Điều trân quý của sinh mệnh: Trong tâm có Sư phụ



Tác giả: Đệ tử Đại Pháp ở Cáp Nhĩ Tân

[ChanhKien.org]

Một tầng hàm nghĩa của câu “trong tâm có Sư phụ” là: Trong tu luyện, khi chúng ta vượt quan hoặc trong ma nạn, liệu chúng ta có nghĩ đến Sư phụ, kiên tín vào Sư phụ, cầu xin Sư phụ gia trì và bảo hộ không? Một tầng hàm nghĩa khác là: Khi Sư phụ gặp phải phiền phức, liệu chúng ta có nghĩ đến Sư phụ chăng? Có thể làm được hộ Sư hộ Pháp không? Hoặc khi có chuyện vui, nhận được thứ tốt, chúng ta có nghĩ đến Sư phụ không? Hoặc là chúng ta có thường xuyên nghĩ đến những khó khăn mà Sư phụ phải chịu đựng không?

Kỳ thực, sinh mệnh không ở chỗ cảnh giới, tầng thứ cao thấp, chỉ cần là đệ tử Đại Pháp, chỉ cần là một lạp tử ở trong Pháp, có thể làm được hộ Sư hộ Pháp mới là căn bản của sinh mệnh, mới là điều đáng trân quý của sinh mệnh! Bởi vì không có Sư phụ, không có Pháp thì không có tất cả, là Sư phụ đã chịu đựng tất cả, Ngài đã phó xuất hết thảy những gì của mình, đồng thời còn cấp cho đệ tử Đại Pháp mọi thứ, vì vậy trong tâm có Sư là sự cảm ơn nên có của các đệ tử. Sự tôn nghiêm của Sư phụ trong mắt các đệ tử là chí cao vô thượng, nó vượt khỏi sinh mệnh của bản thân, mà chỉ có đệ tử tại cõi người mới có cơ duyên thần thánh trong việc hộ Sư hộ Pháp. Cũng chỉ có ở nơi thế gian mới có thể hồi báo Thánh ân của Sư phụ!

Điển cố “Hoài quất di thân” (Giấu quýt trong ngực tặng mẹ) trong tác phẩm “Nhị thập tứ hiếu” của văn hóa truyền thống Trung Quốc kể về câu chuyện thời Tam Quốc. Lục Tích lúc mới sáu tuổi theo cha gặp Viên Thuật, Viên Thuật sai người lấy quýt đường ra đãi khách, nhưng Lục Tích không ăn, lại lấy quýt bỏ vào túi áo trong ngực. Lúc chào tạm biệt, quýt bị rơi xuống đất. Viên Thuật cười giễu hỏi cậu: Tại sao con phải làm thế? Lục Tích đáp: Mẫu thân thích ăn quýt, loại quýt này rất ngon, con không nỡ ăn, muốn đem về cho người nếm thử. Viên Thuật nghe thế liền thấy làm kinh ngạc: Một đứa trẻ sáu tuổi lại biết kiềm chế bản thân, hiếu kính bề trên, thật sự rất đáng quý.

Chúng ta đã biết bài viết “Kim Phật” (bài có lời bình của Sư phụ), kể về hai người nọ cả đời đọc kinh Phật, đến lúc khảo nghiệm lại bị rớt, bởi vì họ ngoài miệng niệm Phật, nhưng trong tâm không có Phật; còn một người làm nghề đồ tể chưa từng niệm kinh, chỉ vì tấm lòng kính ngưỡng vô hạn đối với Phật liền biến thành Phật.

Lục tích trong tâm có mẹ, vì thế đã mang quýt về tặng mẹ; người đồ tể trong tâm có Phật, vì vậy lập tức biến thành Phật; đệ tử trong tâm có Sư phụ, mới có thể hộ Sư hộ Pháp!

