Một chút nhận thức về tam vị nhất thể của Thần
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Đại Lục
[ChanhKien.org]
Lời của Ban biên tập:
Bài viết này chỉ là một chút thể ngộ cá nhân của tác giả về Pháp lý tại tầng thứ mà tác giả nhận thức được, nhằm mục đích tìm tòi, mở rộng tư duy. Nội dung bài viết chắc chắn sẽ có những hạn chế nhất định, chỉ mang tính chất tham khảo. Mong mọi người “dĩ Pháp vi Sư”.
1. Tam vị nhất thể của Thần
Thần có trạng thái của tam vị nhất thể, một là “chân thần”, hai là “chân thân”, ba là “tư tưởng”. Chúng ta hãy lấy Bàn Cổ để hiểu về khái niệm tam vị nhất thể này. Chúng ta đều biết rằng, tiểu vũ trụ mà chúng ta đang sinh sống được gọi là Bàn Cổ, tiểu vũ trụ chính là một tiểu thiên thể, là thân thể của Bàn Cổ, cũng chính là chân thân của Ông. Tư tưởng của Ông chính là Pháp lý cao nhất cấu thành và thành tựu tầng vũ trụ này của ông. Ở một nơi nào đó của thân thể Ông còn có nguyên thần của Ông, đó chính là chân thần của Ông, nơi chân thần cư ngụ chính là thần vị của Ông.
Chân thần có thể rời khỏi thần vị và thân thể đến khắp nơi hoạt động, chân thần có hình tượng của bản thân, hình tượng chân thần của Bàn Cổ là hình tượng người với khắp thân mọc đầy lông lá. Khi chân thần quay trở về thần vị thì gọi là quy vị. Tam vị nhất thể ở tầng càng cao thì tư tưởng và chân thân là hợp nhất. Chân thần có một đặc điểm, bất kể ông có đi du ngoạn đến đâu trong vũ trụ thì đều sẽ “nhập gia tùy tục” và suy xét vấn đề theo tư tưởng của không gian vũ trụ nơi đó. Nếu không, đem theo tư tưởng của bản thân thì sẽ can nhiễu và cải biến vũ trụ của người khác. Nhưng ngoài tam giới ra thì những nơi khác đều không có mê, ông có thể trở về thế giới của mình bất cứ lúc nào. Nếu chân thần của ông đến cõi mê thế gian này thì ông cũng sẽ quên tư tưởng của bản thân và thân thể của ông, quên bản thân là thần và không tìm được đường về nhà. Nếu Bàn Cổ thực sự đến thế gian thì cũng cần chúng ta đi đánh thức Ông.
Từ trong Pháp chúng ta biết rằng, đệ tử Đại Pháp một khi đắc Pháp thì đã thành Thần, những người đắc Pháp trước ngày 20 tháng 7 đều đã được Sư phụ đẩy tới vị trí. Nói tóm lại, bất kể đệ tử Đại Pháp thuộc bộ phận nào trong ba bộ phận thì đều đã là Thần, điều này là không còn nghi ngờ gì nữa. Một khi đắc Pháp chúng ta đều đã tu luyện tại quả vị rồi. Do đó, là Thần thì chúng ta cũng có tam vị nhất thể của chúng ta.
Vậy tam vị nhất thể của chúng ta biểu hiện như thế nào? Chân thân của chúng ta cũng tức là thiên thể của ta, vũ trụ của ta, đã được Sư phụ đẩy tới vũ trụ mới và trở thành bộ phận tổ thành của vũ trụ mới, tất cả vũ trụ của các đệ tử Đại Pháp kết hợp lại với nhau sẽ cấu thành toàn bộ vũ trụ mới.
