Mạn đàm văn hóa Trung Hoa (1): Tìm hiểu «Liêu Trai Chí Dị»



Tác giả: Tô Tỉnh

[Chanhkien.org] Tiểu thuyết Trung Quốc có lịch sử đã lâu đời, trải qua truyền kỳ [1] thời nhà Đường, thoại bản [2] thời Tống-Nguyên, cho đến thời kỳ Minh-Thanh thì càng thêm hoàn thiện, tươi thắm lộng lẫy, trở thành thể loại văn học sáng chói nhất lúc bấy giờ, cũng xuất hiện nhiều tác phẩm đời sau khó bì: «Hồng Lâu Mộng», «Tây Du Ký», «Tam Quốc Diễn Nghĩa», «Thủy Hử truyện» chính là những đại diện kiệt xuất nhất, đại biểu cho thành tựu văn học cao nhất thời đó. Trong lịch sử thường dùng cách đặt tên “tứ mệnh danh”, như là “thư pháp Tống tứ gia” (bốn nhà thư pháp thời Tống), “hội họa Nam Tống tứ đại gia” (bốn nhà hội họa lớn thời Nam Tống), “Nguyên đại tứ gia” (bốn nhà đời Nguyên), “Minh đại tứ gia” (bốn nhà đời Minh), v.v., thật ra điều này không phải là trùng hợp, thường thường là lịch sử cố ý an bài. Tứ đại danh tác, nội hàm thâm thúy, nghệ thuật cao siêu, đã trở thành mẫu mực cho văn học xưa. Càng chủ yếu chính là đặt định truyền thống văn hóa, khiến lý niệm của văn hóa truyền thống thấm sâu vào nhân tâm, tạo bước đệm cho Đại Pháp hồng truyền hôm nay.

«Liêu Trai Chí Dị» cũng là tác phẩm xuất hiện lúc này, được xưng là tập hợp của tiểu thuyết văn ngôn [3], là vương trong thể loại truyện ngắn ở Trung Quốc.

Tác giả Bồ Tùng Linh, tự Lưu Tiên, hiệu Liễu Tuyền, sinh ra trong một gia đình nhà Nho kiêm thương nhân đã suy tàn. Mười chín tuổi đi thi, ông liên tiếp thi đậu hạng nhất của huyện, phủ, đạo, nổi danh một thời. Nhưng sau đó nhiều lần thi mà không đậu, mãi đến năm 71 tuổi, ông mới được bổ nhiệm làm cống sinh. Do cuộc sống bức bách, ngoài nhận lời mời của tri huyện huyện Bảo Ứng là Tôn Huệ, cũng là người cùng quê, ông chủ yếu ở huyện nhà mở lớp dạy học, mưu sinh trên ngòi bút, gần 42 năm, cho đến 70 tuổi mới lui về quê ở ẩn. Sáu năm sau ông qua đời, để lại tập truyện ngắn văn ngôn nổi tiếng «Liêu Trai Chí Dị»; ngoài tác phẩm này, ông còn rất nhiều tác phẩm thơ văn khác.

«Liêu Trai Chí Dị» là tác phẩm tiêu biểu của ông, được người đời sau đánh giá rất cao, người đời sau cũng xếp nó vào hàng kiệt tác của văn học cổ điển của Trung Quốc, sánh ngang tầm với tứ đại danh tác, “một kiệt tác của tiểu thuyết văn ngôn”. Toàn thư có 491 thiên, bao gồm tiểu phẩm văn xuôi, cố sự ngụ ngôn, tiểu thuyết chí quái, loại này là nhiều nhất. Tiểu thuyết thông qua miêu tả yêu ma hồ mị để ẩn dụ phản ánh hiện thực cuộc sống, miêu tả rất nhiều câu chuyện ái tình xúc động lòng người. Ví dụ như «Anh Ninh» ghi lại câu chuyện tình yêu của Hồ nữ cùng Vương Sinh, miêu tả một hình tượng nữ tính hoàn mỹ, hồn nhiên hoạt bát, xinh đẹp thuần khiết. «Hương Ngọc» ghi lại chuyện tình giữa Hoàng Sinh và Hoa Mẫu Đơn, câu chuyện khúc chiết triền miên, biểu hiện đúng như tác giả nói “tình chi chí giả, quỷ thần khả thông” (tình cảm lên tới tột đỉnh, quỷ thần cũng phải cảm thông). «Tiểu Tạ» ghi lại câu chuyện của Đào Sinh với nữ quỷ Thu Dung, Tiểu Tạ.

