Nam tử phải cương cường



Tác giả: Cao Viễn

[ChanhKien.org]

Nam nhi tốt cần có khí chất cương cường (mạnh mẽ, kiên cường). Về điểm này thì mọi người đều tán đồng, không ai thích một người nam mang vẻ nữ tính. Người sống trong văn hóa đảng ở Trung Quốc không biết thế nào là “cương”, là vì bị dục vọng quấn thân, bị dẫn dắt bởi dục vọng, ham muốn, sắc tình, nên không nhận thức được và cũng không còn tin Thiên lý và Thần Phật nữa. Trong đầu toàn là những thứ không tốt đó thì làm sao có được khí chất “cương cường” đây?

Hãy xem những nam minh tinh trên màn ảnh, ai nấy đều mang hình tượng bóng bẩy đẹp trai, nhưng một khi những hành vi đồi bại giấu giếm như mại dâm, ma túy bị phơi bày thì lập tức hình tượng bị sụp đổ, tiếp đến thì các công ty đứng ra quảng bá cho họ cũng vướng vào phiền phức. Vì sao lại có việc ‘trong ngoài khác biệt’ này? Trung Cộngvẫn luôn tuyên truyền ‘vật chất quyết định ý thức’, ‘ý thức phản ánh vật chất’, xã hội ngày càng phát triển, kinh tế ngày càng phát triển, vậy thì lẽ ra con người phải càng văn minh hơn, càng hiểu biết làm người thế nào cho đúng đắn, nhưng vì sao lại trong ngoài khác biệt như vậy? Bề ngoài thì nhân nghĩa đạo đức, sau lưng thì trai trộm cướp gái lăng loàn.

Trong văn hóa truyền thống, vật chất và tinh thần là nhất tính. Con người tuân theo Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín mà làm người tốt, hiểu được Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ, lễ kính Thần Phật, từ tinh thần đến diện mạo đều thể hiện là người hoàn toàn chính trực; lựa chọn làm gì cũng đều kiên định dựa trên Thiên lý, phù hợp với đạo lý, nếu không phù hợp thì cự tuyệt không làm; không những vậy, còn có thể tiếp thu những lời khuyến thiện, chọn người thiện mà theo.

Một hôm, Khổng Tử cảm thán vì không tìm thấy người có khí chất “cương”, có người nói đệ tử Thân Trành của ông là người phù hợp. Khổng Tử nói: “Trành dã dục, yên đắc cương?” (Trành có dục, sao có được cương), ý rằng Thân Trành dục vọng quá nhiều, không phù hợp. Anh hùng dân tộc Lâm Tắc Từ triều Thanh, người đã tham gia tiêu hủy thuốc phiện ở Hổ Môn, có viết một bức câu đối rằng: “Hải nạp bách xuyên, hữu dung nãi đại; Bích lập thiên nhận, vô dục tắc cương.” (Biển thâu nạp trăm sông, nhờ có bao dung mà trở nên vĩ đại; Vách núi dựng cao ngàn trượng, do không có dục vọng mà được vững bền). Qua đó đã nói rõ quan hệ giữa ‘dục vọng’ và ‘cương’.

Con người vì lòng tham và dục vọng mà sống bừa bãi thì không thể hiện được khí chất “cương cường” của người nam tử.

Vào những năm cuối thời Tống, Văn Thiên Tường cùng Lục Tú Phu và Trương Thế Kiệt được phong là “Tống mạt tam kiệt” (ba vị hào kiệt thời mạt Tống). Trong bài thơ “Quá Linh Đinh dương”, Văn Thiên Tường đã thể hiện sâu sắc tình cảm cao thượng của mình khi viết: “Nhân sinh tự cổ thùy vô tử, Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh”. (Dịch nghĩa: Đời người từ xưa ai mà không chết, để lại tấm lòng son soi vào sử sách). Sau khi cuộc kháng chiến chống quân Nguyên thất bại, Văn Thiên Tường bị bắt làm tù binh và bị áp giải tới kinh đô Đại Đô của nhà Nguyên giam cầm ba năm. Nhà Nguyên thường xuyên lấy lợi ích dụ dỗ hoặc lấy uy thế để áp bức ông, nhưng ông vẫn thề chết không hàng. Khi ở trong ngục, Văn Thiên Tường từng nhận được một lá thư từ con gái Liêu Nương, ông được biết vợ và hai cô con gái đều phải làm nô tỳ trong cung, sống cuộc sống như tù nhân. Văn Thiên Tường biết rõ chỉ cần ông đầu hàng thì cả nhà lập tức có thể đoàn tụ. Thế nhưng, ông không muốn vì vợ con mà mất đi khí tiết. Lúc sắp bị hành hình, Văn Thiên Tường càng ung dung không sợ hãi, ông nói với quân lính trong ngục: “Việc của ta đã hoàn thành xong”. Hướng về phương nam bái lạy xong, ông ung dung hy sinh vì đại nghĩa, năm ấy ông 47 tuổi. Vài năm sau, vợ của ông là Oa Dương Thị tìm được thi thể của phu quân, phát hiện sắc mặt của ông giống như của người còn sống. Vào thời nhà Minh, ông được truy tặng tước hiệu “Trung Liệt”.