Vậy thì Đại Pháp tạo ra vũ trụ mới chính là tư tưởng thần của chúng ta. Nói một cách đơn giản, chân thân của ta chính là một phần của vũ trụ mới. Tư tưởng của ta chính là pháp lý tối cao trong tầng thứ sở tại, trong vũ trụ mới của ta. Trong vũ trụ mới có thần vị của ta, nhưng chân thần của chúng ta, cũng chính là chủ nguyên thần thì lại không tại vị mà vẫn còn lưu lại trong thế gian mê này. Nếu chúng ta không có trách nhiệm cứu độ chúng sinh thì việc quy vị không phải là chuyện khó. Hiện tại cần hoàn thành sứ mệnh trợ Sư chính Pháp mới có thể quy vị. Vì vậy, ngày 20 tháng 7 là một mốc thời gian, tại mốc thời gian này, chỉnh thể chúng ta đã hoàn thành việc chuyển đổi giữa Thần và người, cũng chính là chúng ta đã đạt đến điểm cao nhất của quả vị của chúng ta. Quá trình này không phải là tự chúng ta tu xuất được, mà là do Sư phụ đẩy chúng ta tới vị trí.
Điều muốn nói ở đây là tam vị nhất thể của Thần, đó là một chỉnh thể, khi nói đến một vị Thần thì chính là có tam vị này. Đó không phải là ba cá thể độc lập. Lấy con người mà nói thì gồm có chủ nguyên thần, thân thể và tư tưởng cấu thành một con người, chứ không phải là ba cá thể đơn lẻ. Có thể hiểu một cách đơn giản rằng, một phần ba của phần thần của tôi ở tại nơi con người, hai phần ba còn lại ở trong vũ trụ mới. Vì để lưu lại chân thần của chúng ta ở trong con người, Sư phụ đã để lại cho chúng ta một tầng nhân tâm cực ít nhưng hoàn chỉnh, đồng thời cấp cho chúng ta một thân thể người và trên thân người có đôi mắt thịt che phủ thiên mục của chúng ta.
2. Sự tham gia của cựu thế lực
Vì để được đắc cứu, cựu thế lực đã ép nhập 20% tầng tầng vũ trụ vào tam giới. Chân thần của Thần của cựu vũ trụ, cũng chính là chân mệnh của Thần, đã được Sư phụ mang đi và đều đang ở nơi Sư phụ. Vậy thì thứ được ép nhập vào tam giới chính là lưỡng vị trong tam vị nhất thể của cựu Thần, gồm chân thân và tư tưởng.
Nhìn từ trong phạm vi của tam giới thì sẽ thấy rất thú vị. Trong tam vị nhất thể của cựu thần thì bị thiếu đi chân thần ở nơi tam giới, chúng ta là thần của vũ trụ mới thì tại nơi tam giới lại thiếu đi tư tưởng và chân thân. Như vậy phần thiếu hụt này đã được bổ sung và lại lần nữa tổ hợp thành một chỉnh thể, đó chính là chân thần của chúng ta, cũng chính là chủ nguyên thần, cùng với tư tưởng và chân thân của cựu thần, tạo thành một tổ hợp mới. Do đó ở trong tam giới, chúng ta có tư tưởng của cựu thần đã lệch rời khỏi Pháp và thân thể già nua sau khi đã bại hoại của họ, những gì phản ánh trên bề mặt thân thể của chúng ta chính là chấp trước và nghiệp lực mà chúng ta cảm nhận được. Chân thần của vũ trụ mới vốn không có bất kỳ quan hệ nào với tư tưởng và chân thân người của cựu thần của cựu vũ trụ. Đem hai thứ này liên kết với nhau thì chính là nhân thân của chúng ta, vậy thì nhân thân trở thành tải thể chung của sinh mệnh của vũ trụ cũ và mới, cùng dùng một thân thể người. Biểu hiện của chấp trước nhân tâm và nghiệp lực mà thân thể chúng ta cảm nhận được đều đến từ tư tưởng đã lệch rời khỏi Pháp và thân thể bại hoại của cựu thần. Điều này tạo thành một cảm giác sai lớn khác, chính là coi những chấp trước và nghiệp lực này thành bản thân mình.
Đứng từ góc độ biểu hiện của con người thì gốc rễ của nguồn tư tưởng của chúng ta đến từ hai nguồn: một là đến từ bản thân thực sự của chúng ta, đó là chính niệm; một nữa là đến từ chấp trước của nhân tâm, đó là cựu thế lực. Do đó sự khác biệt giữa một niệm sẽ dẫn đến đi con đường chính tà khác nhau, vì vậy học Pháp tốt, bảo trì chính niệm là điều vô cùng quan trọng.
