Hơn 6.000 học viên Pháp Luân Công tham gia chia sẻ câu chuyện tu luyện tại Pháp hội Đài Loan
[ChanhKien.org]
Vào ngày 20 tháng 10 năm 2024, khoảng 6.200 học viên Pháp Luân Công đến từ Đài Loan, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Hồng Kông đã có mặt tại nhà thi đấu Hòa Bình ở Đài Bắc để tham gia Hội giao lưu chia sẻ tâm đắc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp tại Đài Loan 2024. (Ảnh: Tống Bích Long/The Epoch Times)
Hội giao lưu chia sẻ tâm đắc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp tại Đài Loan (Pháp hội Đài Loan) được tổ chức vào ngày 20 tháng 10 tại nhà thi đấu Hòa Bình ở Đài Bắc, với sự tham gia của khoảng 6.200 học viên Pháp Luân Công đến từ Đài Loan, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Hồng Kông. Trong đó, 19 học viên đã lên sân khấu chia sẻ câu chuyện tu luyện và những trải nghiệm khi giảng chân tướng.
Giáo viên tiểu học: Dạy trẻ sống theo “Chân-Thiện-Nhẫn” để làm một người tốt
Cô Vương, một giáo viên tiểu học chia sẻ rằng, trước đây cô từng xem việc giảng dạy như một công việc nhận lương hàng tháng. “Học sinh gây rắc rối thì tôi không vui, phụ huynh làm phiền thì tôi oán trách, còn đồng nghiệp thì thường tụ họp lại để trút bầu tâm sự”. Sau khi tu luyện, cô bắt đầu dạy các em nhỏ học cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” của thầy Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công, và tập trung vào việc giáo dục, bồi dưỡng những đức tính tốt đẹp cho học sinh.
Trong lớp có ba cô bé thường xuyên xảy ra mâu thuẫn. Một ngày nọ, các em bắt đầu chỉ trích lẫn nhau về việc nói xấu sau lưng. Lúc này, cô Vương nảy ra một ý tưởng và nói với các em, thầy Lý Hồng Chí có dạy rằng: “Hướng nội tìm là Pháp bảo”. Cô giáo cũng cần hướng nội tìm. “Vậy sau này, chúng ta sẽ không nói xấu sau lưng người khác nữa, cô Vương cũng sẽ không nói xấu người khác, được không?” Ngay lúc đó, khuôn mặt rầu rĩ của ba cô bé chợt nở rộ nụ cười rạng rỡ.
Vào ngày 20 tháng 10 năm 2024, khoảng 6.200 học viên Pháp Luân Công đến từ Đài Loan, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Hồng Kông đã có mặt tại nhà thi đấu Hòa Bình ở Đài Bắc để tham gia Hội giao lưu chia sẻ tâm đắc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp tại Đài Loan 2024. (Ảnh: Tống Bích Long/The Epoch Times)
Khi nhận được những tấm thiệp từ học sinh, đa phần các em đều viết: “Con sẽ mãi mãi ghi nhớ Chân, Thiện, Nhẫn, làm một người tốt sống theo Chân, Thiện, Nhẫn”. Điều này khiến cô rất xúc động vì mình đã tìm thấy niềm đam mê và ý nghĩa thực sự của công việc giảng dạy. “Chân, Thiện, Nhẫn” là nội dung cốt lõi trong tu luyện Pháp Luân Công.
Vào ngày 20 tháng 10 năm 2024, khoảng 6.200 học viên Pháp Luân Công đến từ Đài Loan, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Hồng Kông đã có mặt tại nhà thi đấu Hòa Bình ở Đài Bắc để tham gia Hội giao lưu chia sẻ tâm đắc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp tại Đài Loan 2024. (Ảnh: Tống Bích Long/The Epoch Times)
Thực tập sinh trị liệu ngôn ngữ: Sự thay đổi và thể ngộ trên con đường tu luyện
Cô Trần, hiện đang theo học thạc sĩ trị liệu ngôn ngữ và là một thực tập sinh trị liệu ngôn ngữ, đã chia sẻ về tâm đắc tu luyện của mình. Do khối lượng công việc thực tập ở bệnh viện rất lớn, nên trong suốt một năm qua cô hầu như ngủ rất ít, ngay cả ngày nghỉ cũng không ngoại lệ. Cô luôn cảm thấy khi áp lực bao trùm thì càng trở nên yếu đuối hơn. Có lần, cô gặp một bệnh nhân có tình trạng khá là đặc biệt và phức tạp. Vì thiếu kinh nghiệm và chưa chuẩn bị kỹ lưỡng, khi thao tác thực tế cũng sợ mắc sai lầm và không dám thử nghiệm. Khi đó, cô bị người hướng dẫn trách mắng, khiến cô cảm thấy trong tâm tràn ngập suy nghĩ tiêu cực và tủi thân.
