Truyền kỳ về Đại sư Lý Hồng Chí



Bìa tạp chí “Tân Kỷ Nguyên” số 225 Chữ trên hình: Truyền kỳ về đại sư Lý Hồng Chí

[ChanhKien.org]

Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, từ trước 20/7/1999 — ngày Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công — ở Trung Quốc có đến 100 triệu người luyện tập. Nhiều người vẫn kiên trì tập luyện cho đến nay. Hiện nay trên thế giới, dân chúng của các dân tộc khác nhau có trên 114 quốc gia và địa khu cấp quốc gia đang tập luyện Pháp Luân Công. Hàng nghìn văn bản công nhận và khen tặng của chính phủ các nước và các cơ quan quốc tế dành cho Pháp Luân Công: tự đáy lòng người ta cảm thấy rằng Pháp Luân Công đem lại ánh sáng “Chân-Thiện Nhẫn” cho thế giới. Trong “Danh sách 100 thiên tài đương đại” năm 2007, đại sư Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công, được xếp hạng thứ 12, là người Hoa có ảnh hưởng lớn nhất đến thế giới đương thời. Năm 2009, đại sư Lý Hồng Chí vinh dự nhận giải “Lãnh tụ tinh thần”, và bốn lần được đề cử cho giải Nobel Hòa bình.

Tuy nhiên, trong danh sách đen của Trung cộng, đại sư Lý Hồng Chí lại bị ĐCSTQ truy nã. Từ năm 2002 đến nay, Quốc hội Mỹ quốc đã nhất trí thông qua các nghị quyết 188, 304 và 605, mạnh mẽ yêu cầu ĐCSTQ chấm dứt ngay cuộc bức hại Pháp Luân Công. Nhưng hành vi thô bạo cướp đi nhân quyền cơ bản của một phần năm dân số thế giới ấy, tội ác trong 12 năm qua ấy, vẫn tiếp diễn cho đến hôm nay tại Trung Quốc.

Là người sáng lập Pháp Luân Công, Ngài được mọi người gọi một cách trang kính trọng là “Đại sư Lý Hồng Chí”, “Thầy Lý”, “Lý Sư phụ”, “Master Li”. Ngày 13/5/2011 là ngày sinh nhật lần thứ 60 của đại sư Lý Hồng Chí, và cũng là “Ngày Pháp Luân Đại Pháp” lần thứ 12. Người dân các nơi trên thế giới trang trọng kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp, đồng thời khẩn cấp kêu gọi trả lại sự trong sạch của đại sư Lý Hồng Chí. Chúng ta hãy cùng ngược dòng lịch sử, tìm hiểu sự thật, biết một câu chuyện chân thực về đại sư Lý Hồng Chí.

Ảnh: Sau ngày 20/7/1999, đại sư Lý Hồng Chí rời New York, ở trong núi tĩnh quan thế giới. (Minh Huệ Net đăng ngày 19-1-2000)

Nhìn từ xa, bản đồ Trung Quốc tựa hình con gà vàng (kim kê) với mắt gà tại thành phố Trường Xuân, thuộc tỉnh Cát Lâm. Ở nơi ấy có Trường Bạch sơn, một trong mười ngọn núi danh tiếng của Trung Quốc. Đỉnh núi Bạch Vân phong — thắng cảnh du lịch cấp 5A quốc gia — quả là xứng với mỹ danh “thiên niên tích tuyết vi niên tống, chân thượng nhân gian đệ nhất phong” (Nghĩa là: ngàn năm băng tuyết chưa từng chảy, quả đúng nhân gian đệ nhất sơn), cũng là ngọn núi cao nhất vùng Đông Bắc Trung Quốc. Đại sư Lý Hồng Chí sinh ra ở thành phố Công Chủ Lĩnh, cách dãy núi Trường Bạch không xa. Ngày 13/5/1951 (ngày 8/4 âm lịch), tại một gia đình trí thức bình dân tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc, đại sư Lý Hồng Chí đã giáng sinh đến nhân gian.

Thuở thiếu thời, đại sư Lý Hồng Chí đã sớm có khác biệt với những bạn đồng lứa. Tư chất thông minh, tâm tính lương thiện, chủ động công việc nhà, làm cơm, nhóm lửa, trông em,… Các bạn nhỏ cũng thích chơi với ông, bởi vì gần ông sẽ luôn có cảm giác an toàn.

Tu luyện tuyệt thế công phu ở tuổi thiếu niên

Trong cuốn “Chuyển Pháp Luân” xuất bản lần đầu năm 1994, có một đoạn tư liệu tiểu sử về nhà sáng lập Pháp Luân Công, ông Lý Hồng Chí, do Hội Nghiên cứu Pháp Luân Công thời bấy giờ biên soạn. Kể rằng đại sư Lý Hồng Chí bắt đầu tu luyện từ rất sớm. Theo những sư phụ của ông nói, họ đã theo ông ngay từ khi ông còn trong bụng mẹ, đến khi ông bốn tuổi, đại sư Lý Hồng Chí mới nhận ra là ông đang được các vị sư phụ quản.

Theo “Tiểu sử ông Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công” do Hội Nghiên cứu Pháp Luân Công biên soạn, đã giới thiệu rằng, sư phụ thứ nhất của ông là pháp sư Toàn Giác, truyền nhân đời thứ mười của một môn đại pháp đơn truyền bên Phật gia. Ngay từ lúc mấy tuổi, ông đã được sư phụ bắt đầu dạy tu luyện tâm tính, nhưng không dạy các động tác ngoại hình. Tất nhiên, giống như các công pháp bí truyền khác khi dạy đồ đệ của mình, vị sư phụ này cũng không để người bình thường gặp. Vì thế đại sư Lý Hồng Chí mặc dù tu luyện nhiều năm, nhưng những người xung quanh ông tất nhiên không biết ông là người tu luyện. Bấy giờ nếu ông đánh nhau với những trẻ con đồng lứa, thì ông thường vô cớ bị đụng ngã, không đứng vững, và đôi khi chảy cả máu. Nếu trong tâm ông không phục, thì sẽ bất ngờ có nhiều đứa trẻ đến đánh, chừng nào ông phải chịu mới thôi, lúc ấy sư phụ của ông mới mỉm cười.

Tám tuổi, đột nhiên đại sư Lý Hồng Chí cảm thấy trong mắt của mình như có thêm thứ gì đó. Dần dần nhìn thấy rõ ràng ba chữ “Chân-Thiện-Nhẫn”, người khác nhìn không thấy, nhưng ông có thể nhìn thấy vào bất kỳ lúc nào. Sư phụ của ông bảo: Chân, chính là làm việc chân, nói lời chân, không lừa dối, không nói dối, làm mà sai thì không che đậy, tương lai sẽ đạt được “phản bổn quy chân”; Thiện, chính là có tâm từ bi, không bắt nạt người khác, cảm thông với kẻ yếu, trợ giúp kẻ yếu, lấy việc giúp người làm vui, làm nhiều việc tốt; Nhẫn, chính là khi gặp khó nạn, khi chịu khuất nhục, thì vẫn khoan dung, tâm vững vàng, không oán không hận, không nhớ báo thù, có thể chịu cái khổ trong khổ, có thể nhẫn được những việc mà người bình thường khó mà nhẫn nổi.