Khi chủ nguyên thần của chúng ta ở thế gian con người, dùng lý ở tầng con người này để xem xét vấn đề thì chính là đã bị mê. Trong an bài thiện giải hết thảy của Sư phụ, đệ tử Đại Pháp không bị mê như vậy nữa, đều có thể biết bản thân là Thần, một chút nhân tâm mà Sư phụ lưu lại cho chúng ta không khởi được tác dụng chủ đạo, nhưng sự tham gia của cựu thế lực đã thay đổi điều đó.
3. Sư phụ tương kế tựu kế
Cựu thế cho rằng chúng ta muốn cứu độ họ thì phải gánh chịu hết thảy nghiệp lực cho họ. Điều muốn nói ở đây là vào ngày 20 tháng 7, cựu thế lực đã ép nhập 20% chư Thần trong vũ trụ cùng toàn bộ nghiệp lực của vũ trụ vào tam giới. Sư phụ đã dùng 9 tháng để gánh chịu phần nghiệp lực cự đại này cho chúng ta. Nếu Sư phụ không gánh chịu cho chúng sinh thì với lượng nghiệp lực bị ép nhập xuống này sẽ huỷ hoại 20% chư Thần và tất cả đệ tử Đại Pháp. Vậy thì trong mắt cựu thế lực vũ trụ không còn nghiệp lực nữa. Đây chính là con đường Chính Pháp của cựu vũ trụ. Giống như một người già lúc sắp chết tắm rửa rồi thay một bộ quần áo cũ đã được giặt sạch sẽ và muốn tiến vào vũ trụ mới. Đổ nước bẩn (thứ mà cựu thế lực cho rằng là 100% nghiệp lực của vũ trụ) vào tam giới là xong.
Thời kỳ này chính là một khảo nghiệm đối với đệ tử Đại Pháp, khảo nghiệm học viên có thể buông bỏ sinh tử, bước ra chứng thực Pháp hay không, những người đạt tiêu chuẩn sẽ từ học viên mà trưởng thành thành đệ tử Đại Pháp – những người nhất định sẽ viên mãn trong tương lai. Những người không đạt sẽ phải thi lại trong tu luyện sau này, một lần thi lại của chỉnh thể chính là việc kiện Giang. Buông bỏ sinh tử, muốn từ học viên trở thành đệ tử Đại Pháp thì bắt buộc phải trải qua bài thi, đó cũng là yêu cầu cơ bản nhất. Đây chính là Sư phụ tương kế tựu kế, lợi dụng an bài của cựu thế lực để khảo nghiệm chỉnh thể đệ tử Đại Pháp có thể buông bỏ sinh tử hay không.
Sư phụ Chính Pháp là vì muốn sau khi canh tân thì chúng sinh sẽ trở thành những vị Thần uy nghiêm trong thời kỳ Thành của vũ trụ mới. Như vậy, thân thể già cỗi của những sinh mệnh của cựu vũ trụ và hết thảy những thứ bại của chúng đều đã trở thành nghiệp lực của thời kỳ Chính Pháp. Sư phụ đã làm 80% thiên thể, toàn thể đệ tử làm 20% ép vào tam giới, đây chính là nghiệp lực mà đệ tử Đại Pháp phải đối mặt khi cứu độ họ.
An bài của cựu thế lực đã khiến chủ nguyên thần của chúng ta mang theo thân thể và tư tưởng của cựu thần. Chúng muốn chúng ta phải gánh chịu hết thảy nghiệp lực của chúng, đây chính là nguồn gốc của những cự quan cự nạn của chúng ta. Nhưng Sư phụ đã tương kế tựu kế, Ngài muốn chúng ta dẫn dắt họ tu luyện. Sự khác biệt giữa hai điều này là, ở tầng thấp, cũng chính là từ người tu thành Thần, ở tầng này thì trên bề mặt của con người là có một điểm chung, chính là trừ bỏ nhân tâm. Đây là điều chúng ta rất khó phân biệt rõ ràng, chỗ khác biệt giữa tu luyện Chính Pháp và tu luyện cá nhân là: bởi vì đều phải trừ bỏ nhân tâm, ở tầng thấp thì là giống nhau, nhưng nhìn từ cơ điểm tầng cao là cứu độ chúng sinh, thì mục đích của việc trừ bỏ nhân tâm là không giống nhau.