Vào ngày 20 tháng 10 năm 2024, khoảng 6.200 học viên Pháp Luân Công đến từ Đài Loan, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Hồng Kông đã có mặt tại nhà thi đấu Hòa Bình ở Đài Bắc để tham gia Hội giao lưu chia sẻ tâm đắc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp tại Đài Loan 2024. (Ảnh: Tống Bích Long/The Epoch Times)
Sau đó, cô than phiền chuyện này với các bạn học, những em sinh viên khóa dưới và mẹ của mình. Sau khi nghe xong, mẹ đã nhắc nhở cô cần phải tu khẩu, không nên cứ nói những chỗ thiếu sót sau lưng người khác. Cô hướng nội tìm và nhận ra vấn đề thực sự là ở bản thân, cần tránh lặp lại sai lầm tương tự trong lần sau. Ngoài ra, cô cũng nhận thấy bản thân có tâm thích nghe lời dễ nghe và không muốn bị người khác phê bình. Cô hiểu rằng mình cần phải làm được dù bị oan ức hay bị chỉ trích cũng đều không động tâm.
Không lâu sau, một đồng nghiệp của cô bị bệnh nhân và người nhà gây khó dễ trong lúc điều trị, có lần đã xảy ra tranh cãi. Sau đó, đồng nghiệp này tìm đến cô để than phiền. Cô Trần đã động viên cô ấy rằng những cố gắng giúp đỡ bệnh nhân của cô thật đáng trân trọng, nhưng cô Trần cũng nói rằng: “Những bệnh nhân này đa phần đều là những người chịu đựng đau đớn trong thời gian dài, còn người nhà cũng chịu áp lực chăm sóc rất lớn, họ có thể đã rất vất vả nên mới có phản ứng như vậy”. Đồng nghiệp nghe xong đã cảm ơn cô Trần vì đã nhắc nhở để cô ấy suy nghĩ về cảm nhận của bệnh nhân và người nhà. Kỳ thực tập kết thúc, khi rời khỏi bệnh viện, cô Trần được người hướng dẫn ghi nhận về sự tiến bộ trong điều trị và việc cô đã xây dựng rất tốt mối quan hệ giữa bác sỹ và bệnh nhân.
Vào ngày 20 tháng 10 năm 2024, khoảng 6.200 học viên Pháp Luân Công đến từ Đài Loan, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Hồng Kông đã có mặt tại nhà thi đấu Hòa Bình ở Đài Bắc để tham gia Hội giao lưu chia sẻ tâm đắc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp tại Đài Loan 2024. (Ảnh: Tống Bích Long/The Epoch Times)
Bước ra khỏi vùng an toàn, tham gia thử thách thiết kế phông nền sân khấu
Anh Hứa, tốt nghiệp chuyên ngành hội họa sơn dầu tại Đại học Văn hóa, năm 2001 anh đã dùng tiền tiết kiệm của mình để sang Mỹ và tham gia thiết kế phông nền sân khấu cho buổi diễn mừng năm mới của người Hoa trên toàn cầu do đài truyền hình Tân Đường Nhân tổ chức lần đầu tiên vào năm 2006. Sau đó, anh tham gia thiết kế phông nền sân khấu và mong muốn tạo ra một chú ngựa bay 3D. Tuy nhiên vào thời điểm đó, anh chỉ biết về nghệ thuật 2D, và vì khi đó chưa có các hướng dẫn trên YouTube hay sự hỗ trợ của AI như hiện nay. Sau khi bắt đầu tiếp xúc, anh cảm thấy quá khó và có ý định bỏ cuộc.