Nhạc Phi thời Nam Tống được Nhạc mẫu khắc chữ “Tận trung báo quốc” trên lưng. Ông đã dùng sinh mạng của mình để minh chứng cho tấm lòng “Trung” và “Nghĩa” trong văn hóa truyền thống. Ông chú trọng tập hợp sức mạnh của nhân dân để chống quân Kim, bày ra sách lược “liên kết Hà Sóc”, chủ trương kết hợp nghĩa quân chống quân Kim ở phía bắc sông Hoàng Hà và quân Tống để thu hồi đất đai bị xâm chiếm. Khi chỉ huy quân đội, ông thưởng phạt phân minh, kỷ luật nghiêm chỉnh, lại có thể đồng cảm với cấp dưới, lấy bản thân làm gương, thống lĩnh “Nhạc gia quân” được mệnh danh là “có chết vì lạnh cũng không phá nhà dân, có chết vì đói cũng không cướp của dân”. Quân Kim từng than “lay đổ núi còn dễ hơn lay chuyển quân Nhạc gia”, biểu thị sự kính nể từ đáy lòng đối với quân của Nhạc Phi. Khi bị Tần Cối bức hại tàn nhẫn với tội danh “Mạc tu hữu” (chẳng cần có tội), ông đã viết xuống tám chữ lớn “Thiên nhật chiêu chiêu, Thiên nhật chiêu chiêu” (Sáng tỏ như ban ngày). Cuối cùng ông bị sát hại tại đình Phong Ba, năm đó ông 39 tuổi.

“Cương” thể hiện ở việc kiên trì giữ gìn khí tiết, tuân thủ các giá trị quan truyền thống đồng dạng như Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, v.v. đã được thể hiện rõ ra qua Văn Thiên Tường và Nhạc Phi.

Quan đại thần triều Thanh là Phương Quang Thừa, thời trẻ nghèo khổ khốn khó, gặp một người toán mệnh nói với ông rằng: năm nào đó sẽ làm quan, năm nào đó sẽ thăng quan nhậm chức tổng đốc, chỉ đáng tiếc không thể chết an lành. Tuy nhiên, Phương Quang Thừa cũng chẳng để tâm, nghĩ rằng bản thân là con của tội nhân, khó đi theo con đường làm quan. Về sau, khi ông đảm nhận chức tổng đốc Trực Lệ, đã cho mời thầy tướng đến nha môn cầu biện pháp tiêu tai giải nạn. Thầy tướng nói: “Định số khó làm trái, trừ phi ông làm được việc đại thiện, cứu vãn được tính mệnh của ngàn vạn người, thì có lẽ mới có thể cảm động được trời cao”. Phương Quang Thừa tra lục lại hồ sơ, phát hiện vùng Trực Lệ mỗi năm báo cáo lên trên có hơn mấy trăm di dân chết trên đường đi, bèn nghĩ muốn lập cục lưu dưỡng để cứu tế di dân.

Phương Quang Thừa vừa mới định ra chủ ý, sáng sớm hôm sau đã thấy thầy tướng đến chúc mừng: “Đại nhân có ánh sáng lành khắp mặt, nhất định đã làm việc đại công đại đức, không những nhục hình đã bị bãi bỏ, mà con cháu sau này còn vinh hiển. Đại nhân đã làm việc gì mà tích được đức lớn như vậy?” Phương Quang Thừa bèn kể lại cặn kẽ, sau đó dâng tấu thi hành, việc làm của ông đã cứu sống vô số bách tính vùng Trực Lệ. Một niệm thiện của Phương Quang Thừa đã thay đổi vận mệnh “chết không an lành” trong những năm cuối đời của ông. Sau đó phát sinh sự cố quân doanh Thiểm Tây – Cam Túc, tuần phủ hai tỉnh đều bị tử hình, một tướng quân cũng bị xử tử. Theo quân pháp thì Phương Quang Thừa cũng bị liên lụy phải xử tử, nhưng hoàng đế đã đặc biệt hạ chỉ ân xá cho ông.

Cái “cương” của nam nhân thể hiện ở việc kiên trì giữ vững Thiên lý, có thể khống chế vững chắc lòng tham và dục vọng của bản thân, thì sẽ hành sự thuận theo Thiên lý, điều làm được là những việc tích đức hành thiện.