Cựu thế muốn sau khi chúng ta trừ bỏ nhân tâm, đề cao đến tầng thứ của chúng, có năng lực đi chịu đựng hết thảy nghiệp lực của chúng, thì đạt được mục đích được cứu của chúng. Trong mắt cựu thế lực, tiêu chuẩn được cứu cũng giống như việc Chúa Jesus phải gánh chịu nghiệp lực cho chúng sinh của Ông, khi những chúng sinh được cứu không còn nghiệp lực nữa thì họ (cựu thế lực) nhìn nhận rằng đã được cứu rồi.
Nhưng Sư phụ là muốn chúng ta trừ bỏ nhân tâm, tìm thấy bản thân mình thực sự, dùng chính niệm mà Đại Pháp cấp cho chúng ta để quy chính hết thảy những chúng thần của cựu vũ trụ, khiến họ phù hợp với tiêu chuẩn của vũ trụ mới, cứu độ họ đến vũ trụ mới.
Nói một cách đơn giản, cựu thế lực muốn chúng ta gánh chịu nghiệp lực, còn Sư phụ muốn chúng ta cứu độ chúng sinh.
Điều quan trọng nhất ở đây chính là phải tìm thấy bản thân chân chính của mình. Đây là một bước ngoặt trong tu luyện, sau khi tìm thấy bản thân chân chính của mình thì sẽ phát hiện bản thân thực sự là một vị Thần được Sư phụ đẩy tới vị trí. Dựa trên cơ điểm này, chúng ta sẽ thấy rằng hết thảy những thứ chúng ta cảm nhận được, bao gồm chấp trước và nghiệp lực đều là do cựu thế lực cưỡng chế lên. Chúng ta không có nghiệp lực, cũng không có chấp trước.
Vậy cựu thế lực đã an bài cho chúng ta những gì? Đó chính là tư tưởng biến dị và thân thể bại hoại của cựu thần trong cựu vũ trụ, ép nhập lên thân người của chúng ta. Nói một cách đơn giản, chấp trước và nghiệp lực của chúng ta đều là cựu thế lực áp đặt lên. Khi chúng ta mê mờ không thể phân biệt được rõ, coi nghiệp lực và những chấp trước về danh, lợi, tình là của bản thân thì chính là đã thừa nhận an bài của cựu thế lực.
Sư phụ muốn chúng ta dẫn dắt họ tu, đề cao tầng thứ, đạt đến yêu cầu của vũ trụ mới, từ đó cứu độ họ và đưa họ tiến vào vũ trụ mới để bổ sung cho thế giới của chúng ta. Trong quá trình này, chúng ta chỉ chịu đựng một chút nghiệp lực cần thiết để đề cao tâm tính, còn nghiệp lực thực sự thì Sư phụ đã gánh chịu cho chúng ta rồi.
Vậy thì đối với chúng ta hôm nay, nội hàm của việc tu tốt bản thân cũng đã khác, đã không còn là vấn đề viên mãn cá nhân nữa, mà là cứu độ chúng sinh. Thần mà cựu thế lực ép nhập vào tam giới đã bị Sư phụ chia thành hàng trăm nghìn phần và hàng trăm triệu đệ tử Đại Pháp mỗi người một phần. Vậy thì việc chúng ta tu tốt bản thân chính là cứu độ vô lượng vô số Thần đã phân phối cho chúng ta.