Từ lúc tám tuổi, đại sư Lý Hồng Chí đã có được đại thần thông. Khi chơi trò trốn tìm với các bạn, ông chỉ cần nghĩ “người khác không thể nhìn thấy tôi”, thì người khác sẽ không phát hiện ra ông, thậm chí có chiếu đèn pin trúng khuôn mặt của ông thì cũng không nhìn thấy. Đinh sắt gỉ lớn đóng vào cây gỗ, ông chỉ dùng tay kéo nhẹ là nhổ ra. Chơi tuyết với các bạn trẻ thì ông nhảy lên rất cao. Nếu thấy hai người đánh nhau, mà ông muốn một người nào đó không qua đó, thì người đó sẽ thấy là rất khó qua đó. Bốn năm tiểu học, có một lần để quên cặp sách ở trường, mà cổng trường đã khóa thì làm sao đây? Ông nghĩ muốn vào trong, thì đã lọt vào trong trường rồi, nghĩ thêm nữa, thì đã lấy cặp sách và ra khỏi trường rồi. Thuật loại “xuyên tường” này khiến ông rất ngạc nhiên. Có một lần ông nghĩ, không biết đứng ở trong kính thì có cảm giác thế nào, vừa nghĩ một cái ông đã lọt vào trong kính cửa sổ. Lập tức cảm thấy khắp thân, khắp đầu là kính, quá khó chịu, bèn lập tức đi ra. Bấy giờ đại sư Lý Hồng Chí chưa biết cái gì gọi là công năng đặc dị, ông còn tưởng rằng ai ai cũng đều làm được như thế!

Đại sư Lý Hồng Chí từ nhỏ đã thích giúp đỡ người khác. Làm việc gì cũng trước tiên nghĩ cho người khác. Thấy trên đường có cục đá, e rằng người khác sẽ bị vấp, thì ông bèn bỏ nó đi. Lúc đến trường tiểu học, một lần trên đường đi học qua bờ hồ phía nam, nghe thấy người ta hô hoán “Có người rơi xuống nước!” ông không nói không rằng để nguyên cả y phục nhảy xuống nước, nhanh chóng bơi đến bên người ta nói: “Anh nín thở chút, đừng giãy, tôi sẽ cứu anh!” Người kia quả nhiên nghe theo. Đưa người kia vào bờ, ông mới phát hiện ra anh ta cao to hơn mình rất nhiều. Những việc cứu người diễn ra nhiều lần, nhưng đại sư Lý Hồng Chí không bao giờ đề cập với người khác. Từ bé đại sư Lý Hồng Chí đã có tâm từ bi. Ông hay khóc mỗi khi xem trong phim truyền hình hoặc đọc sách thấy tình tiết có nhân vật làm người tốt nhưng phải chịu nạn chịu khổ.

Khi ông 12 tuổi, pháp sư Toàn Giác nói với ông: Sẽ có những vị sư phụ khác đến để truyền thụ những điều tinh hoa trong môn của họ. Đầu tiên là Bát Cực Chân nhân đến, rồi đưa đại sư Lý Hồng Chí tới một nơi vắng vẻ không người để truyền thụ nội ngoại kiêm tu trong Đạo gia, cùng ông luyện mã bộ và trạm trang, ít nhất phải một giờ đồng hồ. Thường thường mồ hôi đầm đìa, nhưng cơ thể được luyện đến mềm mại như bông. Qua từng đêm sâu vắng lặng, ở nơi không ai biết tới, hè qua đông lại, ngày lại qua ngày, hai bàn tay bất tri bất giác luyện đến chai sạn, y phục đẫm mồ hôi. Và nỗ lực không phụ lòng người, ngay từ thuở thiếu thời, đại sư Lý Hồng Chí đã có công phu đạt đến cảnh giới thượng thừa của thế gian pháp.

Sau năm 1974, khi sư phụ Đại Đạo rời đi thì một vị nữ sư phụ bên Phật gia tới, chủ yếu là truyền thụ công lý và công pháp Phật gia. Quãng thời gian đó, đại sư Lý Hồng Chí mới 23, 24 tuổi, nhưng công lực đã đạt đến tầng thứ rất cao. Năm 1982, đại sư Lý Hồng Chí từ bộ đội chuyển ngành đến công tác ở thành phố Trường Xuân. Luyện công còn gian khổ hơn nữa.

Trong mười mấy năm tiếp theo, hầu như mỗi lần đến một tầng thứ thì lại có một sư phụ mới, mỗi lần đến một tầng thứ thì đều phải trải qua một đợt khổ nạn. Rất nhiều ma nạn là người bình thường không thể tưởng tượng được. Trải qua mấy chục năm gian khổ tu luyện, đại sư Lý Hồng Chí đã tu được tuyệt thế công phu. Không chỉ là công lực đạt đến tầng thứ cực kỳ cao, mà quan trọng hơn là đại sư Lý Hồng Chí nhìn thấy được Chân Lý của vũ trụ, nhìn thấy được trong vũ trụ từ lâu đã tồn tại rất nhiều những thứ vô cùng tốt đẹp, nhìn thấy được nguồn gốc của nhân loại, sự phát triển của nhân loại, cũng như tương lai của nhân loại.

Pháp Luân Công là của đại sư Lý Hồng Chí

Mặc dù như thế, nhưng trong mắt của người ngoài, đại sư Lý Hồng Chí chỉ là một người rất bình thường, hướng nội và nhút nhát. Những đồng nghiệp chỉ cảm thấy ông sống thật thà, thành thực, dễ gần. Đại sư Lý Hồng Chí không bao giờ tranh giành với người khác. Có người không hiểu, bèn nói ông là ngốc, cái đáng được thì không lấy, cái đáng có thì không cầm. Thực ra ông đã đến cảnh giới ấy, các loại dục vọng của người bình thường và những thứ lợi ích cá nhân đều không còn để trong tâm. Hết thảy đều thuận theo tự nhiên. Đạm bạc nhìn đời, an nhiên tĩnh tại. Thấy ông bị oan uổng hay trách cứ, người khác cảm thấy bất bình thay cho ông, nhưng ông chỉ nhẹ nhàng cười mà chẳng để tâm.

Trong giới tu luyện người ta vẫn giảng thế này. Chẳng hạn như một vị Phật sống chuẩn bị chuyển thế, vị Phật sống ấy bèn đưa công phu của mình truyền cho người tu luyện khác. Đến khi vị Phật sống ấy chuyển sinh, thì người tu luyện kia bèn chuyển phần công phu ấy trở lại vị Phật sống này. Đời này truyền qua đời khác theo cách như thế, người ngoài khó biết được rằng chủ nhân chân chính của pháp môn ấy đích thực là ai. Ngày 27/5/1996, đại sư Lý Hồng Chí viết trong bài “Cảnh Tỉnh”: “Thực ra những điều mà những sư phụ của tôi tại thế gian hôm nay truyền cho tôi, cũng là những gì ở những đời trước tôi đã hữu ý để họ đắc được, đợi khi duyên phận đến, an bài họ quay trở lại truyền cho tôi, từ đó khải ngộ toàn bộ Pháp của tôi”.

