Một vài hiểu biết về sách «Khải Huyền»
Tác giả: Li Zhan
[ChanhKien.org] Sách «Khải Huyền» của «Thánh Kinh» là một bộ sưu tập các dự ngôn vĩ đại. Nó tiên tri rất nhiều sự kiện lớn hiện đang xảy ra hoặc sẽ phát sinh trên thế giới ngày nay. Nhưng trong một thời gian dài, người ta có nhiều lý giải khác nhau về cuốn sách này. Có nhiều chỗ hiểu sai và nhầm lẫn. Nhiều người hiểu nhầm rằng các sự kiện được mô tả trong sách «Khải Huyền» đang, hoặc sẽ diễn ra tại Trung Đông và bỏ qua nhiều sự kiện lớn thực sự quyết định tương lai nhân loại. Bài viết này sẽ phân tích một vài đoạn trong sách «Khải Huyền» với hy vọng rằng các chính phủ và người dân khắp thế giới sẽ lại có được chính kiến về nhiều sự kiện hiện đang diễn ra tại Trung Quốc, đồng thời nhận ra tính nghiêm trọng của vấn đề mà toàn nhân loại đang phải đối mặt, từ đó đặt định vị trí cho mình một cách đúng đắn, điều thực sự giúp ích cho bản thân họ và người khác.
(1) “Con rồng đỏ” chính là Đảng Cộng sản Trung Quốc
“Kìa, một Con Rồng lớn, màu đỏ, có bảy đầu và mười sừng; trên các đầu nó có bảy vương miện.” («Khải Huyền», 12:3). Để có thể hiểu đúng sách «Khải Huyền», chìa khóa nằm ở chỗ nhận diện “con rồng đỏ”, bởi vì “Con Rồng ban cho nó (con Thú chống Chúa) quyền lực, ngai vàng, và quyền phép lớn”. («Khải Huyền», 13:2). Một khi hiểu được “con rồng đỏ” là gì, sẽ rất dễ dàng để tìm ra con thú mà “số của nó là sáu trăm sáu mươi sáu.” («Khải Huyền», 13:18).
“Con Rồng lớn đã bị ném xuống, đó là Con Rắn thời xưa, có tên là Ác Quỷ và Sa-tan, kẻ lừa dối dân cư trên khắp thế gian; nó bị ném xuống đất, và các quỷ sứ của nó cũng bị ném xuống chung với nó.” («Khải Huyền», 12:9).
Con người ngày nay nhìn chung coi “con rồng đỏ” như là một biểu tượng của quỷ hay sa-tăng. Thực ra, “con rồng đỏ” trong sách «Khải Huyền» không chỉ đại diện cho quỷ dữ hay sa-tăng, mà còn đề cập đến một thứ cụ thể. “Từ không gian tầng thấp nhất ở Thiên thượng mà nhìn thì Đảng Cộng sản Trung Quốc có hình thức là một con ác long màu đỏ.” (“Giải thích ba đoạn cuối bài thơ Hoa Mai”, «Tinh Tấn Yếu Chỉ II»). Màu sắc ưa thích của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ở thế gian con người chính là màu đỏ.
Một khi đã nhận ra rằng “con rồng đỏ” là chỉ ĐCSTQ, sẽ không khó để nhận thấy rằng các lời tiên tri trong sách «Khải Huyền» là xoay quanh Trung Quốc chứ không phải Trung Đông. “Số của các kỵ binh là hai trăm triệu; tôi đã nghe được quân số đó của họ.” («Khải Huyền», 9:16). Không có nước nào khác trên thế giới, ngoại trừ Trung Quốc, mà “mỗi công dân cũng là một người lính” và có khả năng tổ chức được một đội quân lên tới 200 triệu người. Ở tiết 12 Chương 16 sách «Khải Huyền» có đề cập đến “phương Đông”, và cũng là chỉ Trung Quốc.
(2) Con quỷ có số “666” chính là Giang Trạch Dân
“Ở đây đòi hỏi sự khôn ngoan. Ai có tri thức hãy tính ra số của con thú, vì đó là số của một người; số của nó là sáu trăm sáu mươi sáu.” («Khải Huyền», 13:18).