Tất cả những truyện ngắn này đều có tình tiết khúc chiết hấp dẫn, khi bổng khi trầm, có sức hấp dẫn, cá tính nhân vật tươi sáng rõ nét, ngôn từ thực tế ngắn gọn nhưng sinh động, càng khiến người ta khen ngợi. Dù là tự sự, tả người, tả cảnh, văn từ đều tinh mỹ tuyệt luân. Chẳng hạn, “trước cửa đầy tơ liễu, trong tường đào hạnh dày, ở giữa trồng hàng trúc, chim rừng uốn nhành cây”; “sau cửa đường đá trắng, hai bên trồng hoa hồng, từng cánh rủ xuống thềm. Quanh co ở đầu Tây, lại mở ra một cửa, đậu dưa leo đầy đình.” Ngôn từ cô đọng như thơ, thanh tân như vẽ, người đời sau khen “tiếng chim có thể nghe, hương hoa như ở mũi, văn chương thật tinh xảo, khiến lòng người khoáng đãng tươi vui.”

Đương nhiên, tất cả những điều này chỉ là biểu tượng bề ngoài, dụng ý lưu lại nó không phải nằm ở đây. Trong tiến trình lịch sử của nhân loại, chư Thần đã khai sáng văn hóa Thần truyền, đồng thời tích lũy lý niệm chính thống, nhưng cựu thế lực cũng an bài một bộ các thứ. Tại thời đầu văn minh lần này, thời điểm thiết lập văn hóa chính thống, cựu thế lực cũng an bài rất nhiều sự việc phản diện. Khi cả nhân loại đi về hướng suy tàn, nó lại từ mọi mặt đan xen rất nhiều nhân vật làm mưa làm gió để dẫn dắt thế nhân. Tiểu thuyết thịnh hành, tứ đại danh tác ra đời, cựu thế lực cũng đem những thứ của họ trộn lẫn vào, đặt cạnh địa vị đỉnh cao trong văn hóa, từ đó dẫn dắt sai người ta, làm biến bị quan niệm của con người. Ví dụ «Kim Bình Mai», một bộ sách tình đời bại hoại, cổ vũ dâm tà, vậy mà trở thành danh tác được lưu truyền đến nay. Bởi vì xã hội có quan niệm chính thống, nên không ai dám nhận là tác giả cuốn sách đó. Trải qua tôn sùng của danh nhân, cộng với dục vọng của người đời, mà nó được người ta nhìn nhận, đường đường chính chính đặt trên cung điện thần thánh. Ác nghiệp to lớn, không thể nói nên lời. Mà «Liêu Trai Chí Dị» thật ra cũng là thứ do cựu thế lực an bài. “Liêu Trai” là tên phòng sách của Bồ Tùng Linh, “chí dị” là kỳ văn dị sự, một chữ “dị” cũng gây cho người ta tò mò và hứng thú.

Bồ Tùng Linh năm 19 tuổi đi thi, liên tiếp đứng nhất các kỳ thi huyện, phủ, đạo, danh chấn một thời, từ đó về sau lại không đậu lần nào. Với tài văn chương của ông, tham gia khoa cử mấy mươi năm, tại sao ngay cả một chức cử nhân cũng không thể đậu? Do niềm đam mê trước kia của ông, năm 39 tuổi thì tạm hoàn thành bộ tiểu thuyết hồ quỷ, định danh «Liêu Trai Chí Dị», cũng tự mình sáng tác lời tựa «Tự Chí». Dưới tình huống bị bạn bè cực lực phản đối, ông vẫn một mực kiên trì, đó cũng là lý do luôn thi không đậu. Khoa cử không đậu, tức là ám chỉ không được lý niệm chính thống tán thành, âu cũng là chỉ dẫn của Thần.

Biểu hiện ra ông cả đời thanh bần chính trực, dựa vào dạy học để duy trì cuộc sống, mà văn tài lại tiến bộ, lưu lại rất nhiều thơ văn, bài dân ca, văn học của nhà nông, có phần khiến người đời sau kính ngưỡng, cuộc sống không tầm thường càng tăng thêm cho ông vô hạn vầng sáng, càng thêm mê hoặc người ta, mà sự thành công của «Liêu Trai Chí Dị» càng mang đến vô vàn vinh quang.