“Con đi nghìn dặm mẹ lo lắng, mẹ đi nghìn dặm con chẳng sầu”. Đây là một câu nói trong người thường, cũng là biểu hiện của cựu pháp lý: Chỉ có mẹ mới phó xuất, lo lắng vì con cái, trong khi con cái chẳng mấy quan tâm đến mẹ. Đệ tử Đại Pháp tu luyện cần phải trừ bỏ đi hết thảy điều bất chính.

Trong kinh văn “Pháp nạn” Sư phụ giảng:

“Bởi vậy, sự gánh chịu và áp lực cự đại mà tôi cần đối mặt, sẽ từng cái liên tiếp đến”.

Đệ tử Đại Pháp sau khi đọc xong bài kinh văn này không thể bó tay bất lực, càng không thể trong lòng bất động. Chúng ta biết rằng Sư phụ tự bản thân không có nạn, mà là Ngài vì đệ tử và chúng sinh mà gánh chịu. Đệ tử Đại Pháp trong tâm có Sư thì sẽ có biện pháp và biểu hiện hành động đối với sự việc này. Khi phát chính niệm, tôi chuyển niệm đến trước Sư phụ, thanh trừ tất cả nhân tố can nhiễu Sư phụ và đoàn nghệ thuật Shen Yun (Thần Vận), giải thể tà ác đằng sau chúng. Nếu toàn thể đệ tử Đại Pháp đều có thể xuất hiện trước Sư phụ, tà ác liền không còn khe hở để dùi vào! Đây cũng chính là tà ác cấp cho chúng ta cơ hội cực tốt để thanh trừ chúng, hơn nữa việc này càng trở nên thần thánh hơn bao giờ hết! Nếu không có nhiều đệ tử xuất hiện, tà ác phải chăng sẽ nói: Đệ tử của Ngài có nạn, Ngài liền xuất hiện; Ngài gặp phiền phức, đệ tử của Ngài đang làm gì chứ?

Tu luyện của chúng ta thông thường là quá trình liên tục trừ bỏ chấp trước. Trong tâm có Sư cũng là con đường thành tựu sinh mệnh, ví dụ khi trong tâm tràn đầy lòng kính ngưỡng và cảm ơn, các nhân tâm khác như tâm sợ hãi, tâm danh,… liền bị bài trừ đi, sinh mệnh được thăng hoa trong sự kính ngưỡng và biết ơn. Giống như người đồ tể chưa từng tu luyện trong bài “Kim Phật”, chỉ vì trong tâm có Phật, tràn đầy lòng kính ngưỡng với Phật thì các nhân tâm khác sẽ trở nên nhỏ bé không đáng kể, lập tức trở thành Phật. Đây chính là vấn đề thông chu thiên tức Tý Ngọ chu thiên, còn có Mão Dậu chu thiên được ít người biết đến mà chúng ta hiểu được từ trong Pháp.

Nhìn từ phương diện khác về “trong tâm có Sư”, ví dụ lòng kính trọng thuần khiết đối với Sư phụ, lòng biết ơn, có thể giúp người tu luyện vượt qua khó nạn, bởi vì đây là chỗ đáng quý nhất của sinh mệnh trong vũ trụ, bất kỳ sinh mệnh nào nhìn thấy cũng đều kính phục.

Tư tưởng của con người có gì thì sẽ thành tựu điều đó. Cho dù Phật Milarepa bị sư phụ của mình đối xử ra sao, đánh mắng thế nào, trong tâm ông đối với sư phụ không chút oán hận hay bất kể tà niệm nào, vì vậy đã định trước rằng tương lai đệ tử của ông đối với ông sẽ không có chút oán thán hay tà niệm, đây là vì tôn giả Milarepa đã coi tất cả những khổ nạn ông gặp phải đều là nghiệp của bản thân, trong tâm một lòng kính ngưỡng đối với sư phụ.

Trên đây là tâm đắc thể hội của cá nhân của tôi, viết ra giao lưu cùng các đồng tu.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/294347



Ngày đăng: 07-01-2025

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.