Như vậy, sau nhiều năm dài chuẩn bị, đại sư phụ Lý Hồng Chí bắt đầu chuẩn bị truyền xuất “Pháp Luân Đại Pháp” của mình. Trong “Chuyển Pháp Luân” đại sư Lý Hồng Chí viết:

“Đạo gia tu luyện Chân Thiện Nhẫn, trọng điểm tu Chân; vậy nên Đạo gia giảng tu chân dưỡng tính, nói lời chân, làm điều chân, làm chân nhân, phản bổn quy chân, cuối cùng tu thành Chân Nhân. Nhưng cũng có Nhẫn, cũng có Thiện; [còn] trọng điểm rơi vào tu Chân. Trọng điểm của Phật gia rơi vào tu Thiện của Chân Thiện Nhẫn. Vì tu Thiện có thể tu xuất tâm đại từ bi; một khi xuất hiện tâm từ bi, thì [thấy] chúng sinh rất khổ, do vậy phát sinh nguyện vọng muốn phổ độ chúng sinh. Nhưng cũng có Chân, cũng có Nhẫn; trọng điểm rơi vào tu Thiện. Pháp môn Pháp Luân Đại Pháp của chúng ta chiểu theo tiêu chuẩn tối cao của vũ trụ—Chân Thiện Nhẫn đồng tu—[vậy nên] công chúng ta luyện rất to lớn.”

Thích hợp cho con người hiện đại tu luyện

Trước khi truyền Pháp, đại sư Lý Hồng Chí đã tiên liệu trước rằng tương lai sẽ có rất nhiều người theo học và luyện Pháp Luân Công. Để giảm thiểu can nhiễu đối với cuộc sống sinh hoạt của con người hiện đại, đại sư Lý Hồng Chí ngay từ đầu đã đặt cuộc sống của chính mình nằm trong cộng đồng dân chúng phổ thông. Bởi vì ông biết rằng học viên của mình sẽ học tập bắt chước theo ông về đủ mọi phương diện. Khác với các khí công sư khác, đại sư Lý Hồng Chí không chú trọng ăn chay, mà ăn đồ ăn như mọi người bình thường khác, chỉ là ông không hề kén chọn đồ ăn. Ông cũng kết hôn sinh con.

Tháng 3/1994, đại sư Lý Hồng Chí và học viên “lớp học tập Pháp Luân Công” Thạch Gia Trang (hình ảnh từ Minh Huệ Net)

Năm 1991, đại sư Lý Hồng Chí 40 tuổi chuẩn bị truyền xuất Pháp Luân Công ra xã hội. Nhưng thực tế kể từ năm 1984, đại sư Lý Hồng Chí đã bắt đầu đưa Pháp Luân Công, pháp môn vốn vẫn đơn truyền qua các đời, truyền cho một số đồ đệ được chọn để bí mật tu luyện, đồng thời chỉnh sửa để trở thành môn công pháp có thể phổ cập cho con người hiện đại vốn có cuộc sống bận rộn. Đừng tưởng chỉ là một động tác duỗi căng ra kia thôi, nhưng ở không gian khác những gì diễn hoá và tu luyện xuất ra được đều vô cùng tinh mật, thiết kế vô cùng tinh tế, dẫu muốn cải biến một chút cũng không hề dễ dàng chút nào. Vì đây là Pháp của chính mình, đại sư Lý Hồng Chí mới có thể chỉnh sửa được. Truyền dạy công pháp ở xã hội hiện đại, thì người tham gia có tâm tính cao thấp khác nhau, căn cơ ngộ tính khác nhau, tố chất thân thể khác nhau, vậy làm thế nào để thật nhiều dân chúng đều có thể nhận được lợi ích về thân và tâm từ Pháp Luân Công? Đại sư Lý Hồng Chí đã bỏ bao tâm huyết để giải được vấn đề ấy.

Năm 1989, khi công pháp đã thành hình, để đảm bảo không còn gì sơ sót, thật sự có trách nhiệm với xã hội, đại sư Lý Hồng Chí đã nhận một số đồ đệ trong phạm vi nhỏ. Trải qua hai năm quan sát, thấy những đồ đệ đều đạt tầng thứ rất cao. Ví dụ, trong các công pháp khác muốn đạt “tam hoa tụ đỉnh” thì phải mất mười mấy năm hoặc mấy chục năm, nhưng những đồ đệ của ông chỉ có hai năm đều đã đạt đến. Thể hiện ra sự cao cấp và kỳ diệu của công pháp Pháp Luân Công.

Chỉnh lại cho đúng hết thảy những trạng thái không ngay chính

Pháp Luân Công kiến lập trên cơ sở văn hoá tu luyện Trung Hoa mấy nghìn năm, vô cùng bác đại tinh thâm. Muốn hiểu Pháp Luân Công, cách tốt nhất là đọc nhiều lần cuốn sách «Chuyển Pháp Luân» một cách tĩnh tâm, không vướng bận bất kỳ quan niệm gì. Đại sư Lý Hồng Chí nói rằng ông đã đặt tất cả vào trong cuốn «Chuyển Pháp Luân» rồi. Giới thiệu ngắn gọn, Pháp Luân Công chính là tu luyện ba chữ “Chân-Thiện-Nhẫn”. Đặc điểm nổi bật nhất của công pháp này là đại sư Lý Hồng Chí sẽ gắn “Pháp Luân” cho những học viên tu luyện Pháp Luân Công một cách chân chính. Pháp Luân là thể vật chất cao năng lượng có linh tính, xoay chuyển không ngừng, tồn tại trong không gian khác. Người tu chân chính đọc các kinh sách nguyên tác của Pháp Luân Đại Pháp, xem và nghe băng hình băng tiếng nội dung đại sư Lý Hồng Chí giảng Pháp, tập công theo các học viên Pháp Luân Công. Chỉ cần thật sự chân tu, thì ai cũng có thể miễn phí đắc được Pháp Luân vốn vô cùng trân quý này. Pháp Luân xoáy vào trong độ bản thân, hấp thu lượng lớn năng lượng từ vũ trụ, diễn hoá trở thành công. Pháp Luân xoáy ra ngoài độ nhân, phát phóng năng lượng, phổ độ chúng sinh, chỉnh lại cho đúng hết thảy những trạng thái không ngay chính, các sinh mệnh ở quanh người tu luyện đều được lợi ích. Do đó người tu luyện Pháp Luân Công có thể đạt được trạng thái “Pháp luyện người” liên tục tu luyện. Đây là Đại Pháp đề cao đạo đức đem lại lợi ích mà vô hại đối với người khác, đối với từng cá nhân và đối với xã hội.

Pháp Luân Công có một đặc điểm khác với tất cả các công pháp tu luyện khác. Đại sư Lý Hồng Chí trong «Chuyển Pháp Luân» nói:

“Chính là vấn đề ai luyện công ai đắc công. Theo tôi thấy thì tất cả các công pháp hiện nay, bao gồm cả [công pháp] Phật gia, Đạo gia và Kỳ Môn công pháp từ lịch sử đến nay đều tu luyện phó nguyên thần (phó ý thức) của người ta, đều là phó nguyên thần đắc công.” Mà Pháp Luân Công là tu luyện chủ nguyên thần, yêu cầu học viên phải tự mình rõ ràng là mình tu tâm tính, bỏ chấp trước, thực tu thăng hoa, “để chính bản thân chư vị thật sự đắc công; đây là lần đầu tiên từ khi khai thiên tịch địa.”