Ở Trung Quốc đại lục ngày nay đã không còn nhìn thấy khí chất cương cường ở nam nhân nữa. Sau khi từng thế hệ người dân Trung Quốc bị Trung Cộng rót đầy văn hóa Đảng, thì người trẻ đã trở nên xa rời văn hóa truyền thống, không còn tin tưởng Thần Phật, không còn truy cầu về mặt tư tưởng tinh thần, con người đều đã bị vật chất hóa. Những điều mà họ theo đuổi đều chỉ là ăn uống vui chơi, sống vì dục vọng, mê đắm bạc tiền, điều mong muốn đều là xe sang, biệt thự, mỹ nữ. Nếu bạn bảo với họ rằng làm như vậy là không đúng, đó là dùng tiền tài bất nghĩa, sẽ khiến cho cuộc sống hạnh phúc không dài lâu, thì họ sẽ chế giễu rằng bạn nói chuyện mê tín. Họ về cơ bản là không còn tin những điều ‘nhân quả báo ứng’. Dục vọng của con người nếu để bành trướng không có ước thúc, thì không thể kết nối với “cương” được nữa.

Học sinh những năm 80 của thế kỷ trước vẫn còn một chút văn hóa truyền thống, còn có mục tiêu học tập. Kỳ thi vào đại học thời đó còn có thể thay đổi vận mệnh của học sinh, thi đỗ đại học có nghĩa là “bát cơm sắt” (sẽ có công việc làm ăn ổn định), người ta ví von kỳ thi vào đại học là “thiên quân vạn mã qua cầu độc mộc”. Ở quê tôi ngày ấy có người thi đỗ Đại học Bắc Kinh, lúc đi học đã mang theo một rương đầy sách, đủ các loại sách cổ kim trong ngoài, lòng ôm chí lớn. Trẻ em ngày nay học thi chỉ vì một công việc lương cao, vì một cuộc sống xa hoa vàng son choáng ngợp; cái gì là khí tiết, cái gì là giữ gìn đức hạnh, kiên trì gìn giữ mấy thứ đó thì có tác dụng gì, lương tâm đáng giá bao tiền, vì tiền mà cái gì cũng dám phạm, việc gì cũng dám làm. Học sinh nam ngày nay còn thoa son môi, bấm lỗ tai, sơn móng tay, v.v., không biết rằng đã rời bỏ cương cường càng lúc càng xa.

Trong nhiều năm Trung Cộng đã hủy hoại văn hóa truyền thống, phá hủy sự thiện lương và chính nghĩa trong lòng người dân, thay vào đó là phóng túng dục vọng và tham niệm của con người. Hiện thực xã hội giả tạo hình thành trong văn hóa Đảng đều đang lôi kéo dục vọng của con người, những thứ như phát tài sau một đêm, tình một đêm,… khiến thân tâm của người dân Trung Quốc không có phút giây yên ổn, thật sự là đang hủy hoại con người! “Vô dục tất cương”, dục vọng và tham niệm của con người nhiều như thế thì làm sao có thể làm được như Văn Thiên Tường, Nhạc Phi, Phương Quang Thừa. Hiện nay ở Trung quốc, khó có thể tìm thấy những nam nhân có chính khí đầy thân, dường như ai cũng đang nghĩ dùng những mánh khóe, khôn vặt, ví dụ như đi cửa sau, lôi kéo quan hệ, quan thương cấu kết, v.v., để sống tạm qua ngày.

Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Công có thể mang đến cho con người một cuộc sống và trạng thái xã hội hoàn toàn mới. Người người đều làm người tốt, bạn làm việc suy xét đến tôi, tôi làm việc gì đều suy xét đến bạn, đều nghĩ xem đối phương có thể chịu nhận được không, trạng thái xã hội lý tưởng như vậy thật tốt biết bao. Tuy nhiên, ma quỷ Trung Cộng không muốn nhìn thấy trạng thái xã hội như vậy, nó muốn người người là kẻ thù, người người ham cường hiếu đấu, vì lợi ích cá nhân mà không từ thủ đoạn, việc gì cũng dám làm. Trung Cộng không chỉ dám bức hại các học viên Pháp Luân Công đang đi trên con đường của Thần, mà còn dám thu hoạch nội tạng của các học viên để kiếm lợi khổng lồ. Trong văn hóa truyền thống, đây là hành vi tội ác tạo nghiệp vô số, hủy diệt sinh mạng.

Trung Cộng chính là muốn dùng giả, ác, đấu để hủy rớt đi cái ‘cương’ của nam nhi, cái ‘nhu’ của nữ nhi, biến họ thành ma quỷ không tin vào Thần Phật, cuồng vọng tự đại, chỉ biết đi theo Trung Cộng làm chuyện xấu.

Lý giải sự thật, minh bạch chân tướng, và đưa ra lựa chọn, là một lựa chọn trọng đại mà người dân Trung Quốc ngày nay phải đối mặt. Không thể trung lập, đây là ranh giới phân chia giữa sự sống và cái chết. Trung Cộng muốn đẩy con người vào vực sâu hủy diệt; chân tướng của Pháp Luân Công đang cứu người từ trong tay Trung Cộng, mang đến cho con người một tương lai tốt đẹp. Muốn hay không muốn tương lai tốt đẹp này, quyền lựa chọn nằm trong tay mỗi người dân Trung Quốc.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/289338



Ngày đăng: 22-08-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.