Hết thảy những điều này thật ra chỉ là giả tướng, mà hậu quả thực chất là tạo dựng cho người đời một tầng lý niệm. Bởi vì tình dục của con người chịu quy phạm lâu dài của văn hóa truyền thống, giữa vợ chồng với nhau có ước thúc nhất định, khoảng cách giữa nam và nữ cũng có nhân luân, cho nên không thể đem ra bàn luận công khai được. Vậy mà giờ đây không chỉ buông thả ham muốn giữa nam và nữ, mà là vô hạn phóng túng, thay đổi bạn tình thậm chí với cả loài vật, hâm mộ cả quỷ mị hồ yêu, làm trái với thiên lý, con người lại không tự biết, càng phản ánh an bài có thứ tự và ẩn tế của cựu thế lực. Một phương diện là trong sách miêu tả phần lớn yêu ma hồ nữ, ai ai cũng xinh đẹp, gần như một hình tượng nữ hoàn mỹ, miêu tả thật nhiều câu chuyện ví von cảm động lòng người; một phương diện nữa là cựu thế lực đem cuốn sách đó cùng với tác giả nâng lên địa vị đỉnh cao trong văn đàn, dùng người có danh tiếng đem lý niệm này xác lập xuống, ngang nhiên đem chuyện thầm kín ra đàm luận, cũng có thể đưa lên mặt bàn. Con người trong lúc vô tri, mơ mộng hão huyền, hễ cầu điều gì, thì tuyệt không đơn thuần là vấn đề của một cá nhân, mà phản ánh nhân tâm biến dị, ảo tưởng kết hợp với thứ khác loài, ban đêm có mỹ nữ tới, phóng túng tình dục của mình. Quan niệm đáng sợ này cứ như vậy mà được xác lập xuống. Dưới sự lôi kéo của nó, sau đó xuất hiện một lượng lớn tiểu thuyết tương tự, nói về cáo kể về quỷ trở thành trào lưu thời thượng.

Mà «Bạch Xà truyện» cũng là thứ tiếp diễn trên con đường này. Ban đầu Phùng Mộng Long thời nhà Minh trong «Cảnh Thế Thông Ngôn» có ghi, Bạch Tố Trinh vốn là một con xà tinh hại người, Hứa Tiên sau khi biết việc, hoảng sợ vô cùng, liền cầu thiền sư Pháp Hải cứu độ. Vì vậy bạch xà bị Pháp Hải thu thập vào trong chiếc bát, bị hành hình ở dưới Lôi Phong tháp. Cũng lưu lại bốn câu: “Tây Hồ nước cạn, sông hồ chẳng lên, tháp Lôi Phong đổ, Bạch Xà xuất thế.”

Sau đó Hứa Tiên tình nguyện xuất gia, lễ bái thiền sư làm thầy, trở thành hòa thượng trấn Lôi Phong tháp. Tu hành mấy năm, tịch hóa mà đi.

Đây vốn là một chuyện giáo hóa người đời, cảnh báo người đời sau, nhưng đến thời nhà Thanh đã bị biến thành câu chuyện cổ vũ tự do yêu đương, cũng được liệt vào bốn truyền thuyết lớn trong dân gian. Mà cao tăng từ bi cứu người Pháp Hải lại trở thành nhân vật phản diện phá hoại hôn nhân và hạnh phúc của người khác. Con người trong bất tri bất giác đã trượt đến bờ nguy hiểm. Năm đó Triệu Nhã Chi quay phim «Tân bạch nương tử truyền kỳ» phổ biến một thời, chính tôi lúc ấy cũng si mê, đối với ca khúc trong đó cũng nghe say mê.

Vốn là quỷ mị yêu nghiệt, nguyên là nghiệt súc khiến người sợ hãi, lắc mình một cái, bỗng hóa thành một đám mỹ nữ quyến rũ động lòng người, làm quên hết tất cả, đến nỗi sau khi biết rõ chân tướng, cũng không để tâm chút nào. Một chén độc dược, bỏ thêm chút đường, trở thành món ngon rồi sao? Tiếp theo là đưa lên điện đường thần thánh mà quỳ lạy. Con người bị dục vọng điều khiển lại càng thêm mất phương hướng.

Hôm nay, tháp Lôi Phong đã đổ, nước Tây Hồ đã cạn, mà đến nay quỷ thú khắp đất, yêu nghiệt hoành hành. Trong hoàn cảnh như thế làm sao để bước qua đây? Vốn cho rằng là tốt, quay đầu nhìn lại xem thì rất nhiều lại là bất chính, hiện tại cũng đã đến thời điểm thanh lý bong tróc chúng rồi.

Ghi chú:

[1] Truyền kỳ: thể loại truyện ngắn thần thoại thịnh hành vào thời Đường ở Trung Quốc.

[2] Thoại bản: một hình thức tiểu thuyết bạch thoại phát triển từ thời Tống, chủ yếu kể chuyện lịch sử và đời sống xã hội đương thời, thường dùng làm cốt truyện cho các nghệ nhân sau này.

[3] Văn ngôn: hay còn gọi là cổ văn, là ngôn ngữ viết văn cổ của Trung Quốc, trái với bạch thoại là ngôn ngữ nói hiện đại về sau này.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/113584



Ngày đăng: 07-08-2014

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.