Nội hàm tu luyện trong hội họa truyền thống Tây phương (Phần 2)
—Luận văn tuyển đăng trong “Hội nghiên cứu thảo luận văn hóa và khoa học tương lai” tại Đài Loan
Tác giả: Chu Di Tú
[Chanhkien.org] (Tiếp theo Phần 1)
2. Chuộc tội: Thông qua “chịu khổ” để hoàn trả tội nghiệp
—Thần, Phật chịu đựng thay cho người tu luyện
—Người tu luyện tự chịu đựng
Cả tôn giáo Đông, Tây phương đều cho rằng, con người tại thế gian không thể tránh khỏi phạm lỗi, tạo nghiệp; do vậy người tu luyện muốn thăng hoa, đi lên Thiên quốc, thì nhất định phải hoàn trả nợ nghiệp. Do đó trong tu luyện phải chịu khổ để hoàn nghiệp. Tuy nhiên các Giác Giả độ nhân xuất phát từ tâm từ bi thường giúp người chân tâm tu luyện tiêu bỏ một phần tội nghiệp. Trong Phật giáo có cách nói “báo nặng chịu nhẹ”, chính là tình huống ấy. Nhưng các Giác Giả độ nhân khai ngộ tại thế gian con người còn tồn tại thân người, thậm chí đã tự mình gánh chịu tội nghiệp thay cho các đệ tử hoặc người được độ (như Chúa Jesus chịu nạn).
Mặc dù vậy, cho dù có Thần Phật giúp tiêu nghiệp, thì người tu luyện cũng không thể tự mình không hoàn trả chút gì, do đó tất nhiên có ma nạn, để vừa khảo nghiệm tâm tính, đồng thời tiêu trừ nghiệp lực.
3. Yêu cầu thăng hoa lên cảnh giới cao
Miêu tả thông thường đối với không gian cao tầng (hoặc Thiên quốc) như sau: Rực rỡ tốt đẹp, không có khổ nạn; giữa các sinh mệnh chỉ có từ bi, không có thù hận, đố kỵ, lừa dối… Con người muốn đi lên Thiên quốc hoặc Tiên giới, thì nhất định phải phù hợp với yêu cầu ở đó. Do đó trong quá trình tu luyện, nhất định phải yêu cầu cao hành vi của bản thân và làm thuần tịnh tư tưởng. Vì vậy các tín ngưỡng chính thống ở cả Đông và Tây phương đều có yêu cầu nghiêm khắc đối với người tu luyện.
Về phương diện đạo đức:
—Yêu cầu thanh tâm quả dục, coi nhẹ lợi ích và thị phi nơi thế gian.
—Đề cao tâm tính: Từ bi, vô tư, thành thật, nhẫn nại, khoan dung, trầm tĩnh.
Về phương diện tín ngưỡng:
—Bất kể ở tình huống nào, vẫn kiên tín, kiên trì đến cùng (ngộ trong mê)
Ví dụ: Câu chuyện về “Job” trong Thánh Kinh và Phật “Milarepa” trong Phật giáo Tây Tạng đều là trong các tình huống cực kỳ bất công để xem người tu luyện hoặc tín đồ còn tin hay không tin, còn tu hay không tu. Đặc biệt là khi đối diện với sự lựa chọn sinh tử, thì liệu người tu luyện có thể kiên trì đến cùng hay không. Ví như trong lịch sử có rất nhiều cố sự về các Thánh đồ tử vì đạo; hoặc như tại Trung Quốc Đại Lục ngày nay, người tu luyện Pháp Luân Công chịu bức hại nghiêm trọng mà vẫn lo nghĩ cho thế nhân.
Chúa Jesus phục sinh, có người “nghe nói” liền tin, có người “nhìn thấy” mới tin. Chúa Jesus tán dương người nghe thấy liền tin.
—Chuyên nhất tu luyện, bất nhị pháp môn
Thiên Chúa Jehovah yêu cầu dân của Ngài “không được kính bái Thần khác”; Chúa Jesus cũng nói điều tương tự như vậy. Trong Phật giáo nói “bất nhị pháp môn”, nguyên ý là chỉ chuyên nhất một pháp môn tu luyện, nhưng người cận đại đã hiểu sai thành hàm nghĩa khác.