Vào ngày 20 tháng 10 năm 2024, khoảng 6.200 học viên Pháp Luân Công đến từ Đài Loan, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Hồng Kông đã có mặt tại nhà thi đấu Hòa Bình ở Đài Bắc để tham gia Hội giao lưu chia sẻ tâm đắc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp tại Đài Loan 2024. (Ảnh: Tống Bích Long/The Epoch Times)
Nhưng sau đó, từ những hiệu ứng 3D trong nhiều bộ phim, anh cảm nhận được trí tưởng tượng bay bổng với những khung cảnh hùng vĩ, khiến anh nảy sinh ý muốn bắt đầu học hình động 3D. Nhưng khi vào học, anh mới biết rằng để tạo một chú ngựa bay, trước tiên phải làm thủ công mô hình của ngựa. Anh đành phải gắng sức học điêu khắc mỗi ngày. Tiếp đó, anh cần học kiến thức về chất liệu vật lý và giải phẫu học để hiểu cách các khớp xương ngựa hoạt động như thế nào, để ngựa có thể chạy. Anh cảm thấy, “Công việc này đã vượt quá phạm vi hiểu biết của tôi, nhưng tôi vẫn tiếp tục tiến về phía trước”.
Do ngựa bay có cánh, nhưng ngựa bình thường không có cánh, anh buộc phải nghiên cứu và tự tạo một đôi cánh lớn. Khi chú ngựa bay đã hoàn thành và cảm thấy khá ổn, thì hình động của anh lại không được sử dụng, điều này khiến anh rất buồn. Để làm ra một chú ngựa bay thật đẹp, anh rời đài truyền hình, dùng số tiền tiết kiệm ít ỏi thuê một nhà trọ rẻ tiền dưới tầng hầm. Anh Hứa đã tỉ mỉ hoàn thiện lại từng chi tiết về hình dáng, chất liệu và hình động của ngựa bay, công việc này mất gần một năm. Khi chú ngựa bay hoàn thành, đây dường như cũng đã chạm tới giới hạn sức chịu đựng của anh.
Đêm đó anh nằm mơ, thấy mình đến một nơi rất cao, rất xa, nhìn thấy ánh sáng rực rỡ ngập tràn. Ngày hôm sau, anh nhận được điện thoại từ quản lý đài truyền hình, bảo anh đến hỗ trợ sản xuất phông nền sân khấu. Từ đó, anh đã hỗ trợ sản xuất phông nền trong suốt 12 năm và còn đào tạo nên một đội ngũ nhân viên sản xuất.
Vào ngày 20 tháng 10 năm 2024, khoảng 6.200 học viên Pháp Luân Công đến từ Đài Loan, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Hồng Kông đã có mặt tại nhà thi đấu Hòa Bình ở Đài Bắc để tham gia Hội giao lưu chia sẻ tâm đắc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp tại Đài Loan 2024. (Ảnh: Tống Bích Long/The Epoch Times)
Lãnh đạo doanh nghiệp: Đã từng tiếp xúc với quan chức ĐCSTQ và cảm nhận áp lực mà các học viên ở Trung Quốc phải đối mặt
Anh Đồ là lãnh đạo của một công ty công nghệ cao, từng là tổng giám đốc của một công ty Đài Loan. Có một lần, hơn mười quan chức ĐCSTQ từ Đại Lục đã tới Đài Loan để thăm công ty. Trong buổi dạ tiệc chiêu đãi, một tổng giám đốc người Trung Quốc đại lục của công ty bất ngờ nói: “Tổng giám đốc của chúng tôi không thể sang Trung Quốc vì ông ấy tu luyện Pháp Luân Công”. Các quan chức ĐCSTQ lúc đó nhìn anh với vẻ mặt kinh ngạc và lo lắng. Khi anh mới nói về sự thật của Pháp Luân Công được một, hai phút, họ lập tức đồng loạt chỉ trích hoặc cố thuyết phục anh từ bỏ. Lúc đó anh cảm nhận rõ sự kiêu căng hống hách của tà ác, nhưng trong lúc hoảng loạn, anh đã giữ vững chính niệm, bình tĩnh phản bác lại những lời phỉ báng của họ. Cuối cùng, các quan chức ĐCSTQ lần lượt im lặng.