“Con Thú tôi thấy ấy trông giống như một con beo; chân nó giống như chân gấu; miệng nó giống như miệng sư tử. Con Rồng ban cho nó quyền lực, ngai vàng, và quyền phép lớn.” («Khải Huyền», 13:2).
Dựa trên những lời khải thị này, chúng ta biết rằng con thú này ở tại Trung Quốc và nằm dưới sự khống chế của ĐCSTQ. Ở đây không ai khác ngoài cựu Bí thư ĐCSTQ, Giang Trạch Dân; ĐCSTQ đã cho Giang tất cả những điều này.
Một bài viết trên mạng Chánh Kiến đã tiết lộ bí mật đằng sau con số “666” (Xem tại: Tập đoàn lưu manh chính trị tà ác và “666”). Tiếng Hán là ngôn ngữ rất đặc biệt và nhấn mạnh vào các đường nét của ký tự. Trong tiếng Hán, hai chữ “cộng sản” (共产) mỗi chữ đều có 6 nét. Chữ “Giang” (江) cũng gồm 6 nét. Do đó “666” đại diện cho ĐCSTQ và Giang Trạch Dân. Chế độ của Giang chính là con quỷ được đề cập trong sách «Khải Huyền» với con số đại diện là “666”. Giang Trạch Dân là cái đầu của tà ác.
Tiết 13 và 14 Chương 13 sách «Khải Huyền» cũng mô tả con thú: “Nó làm được những dấu lạ lớn,… Nó lừa gạt những người sống trên đất bằng những dấu lạ nó được ban cho để thực hiện trước mặt Con Thú.” Theo sách của Daniel thuộc «Cựu Ước», sau đây là một số đặc điểm của con thú: thú tính, ích kỷ và tự phụ, độc tài, bất chấp luật pháp, khoác lác, dối trá, xảo quyệt, đồi bại, điên cuồng, ti tiện, và vô luân, giống như một con quỷ. Nói cách khác, hắn là kẻ ti tiện và tội lỗi không thể tha thứ. Hãy xem lại những hành vi của Giang. Ông ta cực kỳ ích kỷ, độc tài, kiêu căng, đồi bại, vô luân, và công khai chà đạp luật pháp. Khi giận dữ, ông ta hành động không khác gì một con quỷ. Hành vi này hoàn toàn khớp với điều được mô tả trong sách của Daniel.
(3) Trận chiến cuối cùng
Sách «Khải Huyền» cùng nhiều lời tiên tri khác trong «Thánh Kinh» cũng mô tả về “trận chiến cuối cùng” giữa Thiện và ác sẽ xảy ra ngay trước Đại Phán xét Cuối cùng của Đức Chúa Trời. Người ta rất hứng thú với chủ đề này và thường coi “trận chiến tối hậu” này là một cuộc đụng độ quân sự mang tính hủy diệt sẽ diễn ra tại Trung Đông với sự tham gia của nhiều nước. Thực ra, đây là sự hiểu nhầm tai hại.
Con thú được mô tả như là “có mười sừng và bảy đầu; trên các sừng nó có mười vương miện, và trên các đầu nó có những danh hiệu phạm thượng.” («Khải Huyền», 13:1).
“Con Thú được ban cho cái miệng nói những lời ngạo mạn và phạm thượng, và được ban cho quyền để hành động trong bốn mươi hai tháng. Nó mở miệng nói những lời xúc phạm đến Đức Chúa Trời, xúc phạm đến danh Ngài, đến nơi thờ phượng Ngài, và đến những đấng ở trên Trời.” («Khải Huyền», 13:5-6).