Lớp học Pháp Luân Công đầu tiên

Ngày 13/5/1992, đại sư Lý Hồng Chí sinh nhật 41 tuổi (thực ra nếu đúng kế hoạch thì là một năm trước đó đã truyền Pháp Luân Công rồi) cuối cùng trải qua trùng trùng khó khăn, lớp học Pháp Luân Công đầu tiên được mở tại trường Trung Học số 5 thành phố Trường Xuân. Theo “Hồi ký lớp học Pháp Luân Công kỳ thứ nhất ở Trường Xuân”, tác giả kể lại: lớp học Pháp Luân Công khoá đầu là ở giảng đường bậc thang của trường Trung học số 5, có 180 học viên tham dự. Sau đây là hồi ức của tác giả:

“Sư phụ giảng bài hết sức đúng giờ. Khi giảng bài không cần giáo trình, chỉ có một tờ giấy nhỏ. Sư phụ giảng Pháp xong thì bắt đầu dạy tập động tác. Lớp học đầu tiên, mỗi người một cuốn sách nhỏ “Pháp Luân Công”’, 12 trang, nhỏ hơn một chút so với tạp chí hiện nay, trong đó là các đường nét vẽ các bài động tác luyện công. Khi Sư phụ dạy động tác là dùng tay sửa lại các tư thế, vừa giảng dạy động tác, vừa thanh lý làm tịnh thân thể cho mọi người.

Hình vẽ tay minh hoạ bài công pháp số 5 của Pháp Luân Công, thời đầu khi đại sư Lý Hồng Chí bắt đầu giảng giải Pháp Luân Công. (nguồn từ Minh Huệ Net)

Bấy giờ tôi chưa biết gì. Dự là học mấy bài, thì thật sự thấy thân thể nhẹ nhàng, bước lên cầu thang tựa như có người nâng lên, đi bộ nhiều cũng không mệt. Mà cứ thích đi bộ thôi, đi xa mấy cũng không cần đi xe…

Thời đó có nhiều môn phái khí công, khi Sư phụ truyền công thì những vị được gọi là “khí công sư” kia cũng đến nghe, còn luyện cả các loại khí công nữa. Họ nói chuyện lớn tiếng ở giảng đường, như ruồi nhặng bay qua bay lại. Có một học viên mang theo bé gái mười mấy tuổi, khi Sư phụ giảng bài thì cô bé cất tiếng khóc lớn náo loạn cả lên, Sư phụ không tiếp tục bài giảng được. Có một “khí công sư” tiến đến xử lý, tỏ thái độ như muốn thể hiện tài năng của mình với mọi người, nhưng không có kết quả. Rồi lại có hai, ba “khí công sư” khác giơ tay làm một loạt các động tác mà vẫn không ăn thua. Khi Sư phụ từ bục giảng bước đến, vỗ khẽ trên đầu bé gái ba cái, thế là bé gái lập tức thôi khóc. Cả hội trường xôn xao một lúc, rồi tiếp đó là một tràng pháo tay. Với những can nhiễu về sau, Sư phụ chỉ dùng tay gõ lên bàn giảng một chút là mọi thứ lại ổn định…

Sau khi lớp học kỳ thứ nhất kết thúc, trên thân thể tôi có hai điều kỳ lạ thể hiện rất rõ. Thứ nhất là tôi bị vấp ngã dù đi ở đất bằng. Không bị đụng không bị vấp nhưng cứ ngã vập đầu xuống đất, liền cả mười mấy lần liên tiếp. Nhưng không đau, không sưng hay thương tích gì. Một cách vô ý tôi đã phát hiện rằng Sư phụ trị bệnh cho tôi. Nguyên lai tôi bị viêm sụn xương sườn, sườn bị lệch, khiến thân thể không ngay thẳng. Lần bị ngã sấp ấy khiến thân thể tôi ngay thẳng trở lại, xương cốt cũng bình thường trở lại. Chuyện thứ hai là tôi về nhà luyện tĩnh công, ngồi đơn bàn, ngồi đả toạ trên mặt đất. Vừa nhắm mắt lại, thân thể quay vòng vòng khắp phòng. Mông và chân vẫn chạm đất nhưng cứ như là mọc thêm chân vậy. Mở mắt ra thì đã thấy di chuyển sang phía bên kia của phòng rồi. Qua một hồi thì lại chuyển trở về. Cứ như thế hơn 20 ngày. Khi tập đông tác “lưỡng trắc bão luân” bài số 2, thì đầu xoay chuyển như đèn cù, trong tai nghe như có đánh trống. Nhưng hễ hạ tay xuống thì đầu cũng ngừng xoay, trong tai cũng yên lặng trở lại. Nguyên lai tôi có đốt xương cổ số 3 ép vào dây thần kinh, khiến tôi đau đầu lắm. Sau những chuyện như thế thì bệnh của tôi đã khỏi…

Mới luyện Pháp Luân Công một thời gian ngắn, mười mấy bệnh nặng của tôi đã khỏi, thiên mục cũng khai mở. Hơn nữa, một người luyện công, cả nhà được lợi ích! Con gái tôi từng bị khối u tuyến yên. Sau khi phẫu thuật bác sĩ cho biết khả năng sinh con thấp. Kết hôn tám năm vẫn chưa có con. Sau khi tôi luyện công, con gái của tôi đã sinh con gái, toàn gia đình cảm thấy vô cùng hạnh phúc, đều ca ngợi Đại Pháp diệu kỳ. Đứa trẻ rất thông minh, ba tuổi rưỡi đã biết đọc “Chuyển Pháp Luân”, hết sức kính trọng Sư phụ. Hiện nay cháu đã học trung học, kết quả học tập rất tốt. Chứng kiến hết thảy những gì Sư phụ làm cho chúng tôi, tôi bắt đầu hiểu được rằng Sư phụ truyền công chính là “không nói điều kiện, không có giá cả, không kể hồi báo, cũng không lưu danh”, “hoàn toàn xuất phát từ tâm từ bi”. ”

56 lớp học Pháp Luân Công trên toàn quốc

Trước khi mở lớp học Pháp Luân Công đầu tiên, Hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc đã dựa trên cơ sở khảo sát kỹ lưỡng đã hoàn toàn khẳng định công lý và công pháp của Pháp Luân Công, và tiếp nhận Pháp Luân Công vào trong các công phái trực thuộc. Ngay từ đầu, đại sư Lý Hồng Chí đã làm rất ngay chính. Từ 13/5/1992 đến 30/12/1994, đại sư Lý Hồng Chí đã mở 56 lớp học Pháp Luân Công ở Trung Quốc, trên 60 nghìn học viên tham gia. Tên chính thức của lớp học là “Pháp Luân Công truyền Pháp diện thụ ban” (lớp truyền Pháp và hướng dẫn học Pháp Luân Công), đều là do quan chức địa phương của Hiệp hội Khí công đứng ra tổ chức, và nhân viên của Hiệp hội Khí công thu xếp địa điểm, bán vé (thẻ học viên), trả thuế, v.v. Họ thu 40% thu nhập từ tiền bán vé, còn 60% để đại sư Lý Hồng Chí dùng cho các chi phí đi lại, ăn ở, in ấn tài liệu, chi trả cho những nhân viên công tác đi cùng, v.v.