Vào ngày 20 tháng 10 năm 2024, khoảng 6.200 học viên Pháp Luân Công đến từ Đài Loan, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Hồng Kông đã có mặt tại nhà thi đấu Hòa Bình ở Đài Bắc để tham gia Hội giao lưu chia sẻ tâm đắc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp tại Đài Loan 2024. (Ảnh: Tống Bích Long/The Epoch Times)
Kinh nghiệm tiếp xúc trực tiếp với quan chức ĐCSTQ lần này khiến anh cảm nhận rõ áp lực mà các học viên ở Trung Quốc phải đối mặt. Anh còn nhớ vào giai đoạn năm 2010-2012, khi giữa hai bờ eo biển đi lại rất thân thiết, nhiều quan chức cấp cao của ĐCSTQ liên tục đến Đài Loan. Các học viên ở Tân Trúc đã ba lần đệ đơn kiện các quan chức vi phạm nhân quyền, thành công trong quá trình giao tranh chính tà, anh có thể cảm nhận được sự phối hợp chính niệm của đệ tử Đại Pháp. Khi nộp đơn kiện, anh đã nói với họ rằng: “Đây là đơn kiện các anh, các anh đã bị tố cáo, Pháp Luân Đại Pháp hảo!” Anh vẫn nhớ rõ vẻ mặt thất vọng của bí thư ĐCSTQ khi nhận đơn kiện, cuối cùng, họ đã hủy chuyến đi và quay về Trung Quốc.
Từ năm 2010 đến 2012, các quan chức như Phó Thị trưởng Bắc Kinh Cát Lâm, Tỉnh trưởng Quảng Đông Hoàng Hoa Hoa, và Tỉnh trưởng Liêu Ninh Trần Chính Cao đã đến Đài Loan, nhưng các học viên Pháp Luân Công ở đây thông qua những cáo buộc đã phơi bày những hành vi vi phạm nhân quyền của họ, khiến lịch trình của họ phải đối mặt với các cuộc biểu tình của học viên Pháp Luân Công khắp nơi tại Đài Loan.
Vì anh Đồ là lãnh đạo doanh nghiệp, có điều kiện tiếp cận giới cao tầng nên trong vài năm qua, anh đã dành nhiều thời gian hơn để tiếp xúc với những nhân vật chủ lưu. Anh cho biết, trong ba năm gần đây, Tân Trúc đã tổ chức bảy buổi hội thảo giới thiệu về Pháp Luân Công dành cho giới chủ lưu, giúp hơn 300 khách VIP hiểu rõ sự thật về Đại Pháp. Anh thể hội rằng việc giảng chân tướng cần đặt người nghe lên hàng đầu, chứ không chỉ đơn thuần là truyền tải thông tin. Ví dụ, trong những cuộc trò chuyện thân mật, anh chia sẻ về vẻ đẹp của việc tu luyện Pháp Luân Công, chia sẻ về vấn đề chữa bệnh, nâng cao sức khỏe và các mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp.
Vào ngày 20 tháng 10 năm 2024, khoảng 6.200 học viên Pháp Luân Công đến từ Đài Loan, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Hồng Kông đã có mặt tại nhà thi đấu Hòa Bình ở Đài Bắc để tham gia Hội giao lưu chia sẻ tâm đắc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp tại Đài Loan 2024. (Ảnh: Tống Bích Long/The Epoch Times)
Quản lý kỹ thuật chia sẻ trải nghiệm học thuộc cuốn “Chuyển Pháp Luân” hàng ngàn lần
Anh Liêu là quản lý kỹ thuật của một công ty phần mềm, bắt đầu tu luyện từ năm 1996. Anh chia sẻ rằng khi bắt đầu học thuộc bài giảng thứ nhất cuốn “Chuyển Pháp Luân”, chưa thuộc hết thì bị ngưng lại. Đến tháng 11 năm 1997, khi Sư phụ Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công, đến Đài Loan giảng Pháp, không lâu sau đó, anh đến Bắc Kinh và Trường Xuân để tham gia các buổi giao lưu. Sau khi quay lại Đài Loan, anh tiếp tục học thuộc “Chuyển Pháp Luân”, và mất nửa năm để hoàn thành việc học thuộc lần đầu tiên. Sau đó, mỗi năm anh học thuộc một lần và trong khoảng hơn mười năm, anh đã học thuộc “Chuyển Pháp Luân” được hơn mười lần.