Theo ngôn ngữ thời nay, điều này có nghĩa là con thú dùng đủ loại phương tiện truyền thông để công kích và phỉ báng Đức Chúa Trời. Cuốn sách của Daniel trong «Cựu Ước» cũng nói về con thú dùng miệng của nó để phỉ báng Đức Chúa Trời như thế nào. Đức Chúa Trời là Đấng mà “dò xét tâm trí và lòng dạ loài người.” («Khải Huyền», 2:23). Tất cả những điều này chứng tỏ rằng “trận chiến cuối cùng” này không nói về loại hình xung đột vũ trang mà con người vẫn nghĩ. Ngoài phỉ báng Đức Chúa Trời ra, “Nó (con thú) cũng được cho phép giao chiến với các thánh đồ và chiến thắng họ; và nó được ban cho quyền trên mọi bộ lạc, mọi dân tộc, mọi ngôn ngữ, và mọi quốc gia.” («Khải Huyền», 13:7). Do đó, “trận chiến cuối cùng” không phải là chiến tranh trong thế giới con người. Nó tương tự với sự bức hại mà Đức Chúa Jesus và các thánh đồ phải gánh chịu dưới Đế chế La Mã.
Vậy thì rốt cuộc “trận chiến tối hậu” này là gì? Câu trả lời sẽ trở nên rõ ràng khi chúng ta nhìn lại điều mà Giang Trạch Dân đã làm vào ngày 20/7/1999. Xuất phát từ sự ích kỷ và lòng đố kỵ, ông ta đã lợi dụng quyền lực trong tay để gạt luật pháp sang một bên, dùng tất cả các phương tiện truyền thông có trong tay để phỉ báng và vu khống Pháp Luân Công. Ông ta đã coi “Chân, Thiện, Nhẫn” như là kẻ thù số một của mình. Ông ta đã làm mọi thứ có thể và tận dụng tất cả tài nguyên trên khắp Trung Quốc để bức hại Pháp Luân Công. Ông ta sử dụng đủ loại thủ đoạn tra tấn trong lịch sử loài người, tự cổ chí kim, cả trong và ngoài Trung Quốc để bức hại vô số học viên Pháp Luân Công. Nó rất tương tự với sự bức hại mà các thánh đồ Cơ Đốc giáo phải chịu đựng trong tay Đế chế La Mã! Sự khác biệt duy nhất là nó xảy ra trong thời đại ngày nay, với quy mô và phạm vi rộng lớn hơn, đồng thời thủ đoạn của Giang Trạch Dân và ĐCSTQ là xảo trá, tàn bạo và tà ác hơn rất nhiều. Vì thế, những hành vi hung bạo, xấu xa và cực kỳ tà ác nhằm bức hại “Chân, Thiện, Nhẫn” ấy chính là “trận chiến cuối cùng”.
“Bấy giờ tôi thấy từ miệng Con Rồng, từ miệng Con Thú, và từ miệng tiên tri giả, xuất ra ba tà linh ô uế giống như ba con ếch. Vì chúng là tà linh của các con quỷ nên chúng làm các phép lạ. Chúng đến với các vua trên toàn thế giới để kết hợp họ lại với nhau, hầu đánh trận trong ngày lớn của Đức Chúa Trời Toàn Năng.” («Khải Huyền», 16:13-14).
Đoạn trên rõ ràng là chỉ những sinh mệnh nhơ nhớp như ếch xuất ra từ cái miệng của con rồng, con thú và nhà tiên tri giả, và chúng đã tập hợp được lãnh đạo của một số quốc gia trên trái đất. Tiết 7-8 Chương 13 sách «Khải Huyền» nói rằng sức ảnh hưởng của tà ác sẽ lan ra khắp thế giới. “Các vua trên đất đã phạm tội gian dâm với nó (đại dâm phụ), và dân cư trên đất đã bị say vì rượu gian dâm của nó.” («Khải Huyền», 17:2). Do vậy rõ ràng là “trận chiến cuối cùng” quyết định số phận của nhân loại này không chỉ giới hạn bên trong Trung Quốc mà là ở khắp thế giới.
Sau khi cuộc bức hại bắt đầu, những người đi theo Giang không chỉ điên cuồng đàn áp và bức hại “Chân, Thiện, Nhẫn” bên trong Trung Quốc, mà còn sử dụng các kênh truyền thông và ngoại giao để lan truyền những lời dối trá về Pháp Luân Công tới chính phủ và người dân các nước, đầu độc con người khắp thế giới. Không như lệ thường của các lãnh đạo Trung Quốc trong quá khứ, Giang Trạch Dân thường có những chuyến thăm các nước trên thế giới. Bất chấp thể diện quốc gia, ông ta đã cố gắng có những vụ giao dịch bất hợp pháp để đổi lấy sự ủng hộ của một số nước cho cuộc bức hại Pháp Luân Công, hoặc hạn chế quyền hợp pháp của học viên Pháp Luân Công tại những nước này. Ông ta liên tục dùng đủ mọi thủ đoạn ti tiện để tuyên truyền chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công tới khắp các quốc gia trên thế giới.