Thẻ học viên do Hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc làm cho lớp học Pháp Luân Công đầu tiên. Dòng chữ trên thẻ: “Pháp Luân Công Trung Quốc”, “Thẻ học viên”, “Hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc”, “Hội thành viên công lý công pháp”. Từ những ngày đầu đại sư Lý Hồng Chí đã làm rất đường đường chính chính. (Hình ảnh từ Minh Huệ Net)

Thời bấy giờ ở Trung Quốc các khí công sư thịnh hành hình thức đới công báo cáo (người truyền công khi nói dùng công lực của mình để giúp người nghe nhận được ảnh hưởng của công lực). Tự thân các khí công sư phóng ra công mạnh mẽ chữa bệnh cho người khác, tiêu hao rất nhiều năng lượng và công lực. Một vị khí công sư bình thường lên lớp sẽ thu mỗi học viên 100 đồng (nhân dân tệ) mỗi ngày, ít nhất cũng là 50 đồng. Nhưng mỗi lớp học của đại sư Lý Hồng Chí diễn ra 9 đến 10 ngày, mà chỉ thu tổng cộng mỗi học viên 40 đồng; học viên cao tuổi, giảm giá một nửa, chỉ thu 20 đồng. Hiệp hội Khí công ở một số địa phương không thích thu phí quá thấp, đôi lúc còn phàn nàn với đại sư Lý Hồng Chí, nhưng đại sư Lý Hồng Chí vẫn kiên định chỉ thu phí thấp. Thường xuyên đi các nơi như thế, đại sư Lý Hồng Chí về cơ bản không còn dư lại thu nhập gì cho bản thân.

Những năm ấy đại sư Lý Hồng Chí đã đích thân giảng dạy Pháp Luân Công tại tổng cộng 23 thành phố, tỉnh: Trường Xuân, Bắc Kinh, huyện Quan thuộc tỉnh Sơn Đông, Thái Nguyên, Vũ Hán, Quảng Châu, thành phố Lâm Thanh thuộc tỉnh Sơn Đông, Quý Dương, Tề Tề Cáp Nhĩ, Trùng Khánh, Hợp Phì, Thiên Tân, Khẩn Lợi thuộc tỉnh Sơn Đông, Lăng Nguyên thuộc tỉnh Liêu Ninh, Thạch Gia Trang, Đại Liên, Cẩm Châu, Thành Đô, Trịnh Châu, Tế Nam, thành phố Sâm Châu thuộc tỉnh Hồ Nam, Cáp Nhĩ Tân, thành phố Duyên Cát thuộc tỉnh Cát Lâm. Thượng Hải (thành phố hiện đại và lớn nhất Trung Quốc) không có lớp nào. Bắc Kinh (thủ đô Trung Quốc) tổ chức được 13 lớp, là nơi mở lớp nhiều nhất. Trường Xuân có 7 lớp, và Quảng Châu 5 lớp. Tiếp đó, 60 nghìn học viên như những hạt giống đã nhanh chóng đưa Pháp Luân Công truyền khắp toàn Trung Quốc.

Tháng 7/1994, đại sư Lý Hồng Chí ở lớp học Pháp Luân Công thứ hai tại Đại Liên, Trung Quốc. (Hình ảnh từ Minh Huệ Net)

Tháng 4/1993 cuốn sách “Pháp Luân Công Trung Quốc” của đại sư Lý Hồng Chí được nhà xuất bản Hữu nghị và Văn hoá Quân đội xuất bản và phát hành. Tháng 9/1994 băng hình hướng dẫn tập công do đại sư Lý Hồng Chí đích thân làm mẫu được Trung tâm Nghệ thuật Điện ảnh Bắc Kinh phát hành. Bấy giờ về thân thể và tinh thần của người tu luyện có được thăng tiến cực kỳ to lớn. Từ việc lưu truyền bạn bè thân quyến, rồi truyền trong dân chúng, Pháp Luân Công phát triển nở rộ khắp nơi, như nấm mọc lên sau mưa.

Tháng 11/1997 đại sư Lý Hồng Chí giảng Pháp tại trường tiểu học quốc lập Tam Hưng, Đài Bắc, Đài Loan. (Hình ảnh từ Minh Huệ Net)

Một cảnh đại sư Lý Hồng Chí cùng những học viên của mình ở New York Mỹ quốc, sau năm 1999 (Hình ảnh từ Minh Huệ Net)

Ngày 13/3/1995, nhận lời mời của Đại sứ quán Trung Quốc ở Pháp, đại sư Lý Hồng Chí đã tổ chức một buổi giảng Pháp tại Sứ quán Trung Quốc ở Paris, là lớp học Pháp Luân Công đầu tiên ở hải ngoại. Vậy là Pháp Luân Công chính thức bắt đầu truyền ra nước ngoài. Ngày 14/4 cùng năm đó, đại sư Lý Hồng Chí đã đến Gothenburg, Thụy Điển, tổ chức lớp học Pháp Luân Công thứ hai tại hải ngoại. Từ đó về sau, đại sư Lý Hồng Chí chỉ giảng Pháp, không truyền thụ công pháp nữa. Học viên học công đều học theo băng hình, sách, hoặc ở các điểm luyện công. Ngay từ khi bắt đầu, Pháp Luân Công luôn nhấn mạnh rằng việc tu luyện là hoàn toàn tự nguyện. Pháp Luân Công không có bất kể cơ cấu tổ chức nào để ước thúc người ta, không có văn phòng, không lập danh sách, không ép buộc bất kỳ ai tu luyện. Người tu luyện tự do gia nhập hoặc rời. Trạm phụ đạo các nơi chỉ là hoạt động tình nguyện phục vụ cộng đồng, không có lợi nhuận chỉ là tình nguyện cống hiến.

Tháng 4/1995, đại sư Lý Hồng Chí dạy động tác ở Gothenburg, Thụy Điển. (Hình ảnh từ Minh Huệ Net)

Những bài báo cáo tích cực ở Trung Quốc

Từ tháng 5/1992 đến tháng 7/1999, trong thời gian bảy năm, theo một cuộc điều tra nội bộ của Bộ Công an Trung Quốc, số học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc có khoảng 70 triệu đến 100 triệu người. Các phương tiện truyền thông ở Trung Quốc có nhiều bài báo cáo tích cực về Pháp Luân Công. Ví dụ: Tháng 1/1996, tờ báo “Thanh niên Bắc Kinh” liệt kê cuốn «Chuyển Pháp Luân» là một trong 10 đầu sách bán chạy nhất Bắc Kinh. Ngày 17/3/1997, tờ “Đại Liên nhật báo” đăng bài “Cụ già vô danh âm thầm cống hiến”, kể về câu chuyện một cụ già cổ lai hy vì học Pháp Luân Công đã âm thầm tu sửa hơn 1100 mét đường cho địa phương. Ngày 21/2/1998, tờ báo “Tin chiều Đại Liên” đăng bài về học viên Pháp Luân Công ở Học viện Chiến hạm Hải quân Đại Liên cứu một em bé ba tuổi khỏi chết đuối ở sông đóng băng 3 mét tại Đại Liên thuộc tỉnh Liêu Ninh. Ngày 19/7/1998, “Thời báo Kinh tế Trung Quốc” đăng bài “Tôi đứng dậy rồi!” kể về một phụ nữ tên là Tạ Tú Phân ở Hàm Đan tỉnh Hà Bắc vốn bị bại liệt từ năm 16 tuổi nhưng sau khi luyện Pháp Luân Công đã khỏi bệnh và đi lại được.