Chúng ta không có chấp trước, không có nghiệp lực. Chúng ta cần tách bản thân chân chính của mình ra khỏi chấp trước và nghiệp lực mà thân thể chúng ta cảm nhận được, phủ định chấp trước và nghiệp lực mà cựu thế lực cưỡng chế thêm lên chúng ta, chính là từ căn bản phủ định an bài của cựu thế lực. Việc thừa nhận chúng ta có nghiệp lực và chấp trước chính là cái lậu lớn nhất khiến chúng ta bị cựu thế lực bức hại, là cái cớ lớn nhất mà cựu thế lực bức hại chúng ta, bởi vì chúng ta thừa nhận an bài của cựu thế lực. Việc phản bức hại trong khi thừa nhận an bài của cựu thế lực cũng giống như trong văn hoá đảng mà mạ lỵ tà đảng, đó không phải là phủ định nó, mà là gia cường cho nó. Chúng ta không có nghiệp lực và chấp trước, biểu hiện của nhân tâm trên thân thể và nghiệp mà chúng ta tạo khi sống trên đời đều không là gì cả. Cứu độ chúng sinh là sứ mệnh của đệ tử Đại Pháp, phủ định an bài của cựu thế lực là năng lực riêng có của đệ tử Đại Pháp.
Vậy thì việc tìm thấy bản thân chân chính của mình và lý giải được trạng thái trong con người của chúng ta, là điều vô cùng quan trọng. Khi tìm thấy bản thân chân chính, dùng cơ điểm của Thần mà nhìn thì việc lý giải nội hàm của một số Pháp lý sẽ không còn giống như trước đây nữa.
4. Nội hàm của những biến hoá sau khi đề cao trong tu luyện
Trong tu luyện Chính Pháp có một lý phản đảo với tu luyện cá nhân. Chính là trong tu luyện cá nhân, chúng ta là những con người dơ bẩn và muốn tu thành Thần. Điều này phù hợp với mong muốn của cựu thế lực. Cựu thế lực không nhìn thấy được chân thân và tư tưởng của chúng ta đã được Sư phụ đẩy đến vị trí, họ xem chúng ta là người, vậy thì “chúng ta an bài cho ngươi tu, ngươi cần tu đến vị trí giống như ta thì mới có thể cứu được ta”. Họ đều là những vị Thần cự đại trong vũ trụ, muốn tu cao như vậy thì cần an bài cho ngươi nạn cũng lớn như thế, để ngươi thành Thần. Khi tư tưởng của chúng ta vẫn ở trong giai đoạn từ người thành Thần mà nghĩ vấn đề, thì chính là đang trong an bài của họ và đi theo con đường an bài của cựu thế lực.
Việc chúng ta thừa nhận chúng ta cần trải qua chín chín tám mốt kiếp nạn trong quá trình tu luyện thành Thần, hay việc tôn sùng những đồng tu bị bức hại nghiêm trọng, chịu đựng đau khổ khủng khiếp, đây chính văn hóa tu luyện của tiểu đạo được lưu lại nhân gian, là quan niệm con người đã ăn sâu vào xương cốt của chúng ta. Cái lý này định vị chúng ta một cách chết cứng trong tư tưởng của con người. Trong quá trình tu luyện Chính Pháp, thì chúng ta thành Thần ngay vào thời khắc chúng ta đắc Pháp. Trong “Giảng Pháp tại các nơi XV – Giảng Pháp tại Washington DC năm 2018”, Sư phụ giảng:
“Dù khó ra sao, sinh mệnh chư vị chính là vì việc này mà thành tựu. Tất cả các đệ tử Đại Pháp, đều không quy về Tam giới quản. Từ ngày bản thân chư vị phát tâm muốn tu luyện trở đi, chư vị đã [được] xóa tên khỏi địa ngục rồi. (các đệ tử vỗ tay nhiệt liệt) Các đệ tử Đại Pháp nếu tử vong, sẽ không chuyển sinh; vì không quy về Tam giới quản nữa, họ cũng không thể chuyển sinh trong Tam giới; cũng không quy về địa ngục quản nữa, địa ngục cũng không trừng phạt nổi chư vị; chư vị chỉ quy về Đại Pháp quản”.
Kể từ ngày chúng ta thành tâm muốn tu luyện, chúng ta đã ra khỏi tam giới, chúng ta là những vị Thần thuần chính nhất, tại thời điểm ngày 20 tháng 7 đều đã được Sư phụ đẩy tới vị trí quả vị cao nhất.