Sách «Khải Huyền» mô tả con rồng là “kẻ lừa dối dân cư trên khắp thế gian; nó bị ném xuống đất, và các quỷ sứ của nó cũng bị ném xuống chung với nó.” (13:14), và những kẻ thông dâm với nó “mọi quốc gia đều bị ma thuật của ngươi lừa dối.” (18:23). Rõ ràng là bởi những thủ đoạn lừa dối này, người dân khắp thế giới đã không thấy được bản chất tà ác của Giang và tập đoàn chính trị lưu manh. Họ không nhận ra rằng bản chất thật sự của Giang là một tên đồ tể giết hại những người vô tội và lương thiện —các học viên Pháp Luân Công. Họ không thấy được sự nguy hiểm mà Giang mang đến cho nhân loại.
(4) Dấu vết con thú
Tiết 14-16 Chương 13 sách «Khải Huyền» đã đề cập rằng con thú lừa dối người ta tới mức họ bị nó đánh dấu.
“Bấy giờ tôi nghe có tiếng lớn từ đền thờ truyền cho bảy vị thiên sứ, ‘Hãy đi và đổ bảy bát thịnh nộ của Đức Chúa Trời xuống đất.’ Vậy vị thiên sứ thứ nhất đi ra và đổ bát của mình xuống đất; thế là lở loét và ung độc xảy đến trên những kẻ có dấu của Con Thú và những kẻ thờ lạy hình tượng nó.” («Khải Huyền», 16:1-2).
“Kế đến một vị thiên sứ khác, vị thiên sứ thứ ba, theo sau hai vị kia, hô to, ‘Ai thờ phượng Con Thú và hình tượng nó, nhận lấy dấu của nó trên trán hay trên tay mình, 10 kẻ ấy phải uống rượu thịnh nộ của Đức Chúa Trời, được rót vào chén thịnh nộ của Ngài với nguyên nồng độ. Kẻ ấy sẽ bị lửa và lưu huỳnh hành hạ trước mặt các vị thiên sứ thánh và trước mặt Chiên Con. Khói khổ hình của chúng sẽ bay lên đời đời vô cùng. Những kẻ thờ phượng Con Thú và hình tượng nó, và bất cứ ai nhận lấy dấu của danh nó sẽ không được an nghỉ cả ngày lẫn đêm’.” («Khải Huyền», 14:9-11)
Đối với mỗi người trên thế gian này, là cực kỳ trọng yếu khi nhận ra bản chất thực sự của con thú và dấu vết con thú. Đoạn trên minh xác rằng chế độ chính trị của Giang chính là con thú. Thờ cúng chế độ chính trị ấy chính là thờ cúng con thú. Những ai bị nó đánh dấu đang ở trong tình huống cực kỳ nguy hiểm. Khi Pháp Chính Nhân Gian tới, những ai mang dấu vết của nó sẽ “uống rượu thịnh nộ của Đức Chúa Trời.”
(5) Thành Babylon lớn
Chương 16, 17 và 18 của sách «Khải Huyền» đã mô tả cảnh các thiên thần nhấn chìm “thành Babylon lớn” xuống đáy đại dương. Khi người ta nhận ra bản chất thực sự của ĐCSTQ, họ sẽ thấy rằng “thành Babylon lớn” chỉ là một ẩn dụ. Nó không đề cập đến sự tái xuất của Babylon cổ đại, nơi mà ngày nay là Iraq, hay sự trỗi dậy lần nữa của Đế chế La Mã cổ đại, ở tại châu Âu ngày nay. Vai trò của “thành Babylon lớn” trong trận chiến cuối cùng này tương tự với vai trò của Đế chế La Mã trong khi chống lại Chúa Jesus và các Thánh đồ trong những ngày đầu của Cơ Đốc giáo. Sự hủy diệt của “thành Babylon lớn ngày xưa có lẽ là một ví dụ về số phận mà “thành Babylon lớn” ngày nay phải đối mặt.