Ngày 10/11/1998, tờ “Tin chiều Dương Thành” đăng bài “Già trẻ đều luyện Pháp Luân Công” kể về điểm luyện công rất lớn ở công viên Liệt sỹ Quảng Châu có tới 5000 người theo học Pháp Luân Công. Trong đó có câu chuyện về nhân viên thống kê Lâm Thiền Anh thuộc Công ty TNHH Bì Cách Quảng Châu từng bị bại liệt mức độ nặng với 70% cơ thể tê bại sau khi luyện Pháp Luân Công đã khỏi và đi lại được. Ngày 24/11/1998, đài truyền hình Thượng Hải đăng tin rằng Pháp Luân Công đã truyền khắp bốn châu lục Âu Mỹ Á Úc, đạt con số 100 triệu người đang luyện Pháp Luân Công. Ngày 4/3/1999, tổng trạm phụ đạo Pháp Luân Công ở thành phố Cáp Nhĩ Tân thuộc tỉnh Hắc Long Giang được Cục Công an Cáp Nhĩ Tân bình chọn là đơn vị tiên tiến “không nhặt của rơi”.

Ngày 10/11/1998, tờ “Tin chiều Dương Thành” đăng bài về điểm luyện công lớn với 5000 người tập luyện Pháp Luân Công tại Quảng Châu; trong đó có một phụ nữ bị bại liệt mức độ nặng đã khỏi bệnh sau khi học Pháp Luân Công (Hình ảnh từ Minh Huệ Net)

Năm 1999, khủng bố đại vương từ trời giáng xuống

Nhưng chỉ vì số lượng người học và luyện Pháp Luân Công nhiều hơn số đảng viên ĐCSTQ, nên tổng bí thư đảng đương nhiệm, Giang Trạch Dân, đã bất kể sự phản đối của các thường uỷ khác trong Bộ Chính trị, quyết định phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công, sau sự kiện một vạn học viên Pháp Luân Công đi thỉnh nguyện ngày 25/4/1999. Tuy nhiên từ năm 1998, đại sư Lý Hồng Chí đã định cư ở Hoa Kỳ theo chương trình “nhân tài kiệt xuất”, ông và gia đình tới định cư ở New York.

Ngày 20/7, rất nhiều phụ đạo viên Pháp Luân Công bị bắt giam, ngày 22/7, ĐCSTQ chính thức tuyên bố cấm Pháp Luân Công. Trong bài “Một lời tuyên bố ngắn của tôi”, đại sư Lý Hồng Chí viết: “Tôi là một người trong giới tu luyện, vẫn luôn không liên quan gì tới quyền lực chính trị. Tôi chỉ là dạy người ta tu luyện. Một người muốn luyện công cho tốt thì ắt phải có đạo đức cao thượng. Thực tế cũng là tôi làm được điều ấy, giúp một trăm triệu người làm người tốt, làm người tốt hơn nữa.” Nhưng ĐCSTQ phớt lờ điều ấy, vẫn cứ khai đao nhắm vào hơn 100 triệu dân chúng.

“Tháng 7/1999, khủng bố đại vương từ trời giáng xuống” — đây là lời tiên tri của nhà tiên tri nổi tiếng Nostradamus thế kỷ 16 của Pháp đã từng viết trong tác phẩm “Các thế kỷ” (Centuries) của mình, tác phẩm làm con người hàng trăm năm sau phải thán phục vì những tiên đoán thần kỳ và chính xác trong đó.

Lịch sử minh chứng thanh danh cho đại sư Lý Hồng Chí

Bài của Tề Tiên Dữ

Ngày 15/6/1999, đại sư Lý Hồng Chí. (Hình ảnh từ AFP/GettyImages)

Thời kỳ đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công, ĐCSTQ vì để lấy lý do cho cuộc đàn áp, đã chụp rất nhiều “tội danh” lên đại sư Lý Hồng Chí. 12 năm đã trôi qua, chúng ta hãy nhìn lại lịch sử, làm sáng tỏ sự thật, trả lại thanh danh cho đại sư Lý Hồng Chí.

Trả lại thanh danh cho đại sư Lý Hồng Chí

ĐCSTQ tuyên bố: “Tại sao Lý Hồng Chí đổi ngày sinh của mình từ 7/7/1952 thành 13/5/1951? Mục đích là để nói rằng bản thân mình là Phật Thích Ca Mâu Ni chuyển sinh.”

Đại Sư Lý Hồng Chí đã nói rõ: “Trong thời Cách mạng Văn hóa, chính quyền đã in sai ngày tháng sinh của tôi. Tôi chỉ sửa chữa lại cái ngày tháng in sai thành đúng mà thôi.” Một người dân ở Trung Quốc Đại Lục từng nói rằng, toàn cầu có 7 tỷ người, mỗi năm có 365 ngày, trung bình có hàng chục triệu người ứng với mỗi ngày sinh nhật, mà trong đó có đủ loại người, vậy thì trùng ngày sinh nhật nào có gì để nói ở đây? Xưa nay Pháp Luân Công không hề đề cập tới quan hệ với Phật Thích Ca Mâu Ni. Nếu là giả mạo sinh nhật, thì mất công sửa đổi như thế cũng không có tác dụng gì, sao phải lãng phí công sức như thế chứ? Đó chỉ là vu khống hết sức vô nghĩa của ĐCSTQ.

ĐCSTQ tuyên truyền đại sư Lý Hồng Chí trốn thuế, và xuất bản lậu các tác phẩm sách, băng hình, băng tiếng về Pháp Luân Công, rằng ông “điên cuồng kiếm tiền bất chính”. Thực ra khi cuốn “Chuyển Pháp Luân” của đại sư Lý Hồng Chí được xuất bản ở Trung Quốc Đại Lục, thì toàn bộ tiền bản quyền mà tác giả thu được chỉ có hơn 20.000 nhân dân tệ. Rất nhiều người dân cho biết, vào thời Trung Quốc Đại Lục có 100 triệu học viên công khai học Pháp Luân Công, thì chỉ cần đại sư Lý Hồng Chí bảo mỗi người nộp 1 nhân dân tệ học phí, thế thì đại sư Lý Hồng Chí đã có 100 triệu nhân dân tệ rồi. Còn nếu mỗi học viên nộp 10 nhân dân tệ, thì đại sư Lý Hồng Chí lập tức thành tỷ phú. Tuy nhiên như mọi người đều biết tu tập Pháp Luân Công xưa nay đều là miễn phí, và có thể tải tất cả tài liệu một cách miễn phí từ Internet, gồm cả sách, băng tiếng, băng hình. Miễn phí như thế phải chăng là “tự cắt đứt nguồn thu” của chính mình?

Trong hơn mười năm qua, có nhiều học viên Pháp Luân Công viết lại hồi ức của họ, trong đó hình ảnh sư phụ Lý Hồng Chí ăn mặc rất giản dị, cuộc sống của gia đình vẫn rất nghèo. Đại sư Lý Hồng Chí không có nhiều quần áo cho mùa hè, sau khi giảng bài xong, thường giặt và phơi quần áo vào ban đêm để ngày hôm sau mặc. Thực phẩm cũng là vấn đề tiêu tốn nhất. Thông thường hàng mười mấy ngày liền ngày nào cũng ăn mỳ gói. Thời ban đầu khi đại sư Lý Hồng Chí đến Bắc Kinh, là ngủ ở cầu, và trải qua đủ loại phong sương vất vả.