—Thể hiện của cảnh giới tu luyện: Định lực
Đạo đức của người tu luyện và sự kiên định tín ngưỡng cũng là bổ trợ cho nhau. Một mặt, người hoàn toàn vứt bỏ chấp trước tự ngã và tư tâm mới có thể vượt qua khảo nghiệm to lớn và sinh-tử, đạt đến cảnh giới siêu phàm nhập Thánh. Mặt khác, trong tình cảnh nào cũng không động tâm, trầm tĩnh thanh tịnh, ôn hòa nhã nhặn, giống như lời xưa nói: “Đột ngột đối diện cũng không kinh sợ, vô cớ gặp chuyện cũng không bực mình“. Loại “định lực” này cũng là thể hiện tầng thứ tu luyện.
Yêu cầu trong “Kinh A Di Đà” của Phật giáo đối với tiến nhập vào “thế giới Cực Lạc” như sau: Niệm Phật hiệu “…trong bảy ngày, nhất tâm bất loạn, tâm không điên đảo“. Đối diện với cái chểt cũng không sợ hãi và lo ngại, không có tạp niệm… Đây chính là kết quả của “kiên tín”, “chuyên nhất” và “vứt bỏ sinh tử”.
4. Phép thử trong quá trình tu luyện: Kiểm nghiệm xem có thể “viên mãn” hay không
Trong tu luyện, dù gặp phải bất kể việc tốt hay xấu cũng đều không phải là ngẫu nhiên. Cũng như ông Lý Hồng Chí nói: “Làm người tu luyện, thì hết thảy những khổ não gặp ở người thường đều là vượt quan; hết thảy tán dương gặp phải đều là khảo nghiệm“.
Khi kiểm nghiệm thành quả tu luyện, thường còn có khảo nghiệm lớn hơn nữa. Phật Thích Ca Mâu Ni và Chúa Jesus khi còn tại thế cũng đều từng trải qua kiểm nghiệm của ma. Khảo nghiệm điển hình nhất có hai loại:
—Uy hiếp: Lấy khổ nạn để phá hủy ý chí, khiến từ bỏ tu luyện hoặc mất đi tín niệm; thân thể hoặc tinh thần chịu đau khổ, ma nạn (chịu khổ, trả nghiệp…)
—Cám dỗ: Lấy lợi ích thế tục để mê hoặc, khiến không đạt tiêu chuẩn đạo đức của tu luyện; ví dụ, cám dỗ về danh lợi, tình sắc. Khiến con người thăng hoa trở thành “Thần” là rất khó khăn và hy hữu.
Từ những loại yêu cầu và khảo nghiệm ở trên mà nói, có thể viên mãn và đi lên thế giới Thiên quốc xác thực là rất khó khăn. Do đó Chúa Jesus mới nói: “Con đường chân lý không phẳng lặng. Cánh cửa sinh mệnh là hẹp, nhưng cánh cửa hủy diệt thì lại rộng.” Thiên quốc “người muốn thì nhiều, được tuyển thì ít“.
Bài thơ “Mai hoa thi” của Thiệu Ung thời Bắc Tống than rằng: “Đãng đãng thiên môn vạn cổ khai, Kỷ nhân quy khứ kỷ nhân lai?” (Từ vạn cổ cổng trời khai mở, Mấy người đến mấy người trở về?). Trong lịch sử, số người tu thành quả thực là ít ỏi thưa thớt.
Phật gia tuy nói phổ độ chúng sinh, người người đều có thể thành Phật, nhưng không phải ai cũng đạt tiêu chuẩn. Trong lịch sử có rất nhiều lần pháp nạn, cũng là những kiểm nghiệm nghiêm khắc.
Tu luyện cũng tựa như sóng lớn cuốn cát đi, còn lại mới là vàng thực sự.
Về đề tài tu luyện, hội họa Tây phương chủ yếu đến từ hai nguồn:
(1) Thần thoại Hy Lạp, La Mã (nguyên là tín ngưỡng tôn giáo).
(2) Tân Ước, Cựu Ước của Thánh Kinh và ghi chép liên quan.
(còn tiếp)
Dịch từ:
http://zhengjian.org/zj/articles/2004/5/28/27343.html
Ngày đăng: 27-09-2011
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.