ngày 09 tháng 01), triển lãm mới khai mạc đã nhận được sự hoan nghênh của đông đảo công chúng. Tối cùng ngày, có hai nữ nghệ sĩ đã dẫn theo một đoàn 30 người yêu nghệ thuật đến tham quan triển lãm Chân-Thiện-Nhẫn. Họ cho biết, muốn thông qua triển lãm này để tìm hiểu thêm thông tin về Pháp Luân Công cũng như ý nghĩa tinh thần của môn tập. Bà Rankin đã dẫn họ đi xem và giải thích ý nghĩa sâu xa của từng tác phẩm.
Ngoài ra còn có một nhóm 25 du khách Trung Quốc đến xem tất cả các tác phẩm.
Bà Rankin cho biết có nhiều người sau khi xem triển lãm xong đã đến thẳng quầy lễ tân để ký tên thỉnh nguyện ủng hộ học viên Pháp Luân Công phản bức hại.
Bà kể: “Họ vô cùng cảm động khi xem các bức tranh, một phụ nữ đã bật khóc, cô nói rằng cô rất cảm động về các tác phẩm và câu chuyện phía sau các tác phẩm đó, cô cảm thấy tinh thần được nâng cao lên với nhận thức mới sau khi xem. Người ta đang tìm kiếm, họ biết điều bản thân mình đang tìm kiếm và mong cầu đã đến rồi”.
Làm một người điều phối, bà Rankin cảm nhận sâu sắc rằng “Những tác phẩm mỹ thuật thật sự biết nói chuyện, chúng đã khai mở cánh cửa lớn trong tâm người ta, làm cho người ta nghe thấy điều trước đây họ chưa nghe được cũng như chưa ý thức được”.
Dịch từ: http://news.zhengjian.org/2015/01/18/24473.“真善忍国际美展”墨尔本联邦广场展出.html
Ngày đăng: 15-02-2015
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.