ĐCSTQ vu khống rằng đại sư Lý Hồng Chí cùng gia quyến sống xa hoa ở Trường Xuân. Nhưng điều tra qua dân chúng được biết, gia đình đại sư Lý Hồng Chí sống ở số 103 đại lộ Giải Phóng, cổng phía tây của toà nhà chung cư 4 tầng cũ nát. Mặc dù có rất nhiều người trên thế giới được lợi ích từ Pháp Luân Công muốn gửi quà để biểu đạt lòng tôn trọng, nhưng đại sư đều từ chối.

Căn hộ xưa của đại sư Lý Hồng Chí và mẹ ở Trường Xuân, trong nhà chung cư bốn tầng rất bình thường và cũ kỹ (ảnh bên trái). Cửa vào nhà bị niêm phong với tờ niêm phong 1999 (ảnh bên phải). Ảnh do người dân Trung Quốc Đại Lục cung cấp giữa tháng 3, 4 năm 2000. (ảnh từ Minh Huệ Net)

Vấn đề uống thuốc

Về vấn đề uống thuốc, đại sư Lý Hồng Chí nói rõ: “Có nguồn tin nói rằng tôi cấm người ta dùng thuốc. Sự thật, điều đó hoàn toàn không đúng. Tôi chỉ giải thích sự liên hệ giữa tu luyện và việc uống thuốc. Tôi đã giúp cho hơn 100 triệu người đạt được sức khỏe. Vô số người bệnh nặng đã được lành bệnh và trở nên khỏe mạnh. Điều đó là một sự thật. Còn đối với những người bệnh quá trầm trọng và người mắc bệnh tâm thần, tôi luôn khuyên họ không nên học Pháp Luân Công. Nhưng một số người tuy vậy vẫn cưỡng cầu học nó mà không cho tôi biết. Trường hợp như thế đó, bệnh nhân phải chết vì bệnh của họ mà lại cho là đệ tử của tôi thì có công bằng không? Tôi chưa bao giờ nghe nói có những người không được săn sóc đến mà sẽ không chết chỉ nhờ họ học được một vài động tác. Cũng như nói rằng vì các bệnh viện có thể chữa được bệnh, điều đó phải chăng có nghĩa là trong bệnh viện sẽ không có ai phải chết cả?”

Có người từng ước tính sơ thế này. Cứ theo tỷ lệ tử vong trung bình ở Trung Quốc là 0,65% hàng năm, thì Trung Quốc với 1 tỷ dân sẽ có hơn 4 triệu người tử vong một cách bình thường trong vòng 7 năm (từ 1992 đến 1999). Theo giới chức Trung Quốc điều tra năm 1998 ở một số điểm luyện công, số học viên học Pháp Luân Công trước từng có bệnh là 10.475 người, sau khi học đã có hiệu quả chữa bệnh chiếm 41,5%, về khỏi bệnh về cơ bản chiếm 36%, và khỏi hoàn toàn chiếm 20,4%, như vậy tổng cộng là 97,9%, còn lại 2,1% là không cảm thấy chuyển biến gì. Những con số đó chẳng phải thuyết minh rằng Pháp Luân Công có hiệu quả cao về chữa bệnh khoẻ người sao?

Sự kiện thỉnh nguyện ngày 25/4/1999 ở Trung Nam Hải

Khi vu cáo đại sư Lý Hồng Chí, ĐCSTQ thường xuyên đề cập đến sự kiện có trên 10 nghìn học viên đến Trung Nam Hải vào ngày 25/4/1999, nơi tập trung các quan chức ĐCSTQ, và lấy đó làm “bằng chứng” rằng đại sư Lý Hồng Chí “điều động” các học viên từ xa. Thực ra các học viên tham dự thỉnh nguyện đó đều nói, hành vi ấy của họ là tự nguyện và đúng theo quyền công dân mà Hiến pháp bảo vệ. Một người nói: “Pháp Luân Công đã cứu đời tôi, mà bây giờ có người vu khống Sư phụ, tôi nếu chẳng lên tiếng thỉnh nguyện thì tôi chẳng còn lương tâm nữa! Người Hoa có câu “nhận ân một giọt, báo ân một dòng”, phàm là người tôn trọng sự thật thì đều bước ra nói lời công bằng. Hàng trăm triệu người tu tập Pháp Luân Công, những ai nhận lợi ích từ Pháp Luân Công đều nên bước ra thỉnh nguyện, chứ im lặng thì chính là giúp đỡ cho vu khống hoành hành!”

Theo nhân viên nội bộ công an tiết lộ, ngày 25/4/1999 cảnh sát đã chặn các ngả đường chính, không để các học viên Pháp Luân Công vào đường Phủ Hữu gần đó, nơi có phòng thỉnh nguyện quốc gia. Cái được gọi là “bao vây Trung Nam Hải” thực ra là cái bẫy chính trị và luật pháp: cảnh sát đã dẫn hướng học viên Pháp Luân Công “bao vây” Trung Nam Hải. Hôm ấy hơn 10 nghìn quần chúng học Pháp Luân Công trật tự đứng ở trên vỉa hè, không ảnh hưởng đến luồng xe đi dưới đường, và sau khi sự kiện qua đi, đường phố vẫn sạch sẽ, không có một mảnh giấy rác hay đầu thuốc lá.

Hiện nay người dân Trung Quốc phần đông công nhận rằng, sự kiện thỉnh nguyện 25-4 đã thức tỉnh nhân dân, là một tiến bộ lịch sử, bởi vì sự kiện này đã nêu cao giá trị “Chân-Thiện-Nhẫn” chính thống của con người. Con người vì muốn ngăn chặn hành động xấu xa nên đã bước ra, ấy là nghĩa cử bảo vệ sự công chính đạo nghĩa của xã hội, là tinh thần đáng trân quý nhất của con người.

“Làm chính trị”

Chính trị là việc của quần chúng, ở những nước cộng hoà dân chủ thì dân chúng nói chung đều tham dự vào chính trị. Nhưng ở Trung Quốc thì tham dự vào chính trị, hay “làm chính trị”, đã trở thành một cái mũ mang tính phản diện: chỉ có đảng viên ĐCSTQ mới có đặc quyền làm chính trị, còn những người khác đều bị tước đoạt quyền này. Pháp Luân Công nhiều lần nói rõ rằng người tu luyện không tham dự chính trị. Tựa như Chúa Jesus từng nói với người La Mã rằng, ông cần thiên đường chứ không phải thế giới con người.

Thực chất của vấn đề là: ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công, ít nhất có 3.436 học viên Pháp Luân Công được báo cáo là bị bức hại đến chết, ngoài ra có hàng chục nghìn học viên Pháp Luân Công bị mổ cướp tạng. Trong bối cảnh đó, Pháp Luân Công bước ra vạch trần sự thật cuộc đàn áp, thế là ĐCSTQ bèn chụp cho họ cái mũ “làm chính trị”, giữa cực hình tra tấn và “làm chính trị” thì rốt cuộc cái nào cần bị lên án?