Là Thần của vũ trụ mới, không phải là cựu thần đến tu chúng ta, mà là chúng ta tu tốt cựu thần để họ trở thành chúng sinh của chúng ta, điều này là tương phản với việc tu luyện cá nhân. Đứng trên cơ điểm của vương của vũ trụ mới, tu tốt bản thân cũng chính là tu tốt chúng sinh của chúng ta. Điều này không mâu thuẫn với việc tu tốt cá nhân, chân thân của chúng ta chính là bộ phận được tổ thành của vũ trụ mới. Chúng ta chính là vũ trụ, những vị Thần được đắc cứu này, bất kể họ cao đến đâu, to đến đâu thì đều là một bộ phận của chân thân chúng ta, cũng chính là một bộ phận của thiên thể vũ trụ mới. Đứng trên cơ sở chúng ta là vũ trụ thì điều chúng ta luyện là vũ trụ, điều chúng ta tu chính là tu bản thân.
Trong “Đại Pháp kiên cố không thể phá – Tinh Tấn Yếu Chỉ II”, Sư phụ giảng:
“Là đệ tử Đại Pháp, hết thảy những gì của chư vị đều cấu thành từ Đại Pháp, [nó] hết sức chính, chỉ có khả năng làm chính lại hết thảy những gì bất chính; cớ sao lại cúi đầu trước tà ác?”
Từ đó, trạng thái của chúng ta và nội hàm của việc tu luyện bản thân đã không phải bị chúng sinh tu nữa, mà là tu chúng sinh, là phản đảo lại.
Hướng nội tìm, tìm thấy tâm chấp trước, đem so sánh với bản thân mình chân chính, chúng ta sẽ thấy rằng nó đến từ gốc rễ của cựu thần, chúng ta cần phủ định nó và không đi theo nó. Vậy thì việc chúng ta chính niệm chính hành chính là đi trên con đường Sư phụ an bài, còn thuận theo nhân tâm mà đi thì chính là đi trên con đường mà cựu thế lực an bài.
Vậy thì có hai con đường để con người trở thành Thần: Một là chúng ta tu đến vị trí của Thần, một là được đẩy tới vị trí của Thần. Nếu chúng ta chỉ đồng ý rằng cần phải tu đến quả vị thì chúng ta sẽ không thể chấp nhận được sự thật rằng chúng ta được Sư phụ đẩy đến vị trí. Có đồng tu nói: “Mặc dù chúng ta đã được đẩy tới vị trí rồi, nhưng chúng ta vẫn cần nỗ lực tu luyện mới có thể tới vị trí”, hoặc là nói: “Chúng ta là Thần rồi, vì sao còn có chấp trước, có nghiệp bệnh, có bức hại?” Đây đều là biểu hiện của việc không thể thực sự tín Sư tín Pháp. Không tin Đại Pháp là vạn năng, Sư phụ là vạn năng. Thành Thần không phải là mục đích tu luyện của chúng ta, thực hiện thệ ước mới là mục đích thực sự.
5. Mở rộng dung lượng của chúng ta
Nếu chúng ta trong quá trình cứu người không ngừng đề cao tâm tính và tầng thứ, mở rộng dung lượng vũ trụ mới của chúng ta, khiến những sinh mệnh được cứu độ tiến nhập vào vũ trụ mới, thì nghiệp lực của những sinh mệnh được cứu này sẽ được phân thành hai bộ phận mà tiêu trừ. Một là dùng để đề cao tâm tính, mở rộng dung lượng của chúng ta. Trong quá trình tu luyện, chúng ta chỉ chịu đựng một chút nghiệp lực đó để đề cao tâm tính. Sau khi dung lượng của chúng ta mở rộng, chính là vũ trụ mới mở rộng, sau khi có thể chứa được nhiều chúng sinh hơn, thì tuyệt đại đa số nghiệp lực của chúng sinh đều do Sư phụ gánh chịu trong quá trình đưa những chúng sinh được cứu độ tiến nhập vào vũ trụ mới. Nếu chúng ta tiếp tục đề cao tâm tính thì Sư phụ sẽ tiếp tục tiêu đi. Chúng sinh không ngừng tiến nhập vào vũ trụ mới, thì nghiệp lực sẽ không tích lại nữa.