Vào ngày 20 tháng 10 năm 2024, khoảng 6.200 học viên Pháp Luân Công đến từ Đài Loan, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Hồng Kông đã có mặt tại nhà thi đấu Hòa Bình ở Đài Bắc để tham gia Hội giao lưu chia sẻ tâm đắc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp tại Đài Loan 2024. (Ảnh: Tống Bích Long/The Epoch Times)
Năm 2015, vì có sự thay đổi về công việc và linh hoạt về thời gian, anh Liêu bắt đầu học thuộc Pháp một cách nghiêm túc và tập trung với cường độ cao. Ban đầu từ vài tháng rồi rút ngắn xuống vài tuần, và cuối cùng là sáu ngày có thể học thuộc một lần. Hiện nay, cứ mỗi sáu ngày, anh học thuộc xong một lượt “Chuyển Pháp Luân”, và đến nay đã thuộc hơn 500 lần. Đồng thời, anh cũng duy trì việc thông đọc, với việc học thuộc và thông đọc này, tổng cộng anh đã học cuốn “Chuyển Pháp Luân” hơn một nghìn lần. Để đạt được tiến độ học thuộc mỗi ngày mà bản thân đề ra, anh thường tận dụng thời gian khi đi xe, đi bộ, làm việc nhà, hay bất cứ lúc nào đầu óc rảnh rỗi để học thuộc.
Anh nhận ra lợi ích của việc liên tục học thuộc Pháp, ở trong không gian khác chẳng phải sẽ hình thành một bộ não phát ra ánh sáng vàng kim sao? Đó thực sự là một “bộ não vàng”. Anh chia sẻ rằng việc kiên trì học và thuộc Pháp là sự đảm bảo căn bản nhất để bước đi thật tốt con đường tu luyện của mình. Trong điện thoại của anh còn có chỗ chuyên lưu trữ tiến độ học thuộc, luyện công và phát chính niệm, anh còn tự yêu cầu khi nào tiến độ bị chậm thì sau đó nhất định sẽ bù lại. Anh nhận ra rằng càng học “Chuyển Pháp Luân” càng không thể dừng lại, càng học lại càng có thêm thu hoạch mới.
Đại Pháp ban cho tôi cuộc đời mới, nỗ lực cứu người để báo đáp ân Sư
Chị Lâm, một học viên ở Đài Đông chia sẻ quá trình tu luyện của mình. Do chồng nghiện rượu nặng, sau khi uống thì thường xuyên gây ồn ào, đập phá đồ đạc, nên cuộc sống hôn nhân hơn 10 năm của chị là những tháng ngày ngập tràn nước mắt. Chị nhớ lại khi mới bắt đầu tu luyện, chồng chị liên tục can nhiễu việc học Pháp và luyện công của chị. Chị đã cố gắng hành xử chiểu theo Pháp lý “Chân, Thiện, Nhẫn” của Pháp Luân Công, cố gắng xem nhẹ những chuyện bất bình, ủy khuất và đau khổ của bản thân. Chị cũng không còn kiểm soát hay ép buộc chồng nữa, chị không còn quá bận tâm đến thói quen và sở thích không tốt của anh mà chỉ khuyến thiện không chấp trước nữa. Theo thời gian, không khí gia đình dần trở nên hài hòa hơn và chồng chị cũng có nhiều thay đổi.
Vào ngày 20 tháng 10 năm 2024, khoảng 6.200 học viên Pháp Luân Công đến từ Đài Loan, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Hồng Kông đã có mặt tại nhà thi đấu Hòa Bình ở Đài Bắc để tham gia Hội giao lưu chia sẻ tâm đắc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp tại Đài Loan 2024. (Ảnh: Tống Bích Long/The Epoch Times)
Chị Lâm chia sẻ rằng khi nhìn lại hành trình tu luyện của mình, chị luôn cảm thấy biết ơn sự từ bi cứu độ của Sư phụ. Để báo đáp ân Sư, chị đã nỗ lực cứu người, thường tham gia gọi điện đến các đơn vị công an, viện kiểm sát, tòa án, tư pháp ở Trung Quốc nhằm vạch trần cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ, ngăn chặn cuộc đàn áp và hỗ trợ cứu những đồng tu đang bị bức hại ở Trung Quốc. Chị nhớ rằng khi mới bắt đầu gọi điện, thường cảm thấy đau bụng và lo lắng rằng mình giảng chân tướng không tốt, sợ nọ sợ kia! Nhưng chỉ cần nghĩ đến việc cứu người, những tâm chấp trước này của chị đã dần dần buông bỏ.