Trạng thái người thường ‘ngộ trong mê’ là không thể bị phá hoại

Đại sư Lý Hồng Chí nhiều lần giảng rằng học viên Pháp Luân Công không được phá hoại trạng thái xã hội người thường. Trời đã an bài cho con người hoàn cảnh sống này, tức là sống trong ‘mê’ này, không nhìn thấy chân tướng ở không gian khác, khiến con người trả nợ nghiệp khi sống trong sinh-lão-bệnh-tử. Giả sử ai ai cũng mở thiên mục, thấu thị nhân thể, cách tường khán vật, ai ai cũng bay lơ lửng trên không, thế thì có còn là xã hội nhân loại nữa không? Nghiêm trọng phá hoại trạng thái xã hội nhân loại là tuyệt đối không được phép. Nếu mọi người ai ai cũng sống thoải mái không bệnh không khổ, thế thì chẳng phải đã là ở thiên đường rồi?

Không biết trời cao đất dày!

Đại sư Lý Hồng Chí đưa đến lợi ích sức khoẻ cho hàng trăm triệu người. ĐCSTQ không thể một tay che cả bầu trời. Lịch sử đang minh oan cho đại sư Lý Hồng Chí.

Những người tôn trọng sự thật đã thấy rằng đại sư Lý Hồng Chí mang lại lợi ích sức khoẻ cho hàng trăm triệu người. (ảnh từ Minh Huệ)

Người đến vì các bạn, người ấy là ai?

Bài của Vương Hoa

Mấy năm trước một người từ Trung Quốc đã viết trong thiệp mừng sinh nhật đại sư Lý Hồng Chí: “Nếu một bác sĩ chữa khỏi bệnh hiểm nghèo cho tôi, tôi sẽ cảm kích vị ấy suốt đời. Nếu một bậc thầy dạy cho tôi ý nghĩa chân chính của cuộc đời, tôi sẽ vĩnh viễn tôn trọng vị ấy. Nếu một người cứu thoát tôi bên bờ huỷ diệt, tôi sẽ đời đời nhớ ân đức của vị ấy. Ngài chính là vị ấy!” Những lời đó đã nói lên cái tâm của hàng trăm triệu học viên Pháp Luân Đại Pháp.

Đường Bái Kiều, một trong những người đứng đầu hoạt động dân chủ ngày 4/6/1989, đã có lời phát biểu nhân ngày Đại Pháp thế giới 13-5 năm nay, thể hiện nhận thức của những người không tập Pháp Luân Công. Ông nói rằng về phương diện phục hồi đạo đức thì Pháp Luân Công ở Trung Quốc đã vượt qua bất kể một tập thể nào khác, hơn nữa, phương thức hoà bình phi bạo lực của các học viên Pháp Luân Công làm cảm động nhân dân toàn thế giới. Chẳng hạn như phong trào thoái đảng, nó thực sự phát huy tác dụng thay đổi lòng dân. Đối mặt với cuộc đàn áp chưa từng có, dù trong khó khăn như thế Pháp Luân Công vẫn làm được rất là tốt, đó là kỳ tích và vinh quang, vẫn luôn được những nhà lịch sử nghiên cứu kỹ.

Đại sư Lý Hồng Chí là một vĩ nhân được mọi người ở khắp nơi tôn kính. Đối với những ai không tin Thần Phật, thì thảo luận tạm kết thúc ở đây, vì phần thảo luận tiếp theo vượt qua nhìn nhận mà người không tin Thần Phật có thể tiếp thu. Thực ra thì trên 70% nhân loại là có tín ngưỡng tôn giáo, trong tâm tin vào Thần Phật. Đại sư Lý Hồng Chí là một vị “Thánh Nhân”, một vị “Giác Giả”. Tờ “Tân Kỷ Nguyên” số 70 có bài “Những tiên tri ám chỉ về Pháp Luân Công” đã dẫn ra nhiều lời tiên tri cho thấy rằng trong Kinh Phật, Kinh Thánh, cũng như trong những tiên tri của Pháp, Hàn Quốc, hoặc của Lưu Bá Ôn, tức là tiên tri cả trong ngoài nước Trung Quốc xưa nay, người ta đều có lời tiên tri rằng đến thời nhân loại mạt thế sẽ có Chúa Cứu Thế, có Cứu Thế Chủ hạ phàm cứu độ con người thế gian, như hoa Ưu Đàm tái hiện, Thần đến thế gian, tất cả đều chỉ về một người, người đến đây vì mọi người…

Lịch sử cũng giống như một giáo viên kiên nhẫn. Người Do Thái nhìn nhận rằng bản thân họ là con dân của Thượng Đế, bấy giờ họ không tin rằng Chúa Jesus là con của Thượng Đế và họ đã bức hại Chúa Jesus. Con người biết được bao nhiêu, khi một vị Cứu Thế Chủ mới giáng hạ xuống nhân gian, thì Ngài có chiểu theo tưởng tượng của con người mà an bài những việc mình làm hay không? Tuyệt đối sẽ không. Trong vũ trụ này vĩnh viễn là Thần quyết định con người, chứ không phải con người quyết định Thần. Người ngông cuồng tự đại thì chính là tự huỷ hoại mình. Đạo lý đơn giản như thế, nhưng đến thời mạt Pháp, rất nhiều quan niệm của con người đã biến dị, và nhân loại vẫn mãi không rút ra được bài học lịch sử ấy.

Tháng 4/1999, vào một ngày mưa gió, đại sư Lý Hồng Chí trong buổi trả lời phỏng vấn của tờ Times có biểu đạt rằng ông biết những gì sẽ phát sinh, biết được sức chịu đựng của con người, nhưng nếu ông mà nói ra những gì người ta thấy quá lạ, thì sẽ không ai tin. Ông nói rằng nhân loại hiện nay đúng vào thời kỳ loạn thế. Thời loạn thế là vì sao? “Tất nhiên, lý do không chỉ có một. Nguyên nhân lớn nhất khiến xã hội hôm nay trở nên xấu là vì con người không còn tin vào chính giáo nữa. Người ta đến giáo đường, nhưng không còn tin vào Thượng Đế. Họ sẵn lòng làm bất kể điều gì. Nguyên nhân thứ hai là từ đầu thế kỷ này, người hành tinh khác bắt đầu thâm nhập vào tư tưởng của con người cũng như hình thái ý thức và văn hoá.”

Mặc dù chưa phải đến lúc cuối, nhưng mấy năm gần đây người ta đã dần dần không ngừng nhận ra cái nhìn sâu sắc của đại sư Lý Hồng Chí.

Tuy nhiên vẫn có những người hoàn toàn không tin. Đại sư Lý Hồng Chí cho biết, không nói đến ông là ai, không quan tâm ông từ đâu đến, thì con người tương lai đều sẽ thấy được điều ông thành tựu là gì, và con người sẽ thấy được việc này đều do ông làm. Chọn ngày sinh nhật làm ngày truyền xuất ra Pháp Luân Đại Pháp, đại sư Lý Hồng Chí nói: “Đời này của tôi chính là đến đây để truyền Pháp này”, “Tôi không muốn nhìn thấy bất kể sinh mệnh nào huỷ hoại chính mình, cho nên tôi đã đến đây vì chư vị!”.

Dịch từ nguyên bản tiếng Trung: http://www.epochtimes.com/b5/11/5/28/n3270111p.htm



Ngày đăng: 14-08-2011

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.