Vậy chúng hãy xem nghiệp lực này được tích lũy như thế nào? Chính là tích lũy trong quá trình không làm tốt ba việc. Chúng ta hãy nói riêng về việc giảng chân tướng, những người đồng ý làm tam thoái – những vị Phật và Thần khổng lồ trong thiên thể vũ trụ đằng sau họ đang chờ đợi tiến nhập vào thế giới thiên quốc của vũ trụ mới của chúng ta, nhưng tâm tính của chúng ta không đề cao lên, còn có những chúng Thần mà chúng ta dẫn dắt trong tu luyện nhưng không tu tốt, cũng chính là cánh cửa chính của vũ trụ mới của chúng ta – dung lượng trong tâm của chúng ta không đủ lớn, những vị Thần này sẽ không có nơi an thân, do đó họ sẽ sử dụng phương pháp của họ – gia tăng ma nạn để mở rộng dung lượng của chúng ta. Trên bề mặt thân thể của chúng ta thì hiện tượng phổ biến nhất chính là nghiệp bệnh. Đây chính là nguyên nhân vì sao có nhiều đồng tu lâu năm giảng chân tướng rất tốt, đã thoái xuất cho rất nhiều người nhưng đột nhiên “phát bệnh”. Có người bị xe hơi đâm phải vào bệnh viện. Đây là do dung lượng của chúng ta chưa đủ lớn, chính là tốc độ đề cao tâm tính không theo kịp tốc độ cứu người tạo thành. Nó không liên quan gì đến nghiệp lực đời đời kiếp kiếp của đệ tử Đại Pháp. Như vậy, số lượng người cứu càng nhiều, đề cao tâm tính lại không lên theo kịp, không chứa được nhiều sinh mệnh như vậy, vì vậy nghiệp lực tích luỹ sẽ càng lớn.
Một địa khu mà dung lượng không đủ lớn sẽ khiến một lượng lớn học viên bị bắt cóc.
Chỉnh thể đệ tử Đại Pháp dung lượng không đủ lớn, đề cao tâm tính quá chậm, những chúng Thần tuyệt vọng sẽ ép 15% nghiệp lực tích luỹ lên tất cả các đệ tử Đại Pháp, phá hoại Chính Pháp. Lúc này Sư phụ che chắn cho chúng ta. Vì vậy vô lượng vô số cựu Thần đã chĩa mũi giáo vào Sư phụ. Nghiệp lực này không phải do bản thân việc cứu độ chúng sinh tạo thành, mà là trong quá trình chúng ta cứu độ chúng sinh nhưng không thực tu, không mở rộng dung lượng của bản thân nên không chứa được nghiệp lực mà chúng Thần đã tích lũy. Đương nhiên, chủ yếu nhất vẫn là do có một lượng lớn đệ tử Đại Pháp bị rơi rớt, chính là nói về những đệ tử lâu năm từng vượt qua khảo nghiệm ngày 20 tháng 7.
Chính Pháp thiên thể đã hoàn thành, 80% còn lại trong thiên thể đã được Sư phụ làm xong. 20% bị ép nhập vào tam giới. Trong 20% bị ép nhập vào tam giới, các đệ tử Đại Pháp đã hoàn thành 5% thệ ước của mình, còn lại 15% vẫn chưa hoàn thành. Theo lý giải của tôi, 15% mà Sư phụ nhắc đến có lẽ là 3/4 của 20% ép nhập vào tam giới – vốn được phân bổ cho chỉnh thể đệ tử Đại Pháp chúng ta, tức là 75%.
Sư phụ không hề trách chúng ta, khi gánh chịu nghiệp lực cự đại cho chúng ta, điều mà Ngài quan tâm là chúng ta có thể kiên định đối với Đại Pháp hay không.
