Thiển ngộ về “bất động tâm”



Tác giả: Học viên Pháp Luân Đại Pháp

[ChanhKien.org]

Trong kinh văn Gửi các học viên Việt Nam [2018] Sư phụ đã giảng:

“Người tu luyện kiên định, tâm bất động, có thể [ức] chế vạn động”

Lý giải của tôi về câu Pháp này là: Uy lực của Pháp lý “bất động tâm” thật vô cùng to lớn! Pháp lý này có thể giúp làm bình ổn mọi việc cũng như mọi tâm của người tu luyện. Trong tu luyện, chúng ta thường bảo trì một loại trạng thái vô vi, một tâm bất động để đối diện với hết thảy mọi thứ xung quanh. Nếu như chúng ta có thể bảo trì loại phương thức tu luyện như thế vào mọi thời khắc – thì đó nhất định là một trạng thái tu luyện tốt! Lý giải của tôi là tâm bất động, không có nghĩa là không động bất kể tâm nào cả, không động bất kể niệm nào cả. Mà đó là không động các tâm người thường, không động những niệm không nên động.

Tâm là gì? Động niệm tức là có một tâm nào đó rồi, vô tâm mới là tu. Trong sách Pháp Luân Công Sư phụ giảng:

“Đại Đạo là ‘chí giản chí dị’”

Câu nói “bất động tâm” thoạt nghe có vẻ rất đơn giản, nhưng trên thực tế nó đã bao hàm tất cả các tâm mà chúng ta cần tu bỏ và cả hoàn cảnh tu luyện mà chúng ta cần phải đối mặt. “Bất động tâm” có nghĩa là tâm đặt trong Pháp, là cái tâm mà vào mọi thời khắc đều dung nhập vào Pháp. Cuối cùng là hoàn toàn không còn chút chấp trước nào, điều gì cũng có thể buông bỏ, điều gì cũng có thể xem nhẹ, đó mới là “bất động tâm” thực sự! Đến lúc ấy thì chúng ta nhất định là Thần tại giữa chốn nhân gian!

Là một người tu luyện thì đừng khởi bất kể tâm nào, đừng khởi bất kể niệm nào, và chúng ta nên bắt đầu làm việc này trong từng phút từng giây. Nếu bạn kiên trì thường hằng, và có thể làm điều này càng nhiều lần, trong thời gian càng lâu, thì sự thay đổi về tâm tính của bạn sẽ được bộc lộ ra một cách minh hiển dễ thấy, sẽ khiến bản thân vào mọi thời khắc đều ở trong trạng thái tu luyện. Đứng từ góc độ tu luyện mà xét thì: hàm nghĩa thực sự của chữ “Nhẫn” cũng là bảo chúng ta mỗi khi gặp vấn đề thì cần giữ được bất động tâm. Bất động tâm mới là cái Nhẫn thực sự của người tu luyện! Trăm nghìn con sông đều đổ ra biển lớn, mọi phương diện của tu luyện cuối cùng đều hướng về “bất động tâm” và “bất động niệm”.

Nhưng khi nhân tâm khởi lên thì phải làm sao? Phải khống chế chúng! Đừng mãi suy nghĩ xem mình phải làm gì. Hết thảy đều cứ tuỳ kỳ tự nhiên. Tất cả những gì xảy ra xung quanh chúng ta đều có liên quan đến tu luyện, không có việc gì là ngẫu nhiên, chúng ta cần phải đối mặt với chúng! Dùng Pháp lý “bất động tâm” của Đại Pháp mà tu thì sẽ thu được hiệu quả tốt nhất. Đồng thời, chúng ta phải luôn minh bạch rằng: vào bất kể thời khắc nào, trong bất kể tình huống nào thì việc tu luyện vĩnh viễn chiếm vị trí số một. Vì vậy bạn nên thể hiện ra rằng bạn đang đi trên con đường tu luyện vào mọi lúc. Không phải chỉ đơn thuần là hô khẩu hiệu: vạn sự vô cầu, tuỳ duyên là tốt nhất. Sư phụ trong kinh văn Lại một gậy cảnh tỉnh có giảng rằng:

“chư vị từng thời khắc đều đang trên con đường tu luyện”

Tu luyện vào từng thời khắc là như thế nào? Chỉ có dùng Pháp lý “bất động tâm” của Đại Pháp để đối diện mọi việc thì mới có thể làm được như vậy…

Mọi người thử nghĩ xem, ngay cả phương thức tư duy của con người cũng là do các nhân tố vật chất trong không gian con người này cấu thành, đều là những thứ của con người, các bạn buông bỏ như thế nào? Tu như thế nào? Nếu chỉ bàn luận suông thôi thì khẳng định là không thể. Cần phải nghĩ rằng trong mỗi thời khắc bạn đều không bị rơi vào trạng thái tư duy của con người, chỉ có “bất động tâm”. Nếu như tâm ở trong Pháp, thì tu luyện chính là vô xứ bất tại (không chỗ nào là không có), vậy thì những phương thức tư duy của con người có còn khởi tác dụng với bạn được nữa không? Trạng thái “bất động tâm” là đến từ Pháp. Nói thẳng ra, tâm phải luôn đặt trong Pháp, để cho chân ngã làm chủ được cái nhục thân, tiếp theo là không để nhân tâm có bất kì cơ hội nào tiến nhập vào. Từ đó có thể thấy rằng một người tu luyện cần phải nỗ lực để làm được “vô khí khả sinh, vô tâm khả động” (không có gì để tức giận, không có tâm nào để động) thì mới đạt.

Đây chính là:

Đại Đạo chí giản hựu chí dịch,

Căn cơ ngộ tính thái quan kiện!

Tu luyện Pháp lý thiên thiên vạn,

Chỉ vi Đại Pháp tố phô điếm.

Bất động tâm lai bất động niệm,

Sái sái thoát thoát bả gia hoàn.

Diễn nghĩa:

Đại Đạo chí giản lại chí dị,

Căn cơ và ngộ tính thật rất quan trọng!

Pháp lý trong tu luyện có ngàn ngàn vạn,

Chỉ là để trải đường cho Đại Pháp.

Bất động tâm rồi không động niệm,

Thanh thoát ung dung quay về nhà.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/279383



Ngày đăng: 04-08-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.