Khải thị từ việc Trương Quả Lão cưỡi lừa ngược
Tác giả: Vô Ngấn – Đệ tử New Zealand
[ChanhKien.org]
Câu chuyện Trương Quả Lão cưỡi lừa ngược đã quá quen thuộc với mọi người, nhà nhà đều biết. Mỗi người sẽ có một cách nhìn, “nhân giả kiến nhân, trí giả kiến trí” (người nhân thì thấy điều nhân, bậc trí giả thì thấy điều trí), câu chuyện này âm thầm truyền tải những triết lý nhân sinh sâu sắc. Trong cuốn “Chuyển Pháp Luân”, câu chuyện này được nhắc đến hai lần, đủ để thấy rằng câu chuyện này chứa đựng nội hàm sâu sắc. Thế nhưng, trước kia, mỗi lần học đến đoạn Pháp này, chúng ta đều không suy nghĩ sâu xa, chỉ cảm thấy rằng “Trương Quả Lão thấy con người dường như đang tiến bộ, nhưng nhân tâm lại thụt lùi, chỉ có vậy mà thôi”. Vì vậy, dù đọc hàng trăm, hàng nghìn lần, chúng ta cũng chỉ nhìn thấy nội hàm bề mặt của Pháp. Kỳ thực, những câu chuyện có thể được ghi vào trong Pháp đều không hề đơn giản.
Trong quá trình liên tục học thuộc Pháp lặp đi lặp lại, các đồng tu trong nhóm học Pháp của chúng tôi mới có cơ hội tĩnh tâm lại để nghiêm túc lý giải nội hàm của Pháp. Có một lần, một đồng tu đề nghị mỗi người chúng tôi chia sẻ một chút lĩnh ngộ của mình về câu chuyện này, chúng tôi mới nhận ra góc nhìn của mỗi người đều không giống nhau, lý giải cũng khác nhau. Chúng tôi mới phát hiện ra rằng đằng sau câu chuyện này thực sự chứa đựng nội hàm vô cùng phong phú, là Sư phụ đã hữu ý lưu lại cho chúng ta để chúng ta tự tu, tự ngộ.
Trong quá trình thảo luận, Sư phụ dần khải thị cho chúng tôi những Pháp lý khác nhau, nhờ đó mọi người mới có nhận thức mới về Pháp lý của câu chuyện này. Tôi xin được tổng kết lại vài điều như sau để cùng các đồng tu tham khảo, nếu có chỗ nào chưa đúng với Pháp, mong các đồng tu chỉ giáo.
1. Cưỡi lừa ngược, lừa đi về phía trước mà người cưỡi lại hướng về phía sau. Con lừa có thể được ví như nhân loại. Trong bài hát “La Sát Hải Thị” nổi tiếng một thời của Đao Lang, hình tượng “mã hộ” (马户) chính là con lừa (驴), tượng trưng cho những người có quyền lực và địa vị trong xã hội, những nhân sĩ ở giai tầng dẫn dắt trào lưu của nhân loại. Nhân loại đang tiến về phía trước, nhưng đối với người ngồi trên lưng lừa mà nói, thì thực ra lại đang thụt lùi. Nhân loại đang tiến bộ, khoa học đang phát triển, nhưng đạo đức và nhân tâm lại ngày càng suy đồi, trượt dốc.
2. Đối với người cưỡi lừa ngược mà nói, dù có nhìn thấy con người đang thụt lùi, nhưng một khi đã ngồi trên lưng lừa thì thân bất do kỷ, không thể theo ý mình. Con người đều bị cuốn theo dòng chảy lớn của nhân loại, bất lực trượt xuống, thậm chí còn hùa theo trào lưu.
3. Người cưỡi lừa ngược, mặt hướng về phía sau của con lừa, đó là phương hướng mà con người và lừa (nhân loại) đến thế gian, là điểm khởi đầu của hành trình sinh mệnh, đó cũng là chốn nguyên lai của con người, là nơi trước khi con người hạ thế. Đó là nơi (nguyên) thần cư ngụ, là bản tính, là cội nguồn xa xưa, là truyền thống.
4. Nếu con người muốn giải thoát, không bị con lừa dẫn động trượt xuống, thì phải nhảy xuống lừa và tự mình quay trở lại. Hành vi này chính là tu luyện. Chỉ có tu luyện mới có thể nhảy ra khỏi dòng chảy lớn của nhân loại, không bị dẫn động bởi sự ô nhiễm của thùng thuốc nhuộm lớn, bảo trì bản nguyên chân thật.
5. Cưỡi lừa ngược cũng là lời cảnh tỉnh rằng con người cần phải nhìn ngược lại mọi thứ trong thế gian thì mới có thể thấy được chân lý. Những gì mà con người coi trọng, chúng ta cần xem nhẹ; những gì con người truy cầu thì chúng ta cần buông bỏ. Đối với người tu luyện mà nói thì chính là phải hướng mục tiêu về phía sau, thoát khỏi con lừa, nhảy ra khỏi sự ràng buộc của quan niệm con người, mới có thể làm chủ chính mình, quay về nguồn cội, phản bổn quy chân.
6. Từ Pháp, chúng tôi ngộ ra sâu hơn rằng, ngay cả một người tu luyện nổi tiếng như Trương Quả Lão, dù ông cũng đang đi theo hướng ngược lại và đang tu luyện, nhưng vẫn là đang cưỡi lừa, thân bất do kỷ bị trượt xuống theo quy luật thành – trụ – hoại – diệt của vũ trụ. Sự tu luyện của họ trong quá khứ thực ra không thể thực sự trở về bản nguyên. Quá trình tu luyện của họ chỉ là đang đặt nền móng cho văn hóa tu luyện. Khi chờ đợi đến ngày Sáng Thế Chủ chính Pháp, họ vẫn phải chuyển sinh lại thành người để tu luyện Đại Pháp, mới có thể thực sự quay về gia viên chân chính của mình. Chỉ có tu luyện Đại Pháp ngày hôm nay mới là tu luyện chân chính.
Sư phụ mượn câu chuyện này để điểm hóa cho chúng ta rằng đệ tử Đại Pháp càng phải trân quý Đại Pháp, nghiêm túc học Pháp và suy ngẫm về nội hàm trong Pháp. Chỉ có Đại Pháp mới có thể thực sự khiến chúng ta phản bổn quy chân, chỉ có Đại Pháp mới có thể khiến vũ trụ vĩnh viễn thoát khỏi khổ nạn của thành – trụ – hoại – diệt, đạt đến sự vĩnh hằng.
Chúng ta hãy trân quý Đại Pháp, nghiêm túc học Pháp, đừng phụ sự khổ tâm cứu độ của Sư phụ!
Do tầng thứ có hạn và sự hiểu biết còn hạn chế, nếu có chỗ nào chưa thỏa đáng, mong các đồng tu từ bi chỉ chính.
Hợp thập.
Ngày đăng: 04-04-2025
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.