Sự việc đến lúc này, mỗi người chúng ta đều có phần, vì vậy không nên chỉ trích lẫn nhau. Một khi chúng ta nghiêm túc hướng nội, những chúng thần tuyệt vọng nhìn thấy hy vọng được đắc cứu, chúng thần sẽ bình tĩnh trở lại và nghiệp lực không còn nhằm vào Sư phụ nữa. Một khi đề cao tâm tính sẽ khiến các chúng thần chịu phục và được Đại Pháp cứu độ. Đây chính là trách nhiệm và cam kết của chúng ta trong việc cứu độ đối với chúng thần. Đối với những bại vật không thể đắc cứu, chúng ta nên dùng uy nghiêm của Đại Pháp và kiên quyết dùng chính niệm tiêu diệt.
Các đệ tử Đại Pháp tu luyện nhiều năm hãy tinh tấn trở lại, chúng ta đã nhiều lần buông bỏ sinh tử và cũng không quan tâm đến việc đó có thêm bao nhiêu lần nữa. Hãy để thời gian mà Sư phụ kéo dài vì chúng ta không bị lãng phí.
Đằng sau mỗi nhân tâm của mỗi người chúng ta đều có vô số chúng sinh đang chờ được cứu độ. Vậy chúng ta hãy cùng suy nghĩ về điều này:
Còn có bao nhiêu người và việc khiến “chúng ta” không hài lòng?
Còn có bao nhiêu nút thắt giữa “chúng ta” và người thường, giữa “chúng ta” và đồng tu mà chưa thể tháo gỡ?
Còn có bao nhiêu nghi vấn của “chúng ta” đối với Đại Pháp chưa được giải khai?
Hãy nghĩ một chút: “Chúng ta” rốt cuộc muốn gì? Có bao nhiêu thứ trong con người vẫn chưa thể buông bỏ? Hướng ngoại nhìn, thì nhìn đến bao giờ?
Hãy nghĩ một chút: Có bao nhiêu đồng tu đã rơi rớt trong khi bị bức hại?
Hãy để bản thân chân chính của chúng ta làm chủ bề mặt của con người chúng ta, tu bỏ đi những chấp trước vốn không thuộc về chúng ta. Hãy để bản tính của chúng ta – do Đại Pháp cấu thành, vô tư vô ngã, bản thân chân chính tiên tha hậu ngã đến làm chủ bề mặt con người này. Điều chúng ta cần làm không phải là lập tức muốn đạt đến cảnh giới cao nào đó, mà trong tầng thứ hiện tại của bản thân, cho dù tầng của chúng ta cao thấp bao nhiêu, đều học Pháp một cách nghiêm túc, thực sự hướng nội tìm, trừ bỏ nhân tâm. Đề cao hơn nữa, đề cao hơn nữa, rút ngắn khoảng cách với tiến trình Đại Pháp, không có giới hạn trong việc mở rộng vũ trụ mới.
Tôi không biết trong tương lai sẽ còn xuất hiện điều gì, nhưng tôi biết rằng khi cần đến sinh mệnh của tôi, cho dù là ở đâu, vào lúc nào, với phương thức gì, tôi đều sẽ thản nhiên đối mặt với cái chết. Không chỉ là dùng sinh mệnh của con người, mà là dùng sinh mệnh của Thần. Đây không phải là sự dũng cảm mãnh liệt của con người, mà là sự từ bi và uy nghiêm của đệ tử Đại Pháp đối với chúng sinh vũ trụ, và cũng là sự sám hối sâu sắc đối với Sư phụ.
Bài viết này chia sẻ về việc đầu tiên trong ba việc. Một chút suy nghĩ và nhận thức của cá nhân tôi về việc học Pháp tốt, tu tốt bản thân, mặc dù bề mặt không liên quan đến hai việc việc là giảng chân tướng và cứu độ chúng sinh, nhưng điều này không có nghĩa là tôi không coi trọng hai việc này, càng không phải là phủ định.
Bài viết có chỗ nào chưa phù hợp với Pháp, mong đồng tu từ bi chỉ chính.
Ngày đăng: 21-03-2025
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.