Cả tiết 8 Chương 14 và tiết 2 Chương 17 sách «Khải Huyền» đều chỉ ra rằng các vị Vua phương Đông đã phạm tội gian dâm với “đại dâm phụ”. Điều này ám chỉ những giao dịch bẩn thỉu mà “đại dâm phụ” đã thực hiện với lãnh đạo một số quốc gia. Nhiều quốc gia đã bị lừa dối bởi “phép lạ” của con thú, và quên mất cảm giác chính nghĩa và nhân ái khi họ đối mặt với lợi ích chính trị và kinh tế tại Trung Quốc. Kết quả là họ đã làm ngơ trước tội ác của đại dâm phụ và “bị say vì rượu gian dâm của nó”.
“…Tiếng nói của chàng rể và cô dâu sẽ không bao giờ được nghe ở trong ngươi nữa, Vì những thương gia của ngươi là những tay cự phú trên đất, Vì mọi quốc gia đều bị ma thuật của ngươi lừa dối.” («Khải Huyền», 18:23). Khi phán xét cuối cùng tới, những thương gia sẽ “khóc than khi thấy khói thiêu đốt nó bốc lên.” («Khải Huyền», 18:18). Sách «Khải Huyền» đã tiên tri về điều này từ rất lâu về trước. Thật là đáng xấu hổ cho những “thương gia” bị lừa dối bởi “phép lạ” kinh tế (sự tăng trưởng kinh tế giả tạo của Trung Quốc) và cuối cùng mất đi tất cả.
“Thành Babylon lớn” là cái gốc của tà ác. Nó là “Mẹ của các điếm đĩ, Và Mẹ của những gớm ghiếc trên đất.” («Khải Huyền», 17:5). Đây chính là “chỗ ở của các quỷ, Nơi giam giữ mọi tà linh ô uế, Nơi giam giữ mọi loài chim không thanh sạch và gớm ghiếc.” («Khải Huyền», 18:2). Đây chính là nơi mà tập đoàn chính trị của Giang ở. Cuối cùng họ sẽ không thể thoát khỏi sự phán xét của chính nghĩa.
(6) Tân Jerusalem
Theo sách «Khải Huyền», Giang Trạch Dân được cho phép bức hại Pháp Luân Công khi nắm quyền trong 42 tháng. “Con Thú được ban cho cái miệng nói những lời ngạo mạn và phạm thượng, và được ban cho quyền để hành động trong bốn mươi hai tháng.” («Khải Huyền», 13:5).
Cuốn sách cũng mô tả trong số nhiều thảm họa lớn mà nhân loại phải đối mặt, một số đã biến mất và một số đã trở nên ít nghiêm trọng hơn. Đó là vì “vị Vua của các vị Vua” đã gánh chịu thay cho con người. Đó là vì Đại Pháp vũ trụ đang hồng truyền tại thế gian con người. Đó là vì có hàng trăm triệu đệ tử Đại Pháp đang triển hiện lòng can đảm vĩ đại và vứt bỏ sinh-tử để duy hộ chân lý.
“Bấy giờ Đấng ngồi trên ngai phán, ‘Này, Ta làm mới lại muôn vật.” Ngài lại phán, “Hãy ghi lại những điều này, Vì những lời ấy đáng tin và chân thật’.” («Khải Huyền», 21:5). Tân Jerusalem được đề cập đến trong tiết 2 Chương 21 sách «Khải Huyền» chính là một ẩn dụ. Nó không phải là Jerusalem ở Trung Đông mà con người ngày nay vẫn nghĩ. “Tân Jerusalem” là chỉ nhân loại mới, trái đất và vũ trụ mới, một nơi rất tinh khiết và tươi đẹp.
Ghi chú: Để hiểu được toàn bộ nội dung «Khải Huyền», mời quý độc giả đọc loạt bài Chính giải «Thánh Kinh•Khải Huyền».
Dịch từ:
http://www.pureinsight.org/node/1094
Ngày đăng: 21-04-2011
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.