Ngàn vạn lần không được buông lơi



Tác giả: Thấm Phiêu Thiên Ngoại

[ChanhKien.org]

Thời gian gần đây tôi thấy Minh Huệ Net và Chánh Kiến Net liên tục đăng các bài về những cảnh tượng lúc tối hậu khác nhau mà đồng tu tại tầng sở tại nhìn thấy, đồng thời họ cũng không hẹn mà cùng đề cập đến sự khẩn bách của thời gian và cùng đề cập rằng Sư phụ đã hết lần này đến lần khác kéo dài thời gian kết thúc, tuy rằng Sư phụ cũng từng giảng:

“thời gian tổng thì sẽ không trì hoãn đâu, đó không phải là Sư phụ từ bi hay không từ bi. Kỳ thực tới cuối cùng thì hết thảy những gì được cứu độ, được trùng tổ nếu không phải là [điều] tôi cần hoặc không đạt tiêu chuẩn, thì có làm xong cũng như không, cũng phải bị huỷ. Không thể kéo dài qua thời gian đó, đối với những sinh mệnh không thể được cứu độ, đó cũng là chỉ có thể như thế mà thôi”. (Giảng Pháp vào ngày Kỷ niệm 20 năm truyền Pháp)

Lý giải của bản thân tôi là, Sư phụ đã cấp cơ hội cứu người cho chúng ta hết lần này tới lần khác, kể cả trước kia làm chưa tốt thì Sư phụ cũng không muốn để bất cứ một đệ tử nào trong chúng ta bị rơi rớt xuống nên đã liên tục kéo chúng ta lên. Tôi nghĩ đây cũng là thời gian mà Sư phụ kéo dài hết lần này tới lần khác để cho chúng ta tiếp tục tu luyện cứu người.

Do vậy thời gian bây giờ là rất quý giá và rất eo hẹp, nhưng đôi lúc khi nhân tâm nổi lên, khi bị tâm người thường dẫn động thì thực sự rất khó giữ mình được vững, nhất là bây giờ khi sắp đến ngày nghỉ, thỉnh thoảng tôi vẫn mơ tưởng về những ngày nghỉ của người thường, nào là mua chút đồ ăn ngon, sắm chút gì đó thú vị, có người có thể nghĩ hãy xem như đó là một kỳ nghỉ hai ngày, chúng ta gắng nghỉ ngơi cho tốt nhé! Gần đây tôi cũng có lối suy nghĩ bất hảo này. Vào đêm Giáng sinh một đồng tu đã gửi cho tôi lời chúc “Giáng sinh vui vẻ”, sau một hồi thăm hỏi tôi cũng chúc lại đối phương; lúc đó tôi đang tham gia một hạng mục chứng thực Pháp, sau đó đồng tu lại gửi thêm một tin nhắn nữa: “Tôi đang ăn tối với rất nhiều đồng tu”. Xem xong trong lòng tôi không khỏi cảm thấy có chút cô đơn với một loạt suy nghĩ viển vông về kỳ nghỉ trong đầu, ngày mai là Giáng sinh rồi, có nên đi gặp gỡ các đồng tu không. Tôi đã ở nước ngoài được vài năm và đột nhiên ý thức ra được trong tâm nảy sinh cảm giác cô đơn, mọi thứ là nhắm thẳng vào cái tâm của tôi mà đến. Ngần ấy năm rồi tôi không hề cảm thấy cô độc, công việc chứng thực Pháp khiến tôi cảm thấy mỗi ngày trôi qua đều rất ý vị. Sau đó tôi lập tức khống chế lối suy nghĩ cô đơn của mình lại, mãi đến khi làm xong hạng mục thì trời đã gần sáng. Khi tôi về nhà và bật máy tính lên thấy đồng tu có gửi cho tôi đường link tới trang ShenYun Orchestra; vốn dĩ tôi không muốn xem vì bản giao hưởng này tôi đã xem qua một lần rồi, tôi muốn mau mau đi gọi điện thoại giảng chân tướng nhưng không hiểu thế nào một cách vô thức tôi đã nhấp vào đường link và xem. Tôi xem mãi xem mãi và nước mắt cứ lã chã rơi, cảm thấy bản thân thật có lỗi với chúng sinh, có lỗi với Sư tôn, đến giai đoạn tối hậu rồi mà vẫn còn bao nhiêu tâm chưa buông xuống được; khi ấy đột nhiên tôi nhớ đến đoạn giảng Pháp của Sư phụ:

“Trên thực tế, cuộc sống của đệ tử Đại Pháp và sự tu luyện là tựa như một mắt xích cùng với một mắt xích gắn chặt với nhau; mọi người buông lỏng với tự mình, trên thực tế chính là buông lỏng tu luyện”. (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York [2009])

Sư phụ giảng:

“Thực ra, mọi người hãy nghĩ xem, người tu luyện trong quá khứ —khi phải mất cả một đời mới có thể đi hết con đường— đều không dám lười biếng chểnh mảng [dẫu chỉ] một thời khắc; vậy mà các đệ tử Đại Pháp —[những người] được Đại Pháp cứu độ đến quả vị sinh mệnh— trong tu luyện cũng lại là pháp môn tu luyện tiện lợi nhất, vào thời điểm vinh diệu vĩ đại nhất của tu luyện chứng thực Pháp —thời gian tu luyện mà chỉ trong nháy mắt là trôi qua— lại có thể không tinh tấn hơn?” (Càng về cuối càng tinh tấn, Tinh tấn yếu chỉ III)

Sư phụ giảng:

“Nếu chẳng vì chư vị mà gánh nhận hết thảy [những điều trong] lịch sử, thì chư vị hoàn toàn không có cách nào tu luyện được; nếu chẳng vì chúng sinh nơi vũ trụ mà gánh nhận hết thảy, thì họ sẽ tuân theo lịch sử quá khứ mà giải thể; nếu chẳng vì con người thế gian mà gánh chịu hết thảy, thì họ sẽ không thể có cơ hội [tồn] tại trên thế gian hôm nay”. (Đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Hết thảy mọi thứ đều là do Sư phụ ban cấp cho, từ thời khắc bắt đầu Chính Pháp thì sinh mệnh đã được định lại rồi, không có sự lựa chọn cho chúng ta nữa, hết thảy mọi thứ của sinh mệnh đều đã giao cấp cho Đại Pháp rồi, chúng ta thực sự không còn lựa chọn nào khác. Chỉ cần một chút mơ mộng viển vông về cuộc sống của người thường thì chúng ta sẽ mang lại tổn thất cho chúng sinh. Thực sự là như vậy.

Sư phụ giảng:

“Nếu như nhân loại thật sự xuất hiện việc mà như dự ngôn đã nói, thì tương lai hối hận cũng đã muộn. Không thể [làm việc] có lỗi với chúng sinh, có lỗi với thệ nguyện mà mình lập từ tiền sử. Hơn nữa cuộc bức hại tà ác này còn chưa kết thúc, chúng ta không có bất kể lý do gì để lơi lỏng cả”. (Giảng Pháp tại Manhattan [2006])

Sau đó trong lúc gọi điện thoại giảng chân tướng tôi cảm thấy thân thể mình được bao quanh bởi trường năng lượng từ bi cự đại, nước mắt tôi đã không ngừng tuôn rơi, tôi tự nhủ với chính mình rằng sau này dù gặp phải chuyện gì cũng không thể giải đãi tu luyện nữa.

Thời gian tối hậu càng khiến chúng ta tinh tấn hơn, càng đến tối hậu thì càng ngàn vạn lần không được buông lơi, dù gặp chuyện gì cũng phải ổn định cái tâm tu luyện của mình lại, khẩn trương cứu người, bởi vì:

“Thời khắc một nháy mắt ấy, quý giá nghìn vàng, quý giá vô cùng. Hãy bước đi thật tốt đoạn đường này, đó chính là xuất sắc nhất”. (Giảng Pháp tại Pháp hội Chicago [2005], Giảng Pháp tại các nơi VII)

Trên đây là một chút thể hội của tôi, nếu có điều chi không đúng xin các đồng tu từ bi chỉ chính.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/114913



Ngày đăng: 29-06-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.