Chị còn may mắn được tham gia vào bộ phim “Sự thức tỉnh của 400 triệu người” do Trung tâm phục vụ thoái Đảng toàn cầu khởi xướng. Sau khi phim tài liệu “Sự thức tỉnh của 400 triệu người” được công chiếu vào đầu tháng 12 năm ngoái, đạo diễn Lý Quân đã có buổi nói chuyện qua video với các học viên ở Đài Đông và chia sẻ rằng bộ phim tài liệu này được quay trong ba năm, phỏng vấn 11 tình nguyện viên làm tam thoái (thoái xuất khỏi các tổ chức đảng, đoàn, đội của ĐCSTQ) đến từ tám quốc gia. Trong đó, người để lại ấn tượng sâu sắc nhất với đạo diễn chính là chị – một tình nguyện viên nữ ở Đài Loan, người có giọng nói nhẹ nhàng đã gọi điện khuyên được hơn 2.000 cảnh sát Trung Quốc thoái xuất. Đạo diễn cảm thấy được sự ôn hòa lương thiện của người Đài Loan, và thấy được sức mạnh của lương thiện từ chị.
Trong họa được phúc – Con trai lớn của học viên mới chân chính bước vào tu luyện Đại Pháp
Anh Trang, một học viên mới ở Cao Hùng chia sẻ rằng, nhờ cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” mà anh đã hiểu ra ý nghĩa chân thực của cuộc đời và những chân lý của vũ trụ. Vào ngày 20 tháng 07, con trai lớn của anh gặp tai nạn nghiêm trọng khi đang tập xe đạp, va chạm mạnh với một xe tải khiến gan bị tổn thương nghiêm trọng và tràn khí màng phổi. Anh vội vàng đến phòng cấp cứu của bệnh viện rồi nắm tay con trai và nói rằng: Con hãy luôn niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo”, và cầu xin Sư phụ giúp đỡ. Con trai anh đáp: “Vâng, con nhất định sẽ vượt qua”.
Sau khi kết thúc ca phẫu thuật kéo dài gần một ngày ở bệnh viện, bác sỹ nói rằng: “Ca phẫu thuật diễn ra thuận lợi, mặc dù gan của bệnh nhân bị tổn thương nghiêm trọng, nhưng khi tiến hành phẫu thuật nút mạch, chỉ có một số ít mạch máu thực sự bị rách, tình huống này rất đặc biệt”. Sau khi rời phòng chăm sóc đặc biệt, con trai anh đã bắt đầu cố gắng học Pháp và sau khi cố gắng chịu đựng cơn đau, cậu cũng bắt đầu luyện công, hồi phục rất nhanh chóng. Ngày hôm sau, bác sỹ đã rút ống dẫn khí, sức khỏe của cậu dường như hồi phục một cách thần kỳ. Bác sỹ nói rằng trong quá trình hồi phục tổn thương gan, có thể sẽ liên tục bị sốt, nhưng con trai anh nói: “Bố ơi, cứ khi nào sốt chỉ cần con học Pháp và luyện công thì cơn sốt lại hạ”. Cứ như vậy chỉ sau hai tuần thật thần kỳ, con trai anh đã xuất viện.
Sau khi xuất viện, con trai anh tiếp tục tu luyện, và chỉ mới hai ngày sau đã có thể bắt đầu tập xe đạp trở lại. Khi đến khám lần nữa, các bác sỹ đều cảm thấy ngạc nhiên trước điều kỳ diệu này. Đồng thời, khi liên hệ với người gây tai nạn và nhận được sự quan tâm của bạn bè, người thân, anh Trang đều nói với họ rằng, xảy ra sự việc như thế này không ai mong muốn, và anh sẽ xử lý sự việc một cách ôn hòa. Anh Trang chia sẻ rằng con trai anh gặp họa mà được phúc và đã chân chính bước vào tu luyện Đại Pháp.
(Theo The Epoch Times)
Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/293201
Ngày đăng: 03-11-